Hoạt động ngoại hối
3. Nghiệp vụ quản lý ngoại hối
3.2. Quản lý hoạt động ngoại hối
Quản lý hoạt động
ngoại hối
Hoạt động ngoại hối
Tổ chức và quản ý hoạt động
thị trường hối đoái
Xác định cơ chế và công bố tỷ giá
Biện pháp điều chỉnh
tỷ giá
Quản lý trạng thái ngoại hối của NHTM
3.2.1. Hoạt động ngoại hối
Quản lý các giao dịch vãng lai
Thanh toán XNK: mọi giao dịch của người cư trú phải thông qua ngân hàng
Chuyển tiền một chiều:
Người cư trú được nhận ngoại tệ từ nước ngoài phù hợp với quy định
Người cư trú được mua ngoại tệ ra nước ngoài phù hợp với mục đích hợp pháp
Ngoại tệ là tiền mặt, vàng, v.v…: người cư trú, người không cư trú mang ngoại tệ, vàng khi xuất nhập cảnh phải khai báo và xuất trình giấy phép theo quy định của NHNN
3.2.1. Hoạt động ngoại hối
Quản lý các giao dịch về vốn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: gián tiếp hay trực tiếp đều phải thực hiện qua ngân hàng
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: các đối tượng người cư trú đều được đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Chính phủ hoặc NHNN. Nếu là tổ chức kinh tế thì phải mở tài khoản bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép và đăng ký với NHNN, mọi luồng ngoại tệ ra, vào đều phải thực hiện thông qua tài khoản này
Các khoản vay và trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật
Quản lý các hoạt động ngoại hối khác
Người cư trú định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đến định cư ở Việt Nam thì việc chuyển ngoại tệ vào hoặc ra là được phép nhưng theo quy định của Chính phủ
Quản lý việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam
giống như các nước khác, Việt Nam quy định trong các giao dịch quốc nội (thanh toán, quảng cáo, v.v…) không được thực hiện bằng ngoại tệ
Việc mở tài khoản bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép để giao dịch vãng lai, giao dịch vốn như trên là hoàn toàn được phép
3.2.2. Tổ chức và quản lý hoạt động của thị trường hối đoái
Thị trường hối đoái là thị trường để mua, bán các loại ngoại tệ, phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ và các loại ngoại hối khác
Đặc điểm:
Không tồn tại trong một không gian cụ thể
Hoạt động liên tục, sôi động và có tính quốc tế cao
Mua, bán các ngoại tệ tự do chuyển đổi
Phân loại
Theo tính chất thị trường: thị trường hối đoai chính thức, không chính thức
Theo nội dung giao dịch: thị trường giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn, giao sau, hoán đổi
Theo phạm vi hoạt động: thị trường nội địa, quốc tế
3.2.2. Tổ chức và quản lý hoạt động của thị trường hối đoái
Thành viên tham gia
Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp, người môi giới
Nghiệp vụ giao dịch
Nghiệp vụ giao dịch giao ngay
Nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn
Nghiệp vụ giao dịch tương lai
Nghiệp vụ giao dịch hoán đổi
Nghiệp vụ giao dịch quyền chọn
3.2.3. Xác định cơ chế và công bố tỷ giá
Cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái
Cơ chế cố định tỷ giá: NHTƯ công bố tỷ giá chính thức, giữ nguyên hoặc không cho tỷ giá biến động quá một biên độ nhất định trong một thời gian dài
Cơ chế tỷ giá thả nổi: NHTƯ không dùng một biện pháp gì để cố định (ổn định) tỷ giá, mà để cho tỷ giá tăng lên hay giảm xuống một cách tự do.
Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý: NHTƯ để cho tỷ giá thị trường biến động theo quan hệ cung, cầu nhưng khi tỷ giá tăng lên quá cao hoặc giảm xuống quá thấp thì NHTƯ sẽ can thiệp
Cơ chế tỷ giá linh hoạt: pha trộn giữa cố định, thả nổi và quản lý - tuỳ từng điều kiện cụ thể mà chủ động điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt.
3.2.3. Xác định cơ chế và công bố tỷ giá
Công bố tỷ giá
Công bố theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp
Việt Nam:
công bố trực tiếp 1 USD = 20.091 VND
NHNN công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, công bố biên độ dao động mà NHTM, các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ
Tỷ giá mua (thấp nhất) = tỷ giá b/q × (1 – biên độ quy định)
Tỷ giá bán (cao nhất) = tỷ giá b/q × (1 + biên độ quy định)
3.2.4. Biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Điều chỉnh lãi suất chiết khấu
Can thiệp trực tiếp vào thị trường
ngoại tệ
Nâng giá tiền tệ Phá giá tiền tệ
BIỆN PHÁP
3.2.5. Quản lý trạng thái ngoại hối của các NHTM
NHTƯ quy định giới hạn trạng thái ngoại hối, định kỳ báo cáo trạng thái ngoại hối
Trạng thái ngoại hối = Tài sản có ngoại tệ (A) – Tài sản nợ ngoại tệ (B)
A > B: trạng thái ngoại hối dương
A < B: trạng thái ngoại hối âm
Giới hạn trạng thái ngoại hối = Trạng thái ngoại hối (âm hoặc dương)/ Vốn tự có của NHTM ≤ Tỷ lệ quy định
Việt Nam:
không quá 30% đối với tổng trạng thái dương hoặc âm cao nhất (đối với tất cả các loại ngoại tệ), không quá 15% đối với trạng thái ngoại hối là USD
Xác định trạng thái ngoại hối phải quy đổi ngoại tệ ra VND theo tỷ giá bình quân thị trường ngoại tệ liên ngân hàng