Lắp đặt và chôn lấp thiết bị hợp khối cho trung tâm y tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới aao trong xử lý nước thải ngành y tế (Trang 66 - 72)

Y TẾ – TRUNG TÂM TẾ TP HỒ CHÍ MINH

3.1.3.2. Lắp đặt và chôn lấp thiết bị hợp khối cho trung tâm y tế

Cho công nhân đào thủ công thăm địa chất vị trí thi công diện tích 3.4m x 1.8m để kiểm tra địa chất nền đất vị trí xây dựng và dò tìm các chƣớng ngại vật hoặc loại đƣờng ống chôn ngầm, công trình ngầm.

Sau khi đào thăm dò lớp trên của vị trí xây dựng và kiểm tra các công trình ngầm và đầu nối tại công trình ngầm, tiếp tục đào đất hố móng thi công kích thƣớc 3.4m x 1.8m và sâu 0.8m so với cos +0,00.

b. Đổ bê tông thành bể đặt thiết bị

Sau khi đào thăm dò đến cao độ cần thiết thì tiến hành lắp dựng coppha, cốt thép và tiến hành đổ bê tông thành bể đặt thiết bị. Coppha là loại gỗ dán (gỗ ván ép) và các loại bulong, tăng đơ…

c. Đào đất hạ bể đặt thiết bị

- Sau khi tháo ván khuôn bể đặt thiết bị, sẽ tiến hành đào đất trong bể để hạ bể. Trƣớc khi đào đất cần chất tải (sử dụng các bao cát) lên mặt trên thành bể và trên thành bể đặt nivo để theo dõi sự thanh bằng và tụt đều dần của bể.

- Khi đào đất để hạ bể cần phải đào theo từng lớp đào sâu khoảng 20cm và cách thành bể khoảng 15cm đến 20cm. Sau đó mới tiến hành đào khoét đất đến sát thành bể và cứ đào từng lớp nhƣ vậy đến khi đạt đến cao độ thiết kế thì dừng lại.

Làm phẳng đáy bệ đặt thiết bị và đầm chặt nền đất đáy bệ đặt thiết bị, sau đó lót một lớp đá 1x2 đầm chặt dày 200mm lên đáy và tiến hành lắp dựng cốt thép và đổ bê tông bệ đặt thiết bị.

e. Hạ bể đặt thiết bị

Bể đặt thiết bị đƣợc hạ dần một cách đều đặn trong quá trình đào đất trong bể đến cao độ thiết kế thì dừng lại.

Hình 3.14. Hệ thống xử lý nƣớc thải sau khi lắp đặt

f. Chống thấm hoàn thiện bể

Sau khi đổ xong bệ đặt thiết bị thì tiến hành chống thấm cho bể đặt thiết bị và bệ đặt thiết bị bằng cách quét hoặc phun một lớp chống thấm penetron.

Sau khi cẩu bồn xử lý nƣớc thải đặt vào bể đặt thiết bị và tiến hành lắp đặt đấu nối hệ thống đƣờng ống công nghệ, cấp điện, cấp khí và đƣờng thoát nƣớc sau xử lý.

Hình 3.15. Vị trí ống thông hơi

h. Lấp cát, hoàn trả mặt bằng

Sau khi hoàn tất xong các công việc trên thì tiến hành cho san lấp cát, và hoàn thành các công việc hoàn trả mặt bằng theo thiết kế, dọn dẹp vệ sinh cho công trình xây dựng.

ống thông hơi

Hình 3.16. Chôn lấp hệ thống xử lý nƣớc thải

i. Xác nhận trước khi vận hành

Xác nhận xem từ vị trí nối giữa các đƣờng ống có bị rò rỉ không khí hay không, xem có xảy ra rung lắc thiết bị xử lý do một số đƣờng ống lắp không hợp lý và âm thanh khi vận hành có bất thƣờng gì không.

Vận hành thử: Thực hành vận hành thử theo các bƣớc sau:

+ Xác nhận nƣớc có đƣợc hút đến các vị trí mực nƣớc của thiết bị cố định. Mực nƣớc là mức vị trí nƣớc tràn ra từ cửa tràn trên thiết bị lắng.

+ Cấp nguồn điện cho máy sục khí, xác nhận xem hệ thống có tiếng ồn bất thƣờng, rung động không, hoặc có vận hành ở trạng thái bình thƣờng hay không.

+ Trƣờng hợp mà cần phải sử dụng ngay thiết bị xử lý nƣớc thải thì lấy hóa chất khử trùng ra từ những túi đựng hóa chất khử trùng, điều chỉnh ngay ống dẫn hóa chất khử trùng. Điều chỉnh ống dẫn hóa chất khử trùng sao cho cửa mở chừng một nửa.

Hình 3.17. Mặt bằng sau khi bàn giao hệ thống XLNT

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới aao trong xử lý nước thải ngành y tế (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)