Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu - Nhạc cụ thể hiện giai điệu

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ÂM NHẠC LỚP 5 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU SOẠN CHUẨN THEO CÔNG VĂN 2345 ĐỦ 35 TIẾT (Trang 139 - 142)

- Nghe nhạc: Hạt gạo làng ta

I. Yêu cầu cần đạt 1. Năng lực âm nhạc

- Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát.

- Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng ri-coóc-đơ hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định. Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.

- Biết lắng nghe bài Hạt gạo làng ta. Nêu được tên bài, tác giả, cảm nhận về tính chất âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát Hạt gạo làng ta kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

2. Năng lực chung

- Biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác.

- Biết phối hợp, lắng nghe và chia sẻ cùng bạn khi làm việc nhóm.

- Chủ động tham gia các hoạt động trong lớp.

3. Phẩm chất

- Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.

- Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

- Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

II. Đồ dùng dạy - học 1. Giáo viên:

- Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh…

- Đàn phím điện tử, ri-coóc-đơ và kèn phím.

- Nhạc cụ cơ bản như: Traiengô, tempơrin, thanh phách, song loan, trống con.

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. Sáo ri-coóc-đơ và kèn phím.

- Nhạc cụ cơ bản như: Traiengô, tempơrin, thanh phách, song loan, trống con.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (2’)

- GV mở file âm thanh một số nhạc cụ cho HS nghe.

- GV giao hiệm vụ: Em đoán xem là âm thanh

- HS chú ý lắng nghe và phỏng đoán tên nhạc cụ được nghe.

- HS thực hiện chia sẻ nhiệm vụ

nhạc cụ giai điệu?

2. Khám phá (5’)

- Nhạc cụ thể hiện tiết tấu - GV hướng dẫn cả lớp luyện tập tiết tấu thứ nhất bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể.

- GV gõ tiết tấu thứ hai, hoà tấu cùng HS.

- HS phối hợp cùng bạn thực hiện theo hướng dẫn

- Lần 1 vỗ tay Lần 2 sử dụng nhạc cụ gõ tiết tấu

3. Luyện tập, thực hành (20’)

- Nhạc cụ thể hiện giai điệu-nhạc cụ tiết tấu.

- GV chia nhóm và YCHS thảo luận ghi tên các nốt nhạc vào sổ học tập.

- YC các nhóm trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS nhận xét bạn/ nhóm bạn sau hoạt động.

- GV hướng dẫn HS luyện tập

- Các nhóm thảo luận, viết kết quả và trình bày trước lớp.

- Các nhóm trình bày trước lớp.

- HS nhận xét bạn.

- HS thực hành theo hướng dẫn.

- Bước 1: GV làm mẫu nhạc cụ thể hiện giai điệu.

- Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc hoặc hát giai điệu.

- Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập:

+ Tập bấm nốt Son, La, Si, Đô, Rê (chưa thổi).

+ Tập bấm và thổi nốt Son, La, Si, Đô, Rê.

+ Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay, nghe và lặp lại, theo kí hiệu ghi nhạc).

- Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập:

+ Tập bấm nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son (chưa thổi).

+ Tập bấm và thổi nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son.

+ Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay, nghe và lặp lại, theo kí hiệu ghi nhạc).

– Bước 4: HS thể hiện giai điệu cùng nhạc đệm

Nghe nhạc: Hạt gạo làng ta (6’)

- GV mở file nhạc mp3 cho HS nghe 1 đoạn.

- GV giới thiệu: Bài hát Hạt gạo làng ta nhạc Trần Viết Bình, lời thơ Trần Đăng Khoa.

- GV mở file nhạc mp4 cho HS nghe lần thứ nhất sau đó GV giao nhiệm vụ các em có cảm nhận gì về bài hát qua một số gợi ý như:

+ Nội dung bài hát nói về điều gì? Nhịp độ bài hát nhanh hay chậm? Bài hát mang lại cho em những cảm xúc gì? Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng?

+ Bài hát vui tươi hay nhịp nhàng, tha thiết?

Người hát là trẻ em hay người lớn? Giọng hát là nam hay nữ? Hình thức hát là đơn ca hay tốp ca?

- GV cho HS nghe nhạc lần thứ hai, GV hướng dẫn các em nghe nhạc kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu (có thể gõ đệm theo các kiểu nhịp - phách- tiết tấu)

- GV đàn và hát lại 1 câu khoảng 2 - 3 lần yêu cầu HS nhận biết và nhớ được để hát lại câu

- HS chú ý nghe cảm nhận và phỏng đoán tên bài

- HS nghe, ghi nhớ,

- HS nghe, cảm nhận và vận động nhịp nhàng

- HS chia sẻ.ND nói lên những nỗi vất vả của người lớn và sự chăm chỉ của các bạn thiếu nhi để làm ra lúa gạo….

- Bài hát nhanh vui tươi, nhịp nhàng. Người hát là trẻ em. Giọng hát là nữ. Hình thức hát là đơn ca.

- HS nghe nhạc kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

- 1-2 HS thực hiện hát

- GV có thể thực hiện câu hát khác.

4. Vận dụng, trải nghiệm (2’).

- GV cần nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực, chơi nhạc cụ tốt, tập trung nghe nhạc.

- HS tiếp tục trải nghiệm tại gia đình cùng người than.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy………

……….

……….

**********************************************************

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ÂM NHẠC LỚP 5 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU SOẠN CHUẨN THEO CÔNG VĂN 2345 ĐỦ 35 TIẾT (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w