CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. THANG ĐO NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Thang đo nghiên cứu chính thức được xây dựng dựa trên thang đo của các nghiên trước như được trình bày trong phần cơ sở lý thuyết và được bổ sung hiệu chỉnh lại cho phù hợp. Một số hiệu chỉnh sau được thực hiện:
1) Nội dung chương trình đào tạo được bổ sung hai biến quan sát đo lường là cấu trúc chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học viên và nội dung chương trình có chú trọng tới phần thực hành.
2) Sử dụng “Người huấn luyện/ người hướng dẫn” thay cho “giảng viên” trong thang đo nghiên cứu của Merican (2009) cho phù hợp với đào tạo trong doanh nghiệp.
3) Bổ sung biến quan sát “Người quản lý động viên, hỗ trợ tôi phát triển con đường nghề nghiệp của mình” để đo lường cho khái niệm phát triển nhân viên.
4) Bổ sung hai biến quan sát đo về hiệu quả làm việc của nhóm và tinh thần làm việc nhóm trong đo lường hiệu quả công việc của nhân viên.
Vậy thang đo chính thức cho các khái niệm nghiên cứu trong bài được trình bày như bên dưới.
3.3.1. Thang đo Đào tạo và phát triển
Thang đo Đào tạo & phát triển gồm có 5 thành phần chính, bao gồm môi trường học tập, nội dung thiết kế chương trình, người huấn luyện/người hướng dẫn, tiện ích chức năng, và phát triển nhân viên. Với 4 yếu tố đầu được xây dựng chủ yếu dựa trên thang đo chất lượng đào tạo của Merican et al (2009), và Nguyễn & Trần (2012). Sau nghiên cứu sơ bộ ở trên thang đo đã được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu của bài. Riêng thành phần thứ 5 của thang đo Đào tạo và
phát triển, được bổ sung dựa trên các nghiên cứu của Tseng (2010), Collins &
Smith (2006) và Noe (2010). Thang đo gốc được cung cấp trong phần Phụ lục 6
Bảng 3.2 Thang đo môi trường học tập
Tên thành phần
Ký
hiệu Nội dung Nguồn
Môi trường học tập
MTR01
Tôi nhận được sự trợ giúp nhiệt tình của những người hỗ trợ chương trình (phòng nhân sự, quản lý...)
Merican và cộng sự (2009)
MTR02
Tôi được thông thông báo kịp thời các thông tin có liên quan (lịch đăng ký, thời gian đào tạo, người huấn luyện...) Nguyễn &
Trần (2013) MTR03
Tôi nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ những học viên, đồng nghiệp khác.
Nguyễn &
Trần (2013)
MTR04
Tôi cảm thấy mình là một phần của lớp học, của nhóm làm việc.
Merican và cộng sự (2009)
Bảng 3.3 Thang đo nội dung, thiết kế của chương trình
Tên thành phần
Ký
hiệu Nội dung Nguồn
Nội dung
và thiết kế của chương
trình
NOD05
Chương trình đào tạo được thiết kế đa dạng, linh hoạt dựa trên kinh nghiệm và nhu cầu của nhân viên.
Merican và cộng sự (2009) NOD06
Cấu trúc chương trình đào tạo phù hợp với
trình độ học viên. NC định tính
NOD07
Nội dung đào tạo thú vị đã kích thích sự nhiệt tình của tôi với việc học.
Merican và cộng sự (2009)
NOD08
Nội dung đào tạo gắn với công việc thực tế của tôi.
Merican và cộng sự (2009) NOD09
Nội dung đào tạo được cập nhật những kiến
thức mới. Nguyễn
(2007) NOD10
Chương trình đào tạo có chú trọng tới phần
thực hành. NC định tính
Bảng 3.4 Thang đo chất lượng người huấn luyện/ người hướng dẫn
Tên thành phần
Ký
hiệu Nội dung Nguồn
Người hướng dẫn /Người
huấn luyện
NHL11
Người huấn luyện cung cấp đầy đủ thông tin về môn học (mục tiêu, tài liệu tham khảo, đánh giá, yêu cầu môn học..)
Merican và cộng sự (2009)
NHL12
Người huấn luyện có thể giải thích và trả lời những câu hỏi của tôi rõ ràng và toàn diện
Merican và cộng sự (2009)
NHL13 Người huấn luyện có kỹ năng sư phạm tốt.
Merican và cộng sự (2009)
NHL14 Người huấn luyện có nhiều kinh nghiệm thực tế
Fallow &
Steven (2000)
NHL15
Người huấn luyện nhiệt tình chỉ dạy nên đã thúc đẩy tôi cố gắng.
Merican và cộng sự (2009), Nguyễn (2004)
Bảng 3.5 Thang đo tiện ích chức năng
Tên thành phần
Ký
hiệu Nội dung Nguồn
Tiện ích chức năng
TIE16
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào
tạo được chuẩn bị sẵn. Nguyễn &
Trần (2013)
TIE17
Những tài liệu được giới thiệu trong chương trình (như bài giảng, các tài liệu hỗ trợ, các trang web...) trực quan và hữu ích cho việc học tập của tôi.
Merican và cộng sự (2009)
TIE18
Hệ thống thông tin như website, thư viện điện tử, e-learning ...) giúp tôi nhiều trong việc học tập, tìm hiểu kiến thức.
Nguyễn &
Trần (2013)
Bảng 3.6 Thang đo phát triển nhân viên
Tên thành phần
Ký
hiệu Nội dung Nguồn
Phát triển nhân viên
PTR19
Công ty tạo điều kiện cho tôi tham gia những khóa đào tạo nâng cao, mở rộng kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý Noe (2010) PTR20
Công ty luân chuyển công việc để gia tăng kỹ năng của nhân viên.
Collins &
Smith (2006) PTR21
Công việc hiện tại không giúp tôi phát triển sự nghiệp của mình (thang đo ngược)
Tseng (2010)
PTR22
Những tiêu chí đánh giá năng lực (PAS) giúp tôi định hướng được mục tiêu cho việc phát triển nghề nghiệp của mình
Collins &
Smith (2006) PTR23
Người quản lý động viên, hỗ trợ tôi phát triển con đường nghề nghiệp của mình. NC định tính PTR24 Tôi hài lòng với cơ hội thăng tiến của mình
Tseng (2010)
3.3.2. Thang đo thành quả đào tạo
Thang đo thành quả đào tạo được xây dựng dựa trên thang đo thành quả đào tạo của Nehari và Bender (1987) và Kirkpatrick (1994). Thang đo thành quả đào tạo gồm có 8 biến đo lường. Để đo thành quả đào tạo thì cần đo 4 thành tố là giá trị khóa học đối với người học, kiến thức học được từ khóa học, liên quan tới giá trị cá nhân, thay đổi hành vi. Sự thay đổi hành vi được thể hiện ngay trong khóa đào tạo, thông qua những bài kiểm tra lý thuyết và thực hành.
Bảng 3.7 Thang đo thành quả học tập
Tên thành phần
Ký
hiệu Nội dung Nguồn
Thành quả học
tập THQ25
Tham gia chương trình đào tạo này là một trải nghiệm học tập hữu ích đối với tôi.
Nehari và Bender (1987)
THQ26
Tôi không hứng thú với khóa đào tạo này (thang đo ngược)
Nehari và Bender (1987)
THQ27
Khóa đào tạo này giúp tôi nắm được những kiến thức cơ bản quan trọng.
Nehari và Bender (1987)
THQ28
Bây giờ tôi có thể nhớ và tổng hợp rõ ràng hơn về các vấn đề được trình bày trong khóa đào tạo.
Nehari và Bender (1987)
THQ29
Khóa đào tạo này không ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân của tôi. (thang đo ngược)
Nehari và Bender (1987)
THQ30
Thông qua khóa đào tạo này giúp tôi tự tin hơn về kiến thức của mình.
Nehari và Bender (1987)
THQ31
Tôi đã nỗ lực và cố gắng học hỏi nhiều hơn trong khóa đào tạo này so với các khóa đào tạo trước đây.
Nehari và Bender (1987) THQ32
Trong khóa đào tạo, hầu hết các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành của tôi đều tốt.
Kirkpatrick (1994)
3.3.3. Thang đo hài lòng công việc
Thang đo hài lòng công việc được sử dụng trong bài, dựa trên thang đo của
Camp và cộng sự (1993) và Nazeer và cộng sự (2014). Cả hai tác giả này đều đo lường sự hài lòng của nhân viên dựa trên những cảm nhận chung về công việc, về công ty. Thang đo sự hài lòng trong bài gồm 4 biến quan sát.
Bảng 3.8 Thang đo hài lòng công việc
Tên thành phần
Ký
hiệu Nội dung Nguồn
Hài lòng công việc
HAL33 Công việc hiện tại phù hợp với tôi.
Camp và cộng sự (1993)
HAL34 Tôi thích thú với công việc hiện tại của mình.
Nazeer và cộng sự (2014)
HAL35
Nếu có cơ hội, tôi sẽ xin chuyển sang dự án khác của công ty. (thang đo ngược)
Camp và cộng sự (1993)
HAL36
Nói chung, tôi hài lòng về công việc của mình tại công ty.
Nazeer và cộng sự (2014)
3.3.4. Thang đo hiệu quả công việc của nhân viên
Thang đo hiệu quả công việc của nhân viên sử dụng thang đo hiệu quả công việc từ nghiên cứu của Nguyễn (2015), trích dẫn từ nghiên cứu của Van Heidjen và
Nijhof, (2004); Rego & Cunha, (2008). Thang đo hiệu quả công việc gồm có 6 biến đo lường, trong đó có 2 biến được bổ sung từ nghiên cứu định tính.
Bảng 3.9 Thang đo hiệu quả công việc
Tên thành phần
Ký
hiệu Nội dung Nguồn
Hiệu quả công việc
HIQ37
Tôi tin rằng tôi là một nhân viên làm việc hiệu quả
Nguyễn (2015) HIQ38
Tôi luôn hài lòng với chất lượng công việc mà tôi đã làm
Nguyễn (2015) HIQ39
Cấp trên luôn tin rằng tôi là một người làm việc
hiệu quả Nguyễn
(2015) HIQ40
Đồng nghiệp luôn đánh giá tôi là người làm
việc hiệu quả Nguyễn
(2015) HIQ41
Nhìn chung, nhóm dự án của tôi làm việc hiệu quả, đạt chất lượng công việc tốt. NC định tính HIQ42
Tôi được đồng nghiệp đánh giá là có tinh thần
làm việc nhóm tốt. NC định tính