Độ chính xác trắc địa cần thiết trong xây dựng theo ISO

Một phần của tài liệu Đo Đạc công trình (Trang 29 - 34)

Chương 1. CÁC HỆ TỌA ĐỘ TRẮC ĐỊA

2.2. Độ chính xác trắc địa cần thiết trong xây dựng theo ISO

Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đề nghị đưa ra những công thức chuẩn sau đây để tính độ chính xác của công tác trắc địa trong xây dựng.

30 1/. Độ chính xác bố trí khoảng cách giữa hai điểm thuộc công trình xây dựng tính theo công thức:

1

m k L(mm)

 2,5 (2.1)

Trong đó:

L- khoảng cách, tính bằng mét;

k- hệ số, phụ thuộc phương pháp thi công; (k = 2: thi công đúc đổ tại chỗ, k = 1: thi công lắp ghép);

2/. Đối với những khoảng cách ngắn hơn 5m thì độ chính xác bố trí theo công thức:

m2 = 0,8k (mm) (2.2)

Trong đó:

k- hệ số, như ở công thức (1). Khi thi công đúc đổ tại chỗ k = 2. Khi thi công lắp ghép k = 1.

3/. Độ chính xác bố trí góc được tính theo công thức:

cc 0, 03.k

W   L (2.3)

Trong đó:

k- hệ số phụ thuộc phương pháp thi công; k = 2 với thi công đúc đổ tại chỗ;

k = 1 với thi công lắp ghép.

L- chiều dài cạnh ngắn nhất kẹp góc, tính bằng mét;

Wcc- độ chính xác bố trí góc cần thiết, đơn vị tính là grat, phải tính và lấy đến bốn chữ số đằng sau dấu phẩy.

Độ chính xác bố trí góc cần thiết tính theo đơn vị giây là:

0, 03.k

m 3240

   L  (2.4)

Trong đó:

k = 2 với thi công đổ tại chỗ (k = 1 với thi công lắp ghép);

L- chiều dài cạnh kẹp góc ngắn nhất, tính bằng mét;

m- độ chính xác bố trí góc cần thiết, tính bằng giây.

4/. Độ chính xác truyền trục theo phương thẳng đứng tính theo công thức:

m3  0,8 L(mm) (2.5)

Trong đó: L- chiều cao truyền trục, tính bằng mét.

31 5/. Vị trí tương đối của các điểm thuộc mạng lưới khống chế độ cao phải được xác định với độ chính xác là:

mH = 1,2 (mm) (2.6)

6/. Độ chính xác bố trí cao độ của các điểm công trình so với điểm khống chế cao độ là:

m'H = 2mm (với công trình đổ toàn khối) (2.7) m'H = 0,8mm (với công trình lắp ghép) (2.8)

Từ những độ chính xác cần thiết sẽ xác định được dung sai trắc địa trong xây dựng theo công thức:

 = 2.2,5mi = 5mi (2.9).

2.3.Tham khảo qui phạm của liên bang Nga.

Có thể tham khảo CHP 111 -2-75 của Liên bang Nga được ghi trong bảng (2.1)

Bảng (2.1)

Câp Chính xác

Đặc điểm của công trình và kết cấu Đo góc Đo dài và

chiếu đứng

Đo cao (mm)

1 -Kết cấu thep có các bề mặt tiếp xúc đã

được phay -Kết cấu bê tong cốt thép đúc sẵn được lắp ghép tự định vị ở các nút.

10” 1/15 000 1

2 -Nhà cao hơn 16 tầng

-Khẩu độ rộng hơn 36 met -Công trình cao hơn 60 met

10” 1/10 000 2

3 -Nhà cao từ 5 đến 16 tầng ,

-Khẩu độ nhà rộng từ 6 đến 36 met, -Công trình cao từ 15 đến 60 met , -Các kết cấu bê tong cốt thép lắp ghép , Kết cấu thép có liên kết đinh ốc và hàn.

-Các kết cấu bê tong cốt thép liền khối thanh mỏng và không gian

20” 1/5 000 2

4 -Nhà cao dưới 5 tầng ,

-Khẩu độ nhà dưới 6 met , -Công trình cao dưới 15 met, -Các kết cấu bê tong cốt thép liền khối trong ván khuôn luân lưu và cố định

30” 1/3 000 5

32 -Kết cấu bê tong khối , kết cấu gạch , -Kết cấu gỗ .

5 Các công trình bằng đất 45” 1/1 000 10

2.4 Tính độ chính xác trắc địa cần thiết từ dung sai xây dựng .

Độ chính xác cần thiết của công tác bố trí trắc địa có thể được tính từ các qui phạm xây dựng như sau :

1/Một mặt trong xây dựng tồn tại quan hệ

 = 2.δ = 2.t.m (2.10)

Trong đó:

Δ là dung sai xây dựng.

δ độ lệch xây dựng .(sai số giới hạn , sai số cho phép ).

m là sai số trung phương xây dựng.

t là hệ số tin cậy.

Từ đó rút ra :

δ Δ

m = --- = --- (2.11)

t 2.t 2/ Mặt khác ,trong xây dựng cũng tồn tại quan hệ

m2 = mtđ2 + mtc2 + mbd2 (2.12)

Trong đó : m là sai số tổng toàn phần xây dựng . mtđ là là sai số trung phương do trắc địa gây ra .(sai số thành phần trắc địa) mtc là là sai số trung phương do thi công gây ra .(sai số thành phần thi công) mbd là là sai số trung phương do biến dạng gây ra .(sai số thành phần biến dạng) Khi coi các nguồn sai số thành phần như nhau , sẽ tính được :

m

mtđ = --- (2.13)

√3 3/Thế (1.12) vào (1.13) sẽ được:

m δ Δ mtđ = --- = --- = --- (2.14)

√3 t. √3 2t.√3 Trong đó :

mtđ là sai số thành phần trắc địa .

33 m là sai số trung phương xây dựng . δ độ lệch xây dựng (sai số giới hạn , sai số cho phép ).

Δ là dung sai xây dựng (cho biết trong các qui phạm xây dựng).

t là hệ số tin cậy : Nếu xác suất p= 0,954 thì t=2 Nếu xác suất p= 0,988 thì t=2,5.

Nếu xác suất p= 0,997 thì t=3.

Một phần của tài liệu Đo Đạc công trình (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)