Truyền trục lên tầng cao bằng máy kinh vĩ

Một phần của tài liệu Đo Đạc công trình (Trang 49 - 53)

Chương 4:TRUYỀN TRỤC LÊN TẦNG CAO

4.1. Truyền trục lên tầng cao bằng máy kinh vĩ

Hiện nay trên các công trường xây dựng của nước ta phương pháp truyền trục lên cao bằng máy kinh vĩ đang được áp dụng nhiều.

Hình 4.1.

Giả sử mặt bằng ngôi nhà được xây dựng có dạng hình chữ nhật với các trục cơ bản là A-A, E- E, 1-1, 11-11 (hình 4.1.) đã được cố định trên mặt bằng gốc (đỉnh móng) bằng cách khắc dấu sơn.

Sau đó khi đổ xong được sàn thứ i nào đó, người ta phải truyền hệ thống trục cơ bản này từ mặt bằng gốc lên mặt sàn tầng ấy. Những điểm đặc trưng này thường được chọn là những điểm nằm ở mặt tiền, mặt hậu của ngôi nhà và là những điểm nằm ở các mặt đầu hồi trái, phải của ngôi nhà. Chúng là những cặp điểm đối diện nhau từng đôi một. Nếu đã truyền được một điểm lên tầng cao thì các điểm khác cũng được truyền tương tự. Bởi vậy, dưới đây chỉ xét trường hợp cụ

thể là truyền điểm 1 thuộc trục 1-1 lên tầng cao bằng máy kinh vĩ.

50 1/. Đặt máy kinh vĩ tại điểm dóng 1d (hình 4.2.)

Hình 4.2.

Giả sử vành độ đứng ở bên trái (TR). Ngắm điểm 1 trên mặt gốc. Ngước ống kính lên tầng cao, đánh dấu điểm trục được truyền là 1'. Đảo ống kính, (vành độ đứng ở bên phải PH). Ngắm điểm 1 trên mặt gốc. Ngước ống kính lên tầng cao, đánh dấu điểm trục được truyền là 1". Điểm giữa của hai điểm 1' và 1" sẽ là điểm 1* của trục trên tầng cao.

2/. Nếu điểm dóng 1d đã bị mất, ta phải tiến hành khôi phục lại điểm dóng 1d như sau (hình 4.3):

Hình 4.3.

51 Từ điểm 1 của mặt tiền chẳng hạn) đo về hai phía những đoạn thẳng nằm ngang S sẽ được 2 điểm 1T và 1P. Lấy hai điểm 1T và 1P làm tâm, quay hai cung tương ứng như nhau là R, hai cung này giao nhau tại điểm 1d. Đó chính là điểm dóng cần được khôi phục.

Nói chung nên làm sao cho:

S  0,87H (4.1)

R  1,74H (4.2)

Đảm bảo thỏa mãn điều kiện:

L  H (4.3)

Trong đó:

H- chiều cao từ mặt gốc đến mặt tầng cao cần truyền trục;

L- khoảng cách từ máy kinh vĩ (điểm dóng 1d) đến điểm gốc 1;

S- khoảng cách như nhau tự chọn về hai phía đối xứng đến điểm 1 (qua mặt ngắm chuẩn);

R- bán kính giao hội từ các cạnh từ các điểm tâm 1T và 1P.

3/. Trường hợp tại điểm dóng 1d không thể đặt được máy kinh vĩ ta sẽ tiến hành truyền trục như sau (hình 4.4.):

Hình 4.4.

Lựa chọn hai điểm 1a, 1b sao cho hướng ngắm từ máy đặt ở 1a, 1b đến điểm gốc 1 tạo với mặt tiền chứa trục A-A những góc gần bằng 60, sao cho khoảng cách từ máy đến mặt tiền lớn hơn chiều cao giữa điểm gốc với mặt tầng được truyền:

Góc(A11a) ≈ góc(1a11b) ≈ góc(1b1A) ≈ 600 . (4.4)

L  H . (4.5)

Trong đó: A-A- trục dọc ở mặt tiền;

52 1- điểm trục cần truyền lên cao của trục ngang 1-1 ở mặt hồi trái;

1a, 1b- hai điểm tự chọn để đặt máy kinh vĩ;

H- chiều cao từ mặt bằng gốc đến mặt tầng cần truyền trục;

L- khoảng cách từ máy kinh vĩ đến điểm gốc 1 (mặt tiền).

Đặt máy kinh vĩ tại điểm 1a để truyền điểm trục 1 lên cao với hai vị trí vành độ đứng trái (TR) và phải (PH), tương ứng được hai điểm 1' và 1" ở trên tầng cao, lấy điểm giữa của hai điểm này là điểm 1m.

Tương tự như trên khi đặt máy kinh vĩ tại điểm 1b để truyền trục 1 lên tầng cao với hai vị trí vành độ đứng trái (TR) và phải (PH), tương ứng được hai điểm 1"' và 1"" ở trên tầng cao, lấy điểm giữa của hai điểm này là điểm 1n.

Điểm giữa của hai điểm 1m và 1n được coi là điểm 1* của trục trên tầng cao.

4/. Sau khi đã truyền hết các trục lên tầng cao rồi phải tiến hành kiểm tra bằng cách dùng

thước thép đo khoảng cách giữa các trục đã được truyền lên tầng cao ấy với độ chính xác giống như khi đo khoảng cách giữa các trục tương ứng ở trên mặt bằng gốc. Sự chênh nhau tương đối của các trục tương ứng ở trên mặt bằng gốc với trên mặt bằng cao không được vượt quá (1/6000

1/4000) tùy theo cấp chính xác yêu cầu.

5/. Độ chính xác của việc truyền trục lên tầng cao bằng máy kinh vĩ phụ thuộc vào nhiều yếu

tố khác nhau:

- Trục quay nằm ngang của ống kính bị nghiêng;

- Trục quay thẳng đứng của máy kinh vĩ bị nghiêng;

- Sai số ngắm;

- Sai số do đặt máy kinh vĩ chệch khỏi hướng dóng;

- Sai số cố định điểm.

Sai số tổng thể của việc truyền trục lên cao bằng máy kinh vĩ với hai vị trí độ vành đứng (TR và PH) có thể được tính theo công thức sau:

2 2 2 2 2 2 2 2 2

m  0, 25(H  ) /  (3600 ) /  v (e b ) / L mc (4.6)

Trong đó:

H- chiều cao giữa tầng cao với mặt bằng gốc;

"- giá trị khoảng chia ống thủy dài trên bàn độ ngang;

" = 206265".

vx- độ phóng đại của ống kính;

L- khoảng cách từ máy kinh vĩ đến điểm trục trên mặt bằng gốc;

e- đoạn sai đo đặt máy kinh vĩ chệnh khỏi hướng dóng;

b- khoảng cách từ mặt tiền chứa điểm gốc đến điểm đã được truyền lên tầng cao;

53 mc- sai số cố định điểm.

Nhận xét :

Truyền trục lên tầng cao bằng máy kinh vĩ đòi hỏi cần phải có mặt bằng không gian xung quanh công trình rộng lớn , điều này rất ít khi có được trong thực tiễn xây dựng.

Một phần của tài liệu Đo Đạc công trình (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)