Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Thái độ của người lao động đối với việc kéo dài tuổi về hưu (Trang 30 - 37)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN LÝ LUẬN

2.5. Mô hình nghiên cứu

Từ những cơ sở nghiên cứu trước đây đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch về hưu, những yếu tố ảnh hưởng đến việc về hưu và những vấn đề về hưu trí và từ cơ sở lý thuyết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thái độ của người lao động đối với việc kéo dài tuổi về hưu, tác giả đề xuất các yếu tố có vai trò quan trọng đổi với thái độ người lao động về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu như sau:

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trong đó, biến phụ thuộc là thái độ ủng hộ của người lao động về việc kéo dài tuổi về hưu, biến độc lập bao gồm các biến:

- Thuộc tính cá nhân.

- Yếu tố liên quan đến gia đình.

- Yếu tố yếu tố liên quan đến công việc.

- Yếu tố liên quan đến quá trình chuyển đổi trước khi về hưu.

Mô hình nghiên cứu trên được kế thừa từ mô hình nghiên cứu của Wang &

Hesketh (2012) phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc sẽ đạt được hạnh phúc trong hưu trí, tức là thái độ thỏa mãn của người lao động đối với việc nghỉ hưu.

Thái độ thỏa mãn đối với việc nghỉ hưu được kỳ vọng có tương quan với thái độ đối với việc tăng tuổi nghỉ hưu. Nghĩa là một người nếu sẵn lòng với việc nghỉ hưu sẽ không ủng hộ chính sách tăng tuổi hưu, trong khi một người nếu không tích cực chấp nhận việc nghỉ hưu sẽ có khuynh hướng ủng hộ chính sách tăng tuổi hưu. Do vậy tác giả đề xuất sử dụng mô hình này cho nghiên cứu của mình.

Bảng 2.1 Các nhóm nhân tố về thỏa mãn của người lao động với việc nghỉ hưu

Nhóm nhân tố Các nhân tố

Thuộc tính cá nhân - Sự thỏa mãn với mức thu nhập

- Sức khỏe Yếu tố liên quan đến gia đình - Chất lượng hôn nhân

Yếu tố liên quan đến công việc

- Căng thẳng công việc - Khả năng đáp ứng công việc - Thử thách trong công việc - Hài lòng với công việc

Yếu tố liên quan đến chuyển đổi trước

khi về hưu - Kế hoạch nghỉ hưu

(Nguồn Wang & Hesketh (2012))

Từ các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây có liên quan đến thái độ đối với việc về hưu, mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu được xây dựng với biến phụ thuộc là thái độ ủng hộ của người lao động đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu, bốn nhóm biến độc lập gồm: thuộc tính cá nhân, yếu tố liên quan đến gia đình, yếu tố liên quan đến công việc, yếu tố liên quan đến quá trình chuyển đổi trước khi về hưu với

8 chỉ số cấu thành để đo lường thái độ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cùng các giả thuyết đề xuất:

- Nhân tố mức thu nhập: Mức lương hưu hàng tháng đối với người có đủ điều kiện thì tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội, vì vậy khi nghỉ hưu người lao động sẽ mất đi một khoản thu nhập. Đối với người lao động có mức lương cao từ công việc chính của mình, việc tiếp tục làm việc sẽ đem lại một mức thu nhập cao và ổn định cho họ, do vậy họ có khuynh hướng muốn tiếp tục được làm việc để duy trì mức thu nhập cao này. Những người lao động cảm thấy thỏa mãn với mức thu nhập của mình sẽ có xu hướng không ủng hộ việc kéo dài tuổi nghỉ hưu và ngược lại những người lao động chưa cảm thấy hài lòng về mức thu nhập của mình khi về hưu sẽ mong muốn kéo dài tuổi về hưu để duy trì nguồn thu nhập. Do đó, giả thuyết sau H1.1 được đề xuất:

H1.1: Mức thu nhập có sự tương quan nghịch biến với thái độ ủng hộ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu.

- Nhân tố sức khỏe: theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, độ tuổi về hưu đối với nữ là 55 tuổi, đối với nam là 60 tuổi, ở độ tuổi này sức khỏe bắt đầu suy giảm. Người có sức khoẻ tốt sẽ còn có động lực tiếp tục lao động, tuy nhiên với người có sức khoẻ không tốt, động lực tiếp tục lao động sẽ không còn nhiều. Do đó, giả thuyết H1.2 được đề xuất

H1.2 Sức khỏe có sự tương quan đồng biến với thái độ ủng hộ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu.

- Nhân tố chất lượng hôn nhân: chất lượng hôn nhân ảnh hưởng rất nhiều tới mong muốn làm việc của người lao động, khi cuộc sống hôn nhân không được tốt đẹp người lao động sẽ có xu hướng tập trung vào làm việc và dành nhiều thời gian cho công việc, khi nghỉ hưu thời gian dành cho công việc không còn được như trước mà chỉ có thời gian dành cho cuộc sống gia đình. Do đó, những người không hài lòng với cuộc sống hôn nhân hiện tại sẽ có xu hướng muốn được tiếp tục làm việc và ngược lại, những người lao động có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sẽ muốn được nghỉ hưu đề dành thời gian bên gia đình. Giả thuyết H2 được đề nghị như sau:

H2: Chất lượng hôn nhân sẽ có tương quan nghịch biến với thái độ ủng hộ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu.

- Căng thẳng trong công việc hay áp lực trong công việc nếu ở mức vừa phải thì sẽ tác động tích cực đến chất lượng và hiệu quả công việc nhưng căng thẳng thường xuyên, kéo dài sẽ gây ra tác động không tốt đến người lao động, gây ra tình trạng mệt mỏi, trạng thái tinh thần cũng sẽ luôn căng thẳng làm giảm động lực muốn tiếp tục làm việc của người lao động. Do đó, giả thuyết H3.1 được đề nghị như sau:

H3.1: Căng thẳng công việc có tương quan nghịch biến với thái độ ủng hộ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu.

- Khả năng đáp ứng công việc nói đến việc hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao gồm năng lực để thực hiện công việc, thời gian thực hiện và hoàn thành công việc, khả năng thích nghi và đáp ứng công việc. Vì vậy công việc phải phù hợp với năng lực của người lao động, năng lực không phù hợp với công việc sẽ gây ra sự bất mãn và ảnh hưởng tới động lực muốn tiếp tục làm việc của người lao động. Do đó, giả thuyết H3.2 được đề nghị như sau:

H3.2: Khả năng đáp ứng công việc có tương quan đồng biến với thái độ ủng hộ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu.

- Một công việc muốn tạo được sự yêu thích trong công việc, tạo thêm động lực làm việc thì công việc cần có sự thử thách, làm mới công việc để công việc không trở nên nhàm chán, công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại sẽ khiến người lao động không còn động lực muốn tiếp tục được làm việc. Do đó, giả thuyết H3.3 được đề nghị như sau:

H3.3: Thử thách trong công việc có tương quan đồng biến với thái độ ủng hộ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu.

- Sự hài lòng với công việc sẽ tạo sự thoải mái trong công việc, hài lòng trong công việc tạo động lực cho người lao động muốn gắn bó với công việc, gắn bó với cơ quan, đơn vị, làm cho người lao động muốn được tiếp tục cống hiến cho cơ quan đơn vị, muốn công việc của mình đang làm ngay càng đạt hiểu quả cao, nghiên cứu những phương thức, biện pháp để nâng cao chất lượng công việc và ngược lại khi

bất mãn với công việc động lực muốn tiếp tục làm việc của người lao động sẽ không còn. Do đó, giả thuyết H3.4 được đề nghị như sau:

H3.4: Hài lòng với công việc có tương quan đồng biến với thái độ ủng hộ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu.

- Khi gần tuổi về hưu thì việc chuẩn bị cho việc nghỉ hưu, việc lập kế hoạch cho thời gian sau nghỉ hưu gần như không thể thiếu. Sau thời gian dài làm việc để chăm lo cho cuộc sống thì thời gian nghỉ hưu là thời gian dành cho gia đình và bản thân, sau khi làm việc để có thu nhập chăm lo cho cuộc gia đình thì giai đoạn nghỉ hưu là giai đoạn nghỉ ngơi, là giai đoạn dành cho bản thân, thực hiện những mong muốn, những sở thích mà trước đây khi đi làm không có điều kiện theo đuổi theo kế hoạch mà người lao động đã lập ra và mong chờ đến tuổi nghỉ hưu để thực hiện.

Người có nhiều dự định, nhiều kế hoạch muốn thực hiện sau khi về hưu sẽ không mong muốn kéo dài thời gian làm việc và vì thế không ủng hộ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu. Do đó, giả thuyết H4 được đề nghị như sau:

- H4: Kế hoạch về hưu có tương quan nghịch biến với thái độ ủng hộ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu.

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết về các khái niệm trong mô hình nghiên cứu, thang đo sơ bộ được xây dựng. Trên cơ sở này, một tập các biến quan sát được xây dựng để đo lường các biến tiềm ẩn. Với sự khác nhau về văn hóa, trình độ phát triển kinh tế-xã hội và bối cảnh nghiên cứu nên các thang đo có thể chưa thật sự phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo luận tay đôi nhằm điều chỉnh thang đo sơ bộ, đảm bảo ngôn từ dễ hiểu, không gây nhầm lẫn về mặt ý nghĩa, các phát biểu không bị trùng lắp, cấu trúc và số lượng câu hỏi hợp lý thì.

Thang đo chính thức hoàn chỉnh dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức sẽ được kiểm định lần nữa bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA. Sau kiểm định này, các biến quan sát còn lại sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu rồi từ đó đi đến kết luận cuối cùng.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ

Nghiên cứu định tính

Thảo luận tay đôi

Phỏng vấn sâu

Mô hình và thang đo hiệu chỉnh

Nghiên cứu định lượng Khảo sát bảng câu hỏi

Thống kê mô tả Mô tả mẫu khảo sát

và các biến quan sát

Đánh giá thang đo Kiểm tra Cronbach’s Alpha Mô hình và thang đo

phù hợp

Kiểm định mô hình Phân tích tương quan, hồi

quy đa biến, thống kê mô tả

Kết luận và kiến nghị

Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu (Thọ & Trang, 2007)

Thực hiện quy trình nghiên cứu như trên để xây dựng, khảo sát, phân tích và đánh giá ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Thái độ của người lao động đối với việc kéo dài tuổi về hưu (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)