Thảo luận về kết quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Thái độ của người lao động đối với việc kéo dài tuổi về hưu (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Thảo luận về kết quả

- Với việc áp dụng các lý thuyết để xây dựng mô hình, thiết kế thang đo, thu thập dữ liệu khảo sát và phân tích các số liệu và kiểm định các giả thuyết kết quả đã cho thấy phần lớn người lao động trên địa bàn TP Đà Lạt không đồng tình, không ủng hộ việc tăng tuổi nghỉ hưu.

- Sau khi loại một số biến thì thang đo các khái niệm đều đạt độ tin cậy và các nhân tố đều được phân tách ra như mong muốn. Mô hình nghiên cứu cứu phù hợp với dữ liệu khảo sát. Kết quả phân tích tương quan và hồi qui đa biến cho thấy, trong 7 nhân tố của mô hình, chỉ có 5 nhân tố có tác động đến thái độ ủng hộ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu bao gồm: mức thu nhập, sức khỏe, chất lượng hôn nhân, hài lòng trong công việc, kế hoạch nghỉ hưu.

4.5.1. Nhân tố mức thu nhập

Đối với đa số cán bộ, công chức, viên chức thì thu nhập chính của họ là lương và các khoản phúc lợi tại cơ quan, đơn vị. Với hệ số lương khởi điểm trình độ đại học là 2.34, cao đẳng là 2.1, trung cấp là 1.86; hệ số tăng bậc lương là 0.33 với trình độ đại học, 0.31 với trình độ cao đẳng, 0.2 với trình độ trung cấp thì đối với người đủ tuổi nghỉ hưu sẽ có hệ số lương từ 5.97-6.63 với trình độ đại học (không bao gồm phụ cấp, không tính nâng lương trước hạn), sau thời gian công tác thì khi về lương với mức lương hưu chỉ bằng 75% mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội với những trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu, với mức lương cơ bản hiện nay khi về hưu sẽ có mức lương hưu trong khoảng từ 4.8 - 5.4 triệu đồng. Do đó, việc không yên tâm về thu nhập khi nghỉ hưu sẽ rất lớn, biến thu nhập có mức độ cảm nhận từ 2.78 – 3.11 (Bảng 4.16), thấp nhất là biến tôi cảm thấy yên tâm về tình hình thu nhập của mình khi về hưu 2.78, chứng tỏ mức thu nhập mà người lao động nhận được khi về hưu khiến họ rất lo lắng.

Bảng 4.18 Thống kê mô tả nhân tố tình trạng thu nhập

N Minimum Maximum Mean

TN1 195 1 5 2.78

TN3 195 1 5 3.06

TN4 195 1 5 3.11

Valid N (listwise) 195

4.5.2. Nhân tố sức khỏe

Sức khỏe là điều rất quan trọng với tất cả mọi người, có sức khỏe thì mới có thể lao động, mới có thể làm việc để chăm lo cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Để có thể làm việc có hiệu quả, đạt được thành tựu trong công việc thì sức khỏe là điều không thể thiếu. Đặc biệt là với những người trong độ tuổi gần về hưu thì sức khỏe lại càng quan trọng hơn, làm sao để duy trì sức khỏe để tiếp tục làm việc có hiệu quả, để hoàn thành tốt công việc. Do đó tình trạng sức khỏe cũng rất ảnh hưởng đến thái độ ủng hộ đối với việc tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động.

Các biến về nhân tố tình trạng sức khỏe giao động từ 3.42 – 3.69 (Bảng 4.17), qua khảo sát cho thấy cảm nhận về tình trạng sức khỏe của người lao động khá cao, đồng nghĩa với việc người lao động cho rằng sức khỏe hiện tại của họ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

Bảng 4.19 Thống kê mô tả nhân tố sức khỏe

N Minimum Maximum Mean

SK5 195 1 5 3.69

SK6 195 1 5 3.39

SK7 195 1 5 3.47

SK8 195 1 5 3.42

Valid N (listwise) 195

4.5.3. Nhân tố chất lượng hôn nhân

Trong độ tuổi lao động thì chỉ có hai khoảng thời gian: thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị và thời gian dành cho bản thân và gia đình. Nhưng khi nghỉ hưu thì toàn bộ thời gian mà ta có chỉ còn tập trung cho bản thân và gia đình. Vì vậy khi cuộc sống hôn nhân không được như mong muốn thì điều tất yếu là chúng ta sẽ dành nhiều thời gian cho khoảng thời gian còn lại đó là làm việc và ngược lại. Khi gần tuổi nghỉ hưu, sắp đối diện với khoảng thời gian dành cho gia đình và bản thân sẽ có trường hợp không muốn nghỉ hưu để được tiếp tục làm việc và trường hợp còn lại muốn có thời gian cho gia đình, điều mà khi làm việc họ chưa làm được như mong muốn.

Qua khảo sát, cảm nhận trung bình của nhân tố về chất lượng hôn nhân khá cao, cao nhất là biến tôi cảm thấy vui vẻ, thoải mái về nhà sau giờ làm việc. Nhân tố này giao động từ 3.34 – 3.91 (Bảng 4.18) cho thấy đa số người lao động khá hài lòng với cuộc sống hôn nhân của mình.

Bảng 4.20 Thống kê mô tả chất lượng hôn nhân

N Minimum Maximum Mean

HN9 195 1 5 3.91

HN10 195 1 5 3.57

HN11 195 1 5 3.52

HN12 195 1 5 3.34

Valid N (listwise) 195

4.5.4. Nhân tố hài lòng với công việc

Hài lòng với công việc là nhân tố quan trọng tác động đến thái độ ủng hộ đối với việc tăng tuổi nghỉ hưu. Có hài lòng với công việc thì mới muốn ở lại cơ quan đơn vị tiếp tục làm việc, có hài lòng với công việc mới muốn cống hiến nhiều hơn, muốn được tiếp tục phát triển sự nghiệp. Khảo sát cho thấy mức độ cảm nhận của nhân tố hài lòng với công việc giao động từ 3.07 – 3.14 (Bảng 4.19) giao động khá đồng đều, sự hài lòng trong công việc của người lao động được khảo sát không cao.

Trong các nhân tố tác động đến thái độ ủng hộ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu

chỉ có nhân tố hài lòng với công việc là có liên quan đến công việc, do đó muốn tác động đến thái độ ủng hộ đối với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu phải đặc biệt quan tâm đến nhân tố này.

Bảng 4.21 Thống kê mô tả nhân tố hài lòng với công việc

N Minimum Maximum Mean

HL24 195 1 5 3.07

HL25 195 1 5 3.12

HL26 195 1 5 3.14

Valid N (listwise) 195

4.5.5. Nhân tố kế hoạch nghỉ hưu

Khi gần tuổi về hưu thì việc chuẩn bị cho việc nghỉ hưu, việc lập kế hoạch cho thời gian sau nghỉ hưu gần như không thể thiếu. Sau thời gian dài làm việc, thời gian nghỉ hưu là thời gian dành cho gia đình và bản thân, sau khi làm việc để có thu nhập chăm lo cho cuộc gia đình thì giai đoạn nghỉ hưu là giai đoạn nghỉ ngơi, là giai đoạn dành cho bản thân, thực hiện những mong muốn, những sở thích mà trước đây khi đi làm không có điều kiện theo đuổi, thực hiện. Đối với lao động nữ thì tới tuổi nghỉ hưu cũng là lúc con cái lập gia đình và sinh con, do đó phần lớn thường có xu hướng mong muốn nghỉ hưu để chăm sóc cháu. Ngoài ra giai đoạn nghỉ hưu cũng là lúc để đi nghỉ dưỡng, đi du lịch để thư giãn sau một thời gian dài làm việc. Có rất nhiều kế hoạch được lập ra cho giai đoạn sau nghỉ nghỉ hưu: mức độ cảm nhận của biến tôi đã chuẩn bị kế hoạch về hưu là 3.55 (Bảng 4.20). Nhân tố kế hoạch nghỉ hưu giao động từ 2.92 – 3.55, giao động của các biến không đồng đều.

Bảng 4.22 Thống kê mô tả nhân tố kế hoạch nghỉ hưu

N Minimum Maximum Mean

KH27 195 1 5 3.55

KH29 195 1 5 2.98

KH30 195 1 5 3.28

KH31 195 1 5 2.92

Valid N (listwise) 195

4.5.6 Thái độ ủng hộ với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu:

Qua phân tích, thái độ của những đối tượng được khảo sát ở mức trung bình (MeanTD = 2,6423), cho thấy người lao động không tán thành, ủng hộ với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu nhưng cũng không quá quyết liệt phản đối việc này. Do đó, muốn tạo thái độ ủng hộ với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cần có những chính sách hợp lý có thể tác động rất tích cực tới thái độ của người lao động.

TD TD32 TD33 TD34 TD35

Mean 2.6423 2.94 2.58 2.2769 2.77

N 195 195 195 195 195

Std. Deviation .93089 1.013 1.101 1.01292 1.298

TN SK HN CT YC TT HL KH TD

Mean 2.9812 3.4821 3.5859 3.5761 3.4231 3.6171 3.1111 3.1846 2.6423

N 195 195 195 195 195 195 195 195 195

Std. Deviation .76746 .90975 .87010 .84700 .91267 .78309 1.03913 .96552 .93089

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Thái độ của người lao động đối với việc kéo dài tuổi về hưu (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)