CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.3 Bố trí thí nghiệm
2.3.2 Các thí nghiệm kiểm tra khả năng ức chế Vibrio parahaemolyticus của SBES ở quy mô pilot
SBES ở quy mô pilot
Đối với các thí nghiệm kiểm tra khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus, 1 L huyền phù tế bào Vp chứa khoảng 1 x 108 CFU/mL (chuẩn bị như mô tả ở mục 2.2.4) được bổ sung vào nước bể pilot, để đạt mật độ tế bào khoảng 1 x 105 CFU/mL. Đây là mật độ thực tế được thử nghiệm. Mật độ tế bào này là liều lượng tối thiểu gây ra tử vong đối với tất cả giai đoạn sinh trưởng của ấu trùng tôm [8].
34
2.3.2.1 Thí nghiệm kiểm tra tính an toàn của hệ thống SBES đối với tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
150 con tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), trọng lượng 200 g/150 con, được bổ sung vào mỗi bể pilot từ ngày đầu tiên xây dựng hệ thống. Sau 22 ngày vận hành, mỗi bể được kéo lưới 4 lần để đếm số lượng tôm còn sống và đo trọng lượng của tôm; từ đó, đánh giá tính an toàn của hệ thống SBES đối với sức khỏe của tôm thẻ chân trắng.
2.3.2.2 Thí nghiệm kiểm tra khả năng ức chế Vibrio tổng số có sẵn trong bùn đáy và nước bể
Để đánh giá mật độ Vibrio tổng số trong bùn đáy và trong nước bể khi vận
hành SBES, 1 g mẫu bùn đáy hoặc 1 mL mẫu nước tương ứng trong bể pilot từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 22 vận hành hệ thống được lấy ra và hòa với 9 mL nước muối biển nhân tạo 15‰. Các dịch thu được được pha loãng bằng nước muối biển 15‰ tại các nồng độ thích hợp, và kiểm tra mật độ (CFU/mL) bằng cấy trải và đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch TCBS sau khi ủ 30°C trong 48 tiếng.
2.3.2.3 Thí nghiệm kiểm tra khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được bổ sung từ bên ngoài của bể pilot SBES trong bùn đáy và nước bể nuôi
1 L huyền phù tế bào chứa khoảng 1 x 108 CFU/mL Vp (chuẩn bị như mô tả ở mục 2.2.4) được bổ sung vào nước bể pilot (cả thí nghiệm và đối chứng), để đạt mật độ tế bào khoảng 1 x 105 CFU/mL. Tỷ lệ sống sót của Vp trong các bể pilot được xác định (như trình bày ở mục 2.2.4) sau 0, 1, 2, 3, 5, 7 ngày.
2.3.2.4 Các thí nghiệm để tìm ra phương án vận hành giúp nâng cao hiệu quả ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus của mô hình ở quy mô pilot:
2.3.2.4.1 Thí nghiệm xác định điện trở ngoài tốt nhất cho khả năng ức chế Vibrio parahaemolyticus của hệ thống
Dựa vào đường cong phân cực (Phụ lục 2), các mức điện trở ngoài đặc biệt gồm 10, 50 và 1120 Ω được chọn để tiến hành thử nghiệm. Các bể pilot SBES được vận hành với mỗi điện trở ngoài trên trong 3 ngày, sau đó sự thay đổi mật độ V.
parahaemolyticus trong mẫu bùn và mẫu nước được khảo sát để đánh giá khả năng
35 ức chế V. parahaemolyticus. Các điều kiện vận hành khác là mặc định và giống nhau giữa bốn bể.
Trong mỗi trường hợp thí nghiệm, 1 L huyền phù tế bào chứa khoảng 1 x 108 CFU/mL Vp (chuẩn bị như mô tả ở mục 2.2.4) được bổ sung vào nước bể pilot (cả thí nghiệm và đối chứng), để đạt mật độ tế bào khoảng 1 x 105 CFU/mL. Tỷ lệ sống sót của Vp trong các bể pilot được xác định (như trình bày ở mục 2.2.4) sau 0, 2, 4, 6, 8 ngày.
2.3.2.4.2 Thí nghiệm xác định khoảng cách giữa anode và cathode tốt nhất cho khả năng ức chế Vibrio parahaemolyticus của hệ thống
Khoảng cách giữa anode và cathode được thay đổi bằng cách giữ nguyên vị trí anode và thay đổi vị trí cathode (cathode luôn được giữ trên bề mặt nước) từ khoảng cách mặc định là dp = 50 cm lên xa anode dp + 20%dp (khoảng cách điện cực là 60 cm) và xuống gần anode dp - 20%dp (khoảng cách điện cực là 40 cm). SBES được vận hành với mỗi vị trí trong 3 ngày, sau đó sự thay đổi mật độ V. parahaemolyticus
trong mẫu bùn và mẫu nước được khảo sát để đánh giá khả năng ức chế V.
parahaemolyticus. Các điều kiện vận hành khác là mặc định và giống nhau giữa bốn
bể.
Trong mỗi trường hợp thí nghiệm, 1 L huyền phù tế bào chứa khoảng 1 x 108 CFU/mL Vp (chuẩn bị như mô tả ở mục 2.2.4) được bổ sung vào nước bể pilot (cả thí nghiệm và đối chứng), để đạt mật độ tế bào khoảng 1 x 105 CFU/mL. Tỷ lệ sống sót của Vp trong các bể pilot được xác định (như trình bày ở mục 2.2.4) sau 0, 2, 4, 6, 8 ngày.
36