An toàn và bảo vệ lao động

Một phần của tài liệu Do An Tot Nghiep Nam Mau 2019 Chot.docx (Trang 122 - 126)

CHƯƠNG 4. THÔNG GIÓ VÀ AN TOÀN

4.2. An toàn và bảo vệ lao động

Trong lĩnh vực sản suất công nghiệp, muốn tăng năng suất lao động cần phải chú trọng tới công tác an toàn và bảo hộ lao động. Bởi vì sức lao động là yếu tố quyết định nhất trong sản xuất, sức lao động càng được bảo vệ tốt thì công tác sản xuất càng phát triển

109

4.2.2. Những biện pháp về an toàn

4.2.2.1. Đặc điểm liên quan đến công tác an toàn mỏ

Mỏ Nam mẫu thuộc mỏ loại I khí bụi nổ, nói chung than ở đây không có tính tự cháy, tự phụt khí, có thể nói khá an toàn trong lao động hầm lò. Tuy nhiên trong khi sản xuất chung ta phải chấp hành mọi quy định an toàn trong mỏ.

4.2.2.2. Các biện pháp an toàn trong các khâu.

1/- Công tác khoan:

- Trước khi khoan phải kiểm tra tình trạng làm việc của khoan.

- Khoan đúng hộ chiếu được lập trong kỹ thuật an toàn.

- Khi bị kẹt choòng phải dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy ra.

- Khoan song phải di chuyển máy khoan đến nơi an toàn.

- Công nhân phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động.

2/-Công tác thông gió:

Tốc độ gió trong các đường lò phải nằm trong giới hạn cho phép của “Qui phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch” TCVN 14.06.2000 của Bộ Công nghiệp ban hành ngày 01/12/2000.

+ Đối với lò chợ: 0,5 m/s  Vlc  4 m/s + Đối với lò chuẩn bị: 0,25 m/s  Vcb  8 m/s + Đối với lò xuyên vỉa: 2 m/s  Vxv 10 m/s + Đối với rãnh gió: 2 m/s  Vlc 15 m/s Tốc độ gió trong các đường lò phải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời điều chỉnh cho hợp lý. Ngoài ra cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ khi mê tan, nồng độ bụi, độ ẩm trong các đường lò, đặc biệt là trong các lò chợ, lò chuẩn bị hoặc trong các đường lò ngừng hoạt động, khi nồng độ vượt quá giới hạn cho phép phải có biện pháp xử lý kịp thời.

Thời gian thông gió sau khi nổ mìn ít nhất là 30 phút.

3/- Công tác nổ mìn:

-Tuyệt đối nghiêm cấm khởi nổ bằng đèn ắc quy.

-Khi có mìn câm, sau đợt nổ, mọi người phải ở vị trí an toàn, chỉ có chỉ huy và thợ mìn chính vào sử lý mìn câm.

-Nghiêm cấm công nhân vừa nạp mìn vừa làm công việc khác.

-Sau khi nổ mìn, chờ thông gió 30 phút song mới củng cố lò.

4/- Công tác xúc bốc, vận tải:

- Quá trình xúc bốc phải đảm bảo tính liên tục, tránh bốc quá đầy hoặc quá ít lên thiết bị vận tải.

- Tuyệt đối cấm bám nhảy tàu, ngồi trong goòng khi thiết bị đang hoạt động.

110 - Khi đi lại không được đi trên máng trượt, phải đi lại trong luồng đã qui định. Khi đi lại trong đường vận tải bằng máng cào không được đi qua các thiết bị đó, muốn đi qua phải có cầu vượt.

- Cấm đi qua lại trong các luồng thượng trục vật liệu, trong lò các thiết bị vận tải phải có tín hiệu liên lạc với nhau.

5/- Công tác chống giữ, phá hỏa:

-Vật liệu chống giữ phải đảm bảo đúng hộ chiếu thiết kế, luôn có vật liệu dự trữ ở lò song song đầu, vật liệu phải dể gọn gàng thuận tiện cho việc đi lại và thông gió. Khi điều khiển đá vách phải có đầy đủ dụng cụ cần thiết, phá hoả phải thực hiện từ dưới lên, nếu thu hồi cột chống mà đá vách không sập đổ phải khoan nổ mìn cưỡng bức đá vách sập xuống.

+ Công nhân làm việc phá hoả phải là thợ bậc cao, có kinh nghiệm.

6/- An toàn trong cung cấp điện:

+ Tất cả các thiết bị điện phải có các thiết bị bảo vệ + Nghiên cấm sử dụng điện bừa bãi trong lò.

+ Các dây cáp dẫn điện phải được bọc kín mối nối, xắp xếp gọn gàng ở hông lò, các thiết bị điện phải có vỏ phòng nổ, chống các tia lửa điện phát ra.

4.2.2.3. Các biện pháp chống bụi

Biện pháp chống bụi trong mỏ sử dụng phương pháp thông gió. Ngoài ra, ở một số nơi dùng biện pháp tưới nước, phun sương.

-Đảm bảo thông gió phù hợp, kiểm tra nổng độ khí CH4 thường xuyên - Cấm để hở làm phát tia lửa điện từ các máy công tác.

- Chỉ thực hiện nổ mìn ở nơi thông gió liên tục, sử dụng thuốc nổ và kíp nổ an toàn.

- Khi quạt gió chính phụ ngừng làm việc, mọi hoạt động phải ngừng lại, công nhân đi ra luồng gió sạch và phải ngắt mạch điện.

- Trang bị hiểu biết kỹ thuật tối thiểu cho công nhân về tính chất của khí, bụi nổ và những biệp pháp ngăn ngừa.

- Nghiên cấm mọi người mang lửa, dụng cụ, thiết bị phát lửa vào trong lò.

4.2.3. Tổ chức thực hiện công tác an toàn

+ Công tác an toàn vừa mang tính chất khoa học vừa mang tính chất quần chúng, vì vậy mọi người đều phải có trách nhiệm tự giác thực hiện về công tác này, phải tổ chức các cán bộ chịu trách nhiệm về công tác an toàn, thường xuyên kiểm tra các đơn vị sản xuất.

+ Đi thực tế hiện trường giám sát các đơn vị thực hiện công tác an toàn.

+ Định kỳ huấn luyện an toàn mỗi năm 2 lần và cấp giấy chứng nhận an toàn cho người lao động.

+ Hướng dẫn các qui phạm an toàn cho sinh viên về thực tập.

111 + Đề ra mức khen thưởng và kỷ luật cho những đơn vị và cá nhân vi phạm công tác an toàn -bảo hộ lao động.

+ Thành lập mạng lưới an toàn từ các đơn vị sản xuất đến công ty

4.2.4. Thiết bị an toàn, dụng cụ bảo hộ lao động.

Ngoài các thiết bị chuyên dụng của đơn vị cấp cứu mỏ của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam. Để đề phòng, ngăn ngừa và cấp cứu mỏ trong trường hợp bất trắc có thể xảy ra, cần trang bị, dụng cụ an toàn sau:

- Kata kế và nhiệt kế tự ghi dùng để đo nhiệt độ khí hậu trong mỏ.

- Phong kế để đo tốc độ gió từ 0,1 m/s  11 m/s , đo tốc độ gió > 10 m/s.

- Đồng hồ đo khí CH4. - Máy phân tích khi độc.

- Bình ô xi, máy hô hấp nhân tạo.

- Phương tiện cứu thương, cấp cứu tai nạn.

- Các dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân (quần, áo, mũ, ủng, găng tay, áo bạt, đèn ắc quy, bình thở cá nhân)...

112

Một phần của tài liệu Do An Tot Nghiep Nam Mau 2019 Chot.docx (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w