Quy trình lắp bơm:

Một phần của tài liệu Cấu tạo nguyên lý làm việc, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy bơm ly tâm vận chuyển dầu нпс 6535 500 chuyên đề nghiên cứu khắc phục hiện tượng xâm thực (Trang 60 - 61)

Z (2.12) Số cánh dẫn của bánh công tác.

3.3.1.2Quy trình lắp bơm:

Lắp bơm tiến hành trình tự ngược lại với quy trình tháo. Một số chú ý khi lắp bơm :

- Các chi tiết lắp ráp không được có sai hỏng, không có các vết rỗ rỉ, trước khi lắp ráp cần làm sạch, rửa trong dầu sau đó bôi trơn. Phải xem xét trục cẩn thận, các gioăng đệm bị mòn và các vòng đệm cao su bị hỏng phải thay thế.

- Khi lắp ráp Roto từ các chi tiết mới cần phải tiến hành kiểm tra độ đảo của các bề mặt làm kín và các bề mặt lắp ghép sau đó cân bằng động cho Roto. Để cân

bằng động Roto được lắp ráp không có bánh dẫn hướng và các buồng khác nhau. Sau khi cân bằng vị trí tương đối của các chi tiết được cố định bằng cách vạch dấu, sau đó Roto được tháo ra và tiếp tục được lắp lại cùng bánh dẫn hướng và các buồng bơm.

- Lắp ráp thân bơm trên và thân dưới được định vị bằng các chốt côn. Sau đó tiến hành siết chặt các đai ốc chụp đều đặn từ giữa thân bơm ra hai phía.

Khi đặt thân bơm trên và thân dưới chú ý không làm xô hỏng các vòng cao su làm kín, không làm hỏng gioăng đệm của chúng.

-Vị trí của Roto so với thân bơm được định vị bằng các chốt côn, nằm ở mặt bích bán nguyệt của nửa thân dưới bơm và thân của ổ bi.

Khi lắp ráp Roto cần phải đặt đồng tâm so với các bộ làm kín và buồng Xanhich. Trục phải quay nhẹ nhàng bằng tay. Trong trường hợp quay nặng thì điều chỉnh bằng các Bulong định vị. Sau đó tiến hành định vị bằng chốt và các Bulong kẹp thân ổ bi và thân bơm. Trong trường hợp Roto quay nặng cần chú ý đến bánh công tác cọ sát vào bạc hay có sự cọ sát bề mặt đối tiếp của bơm.

- Sau khi đã lắp ráp xong Roto, lắp thân bơm trên vào thân dưới cần căn chỉnh dịch dọc của Roto.

Việc xác định dịch dọc của Roto là cần thiết. Nếu như trục bơm cùng các chi tiết quay lắp trên trục dịch về một phía nào đó sẽ gây nên chi tiết quay và chi tiết

đứng yên do có sự cọ sát, làm cho hiệu suất bị giảm đồng thời gây ra hư hỏng của máy bơm. Đối với máy bơm HПC 65/35 - 500 khi có sự dịch dọc về một phía thì cánh bơm bị cọ sát với thân dẫn hướng. Để khống chế sự cọ sát của thân bơm vào thân dẫn hướng khi làm việc tức là khống chế sự dịch chuyển dọc trục của bơm. Hai ổ bi 66414 lắp trong gối đỡ sẽ không cho phép trục được dịch dọc. Đồng thời các chi tiết quay phải được tự do không có sự cọ sát.

+ Phương pháp căn chỉnh dịch dọc của Roto:

Việc xác định sự dịch dọc được thực hiện bằng cách đóng trục về một phía đánh dấu lại, đóng trục ngược lại chiều ban đầu và đánh dấu. Đo khoảng cách giữa hai dấu ta xác định được khoảng dịch dọc. Lấy dấu ở vị trí 1/2 khoảng dịch dọc đó là vị trí mà cách bơm đều các thân dẫn hướng. Dấu thường vạch trên ống lót Xanhich, chuẩn là mặt đầu buồng Xanhich.

- Sau khi lắp bơm và lắp khớp nối phải kiểm tra độ đồng tâm của thiết bị. Khi tháo và lắp bơm nghiêm cấm gõ búa hoặc các vật bằng kim loại khác trực tiếp nên các chi tiết của bơm.

3.3.2 Các yêu cầu kỹ thuật của công tác sửa chữa 3.3.2.1. Nguyên tắc nhận máy vào để sửa chữa lớn :

Một phần của tài liệu Cấu tạo nguyên lý làm việc, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy bơm ly tâm vận chuyển dầu нпс 6535 500 chuyên đề nghiên cứu khắc phục hiện tượng xâm thực (Trang 60 - 61)