Z (2.12) Số cánh dẫn của bánh công tác.
3.1 Quy trình bảo dưỡng kỹ thuật
+ Trong thời gian làm việc của máy bơm vận chuyển dầu HΠC 65/35 – 500 phải thường xuyên quan sát áp suất, nhiệt độ, lưu lượng trên đồng hồ ghi số hiệu chỉ báo. Không cho phép làm việc lâu trong điều kiện kim đồng hồ chỉ lưu lượng số không, gần không hay động cơ điện quá tải .
+ Không cho phép máy bơm làm việc áp suất hút nhỏ hơn áp suất thiết kế . + Luôn luôn theo dõi mức dầu trong ổ bi, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ vòng bi , thiết bị làm kín mặt đầu hoặc đệm xanhic, động cơ điện, quan sát kiểm tra đầy đủ lượng nước làm mát .
+ Trong khoảng thời gian từ 2000-3000 giờ làm việc thì phải tháo bỏ dầu cũ , rửa khoang chứa dầu và thay dầu mới, hoặc máy bơm đã qua sửa chữa thì tháo dầu cũ và thay dầu mới sau 24 giờ làm việc .
+ Sau khoảng thời gian làm việc từ 4000-5000 giờ làm việc thì kiểm tra ống bảo vệ vòng bi .
- Ngiêm cấm không sử dụng các vòng bi phục hồi, vòng bi hỏng phải được thay thế .
- Cần phải thường xuyên kiểm tra và thay dầu bôi trơn trong khớp nối bánh răng . + Sau mỗi chu kì làm việc từ 9000-10000 giờ làm việc, máy phải được kiểm tra và sửa chữa lớn .
+ Nếu trong sơ đồ công nghệ có tính đến hai tổ hợp bơm cùng cùng làm việc một lúc thì phải tính đến trường hợp sau :
- Máy bơm dự trữ luôn luôn đầy dung dịch và van trên đường ống hút luôn luôn mở .
+ Qúa trình bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị thực tế được thực hiện dựa trên 3 yếu tố sau :
- Thực hiện từ tài liệu hướng dẫn kĩ thuật của máy cần chú ý đến điều kiện làm việc của máy ở giàn khoan và vùng nhiệt đới khí hậu ở Việt Nam .
- Từ điều kiện làm việc thực tế ở trên giàn, dựa vào các chế độ và thông số thực tế thay đổi liên tục. Từ đó xác định quy trình bảo dưỡng thiết bị được tốt nhất, phải có thiết bị thay thế kịp thời và đảm bảo chất lượng .
- Phụ thuộc vào trình độ, mức độ của đội ngũ công nhân vận hành, cũng là yếu tố quyết định đến năng suất làm việc và tuổi thọ của thiết bị. Sự liên hệ giữa hệ thống này với hệ thống kia, công tác căn tâm theo định kỳ .