Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn “Đánh giá tác động của tổ hợp công trình lên trường thủy động lực vùng cửa sông ven biển biển Cửa Tùng Quảng Trị” potx (Trang 30)

Vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng gần như chưa có những nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của các công trình lên trường thủy động lực trong vùng. Dưới đây là một vài nghiên cứu liên quan đến vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng:

- Ảnh hưởng của công trình thủy lợi Sa Lùng đến xâm nhập mặt hạ lưu sông Bến Hải. Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Thế Hùng. Đại học Đà Nẵng.

- Điều tra, đánh giá xâm thực bãi tắm Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị. Nguyễn Thọ

Sáo, Trần Ngọc Anh và nnk. Đại học KHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Dự tính xâm nhập mặn trên các sông chính tỉnh Quảng Trị theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội đến 2020. Trần Ngọc Anh, Nguyễn Tiền Giang,

Nguyễn Thanh Sơn và nnk. Đại học KHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Đánh giá hiện trạng và dự báo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ tỉnh Quảng Trị. Nguyễn Tiền Giang, Trần Ngọc Anh,

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH THỦY ĐỘNG LỰC

VÀ CƠ SỞ CỦA MÔ HÌNH MIKE 21

2.1. Giới thiệu chung.

Các quá trình thủy động lực học trong biển như sóng, dòng chảy, nước dâng,… ảnh hưởng rất lớn tới đời sống con người, nhất là dân cư vùng ven biển. Việc dự báo trước những biến động của các hiện tượng ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự phát triển của khoa học, ngày nay công việc nghiên cứu các hiện tượng thủy động lực trở nên thuận lợi hơn thông qua việc sử dụng các mô hình mô phỏng.

Vai trò của mô hình trong nghiên cứu khoa học là vô cùng quan trọng, nó là công cụ được sử dụng rộng rãi trong khoa học ngày nay và ngày càng phát triển.

Trước đây, các nhà khoa học thường sử dụng các mô hình vật lý để tiến hành các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng như trên hiện trường để nghiên cứu các quy luật, mối quan hệ của đối tượng mà người ta quan tâm. Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ máy tính và công nghệ thông tin, mô hình số trị đã được sử dụng rộng rãi.

Trên thế giới, có nhiều các mô hình số trị thủy động lực học có thể sử dụng để mô phỏng các yếu tố thủy động lực học trong đại dương và biển. Trong đó có thể kể đến như mô hình MIKE của Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI), mô hình SMS, mô hình DELFT của Hà Lan, mô hình POM của Đại học Priceton Hoa Kỳ…

Với mục đích nghiên cứu phát hiện các quy luật phân bố và biến động của các quá trình thủy động lực biển tiến tới dự báo chúng, các nhà nghiên cứu biển Việt Nam và quốc tế đã sử dụng phương pháp mô hình hóa đối với

toàn biển hoặc từng khu vực trên cơ sở sử dụng các nguồn số liệu đã thu thập được và các phương pháp mô hình phân tích và mô phỏng ngày một hoàn thiện hơn.

2.2. Tổng quan các mô hình tính toán thủy động lực

Một phần của tài liệu Luận văn “Đánh giá tác động của tổ hợp công trình lên trường thủy động lực vùng cửa sông ven biển biển Cửa Tùng Quảng Trị” potx (Trang 30)