Từ các số liệu tính toán được ta lập được bảng so sánh hai phương án tuyến như sau
TT
Chỉ tiêu
Đơn
vị Phương án I Phương án II Lựa chọn I Chỉ tiêu kinh tế
1 Tổng mức đầu tư VND 64.555.323.544 49.580.477.489 II 2 Suất đầu tư cho 1Km VND 9,595,780,218 8,035,577,507 II 3 Chi phí khai thác VND 26,931,742 24,701,776 II
4 Khối lượng đào nền m3 92,462.39 72,621.733 II
5 Khối lượng đắp nền m3 2,912.13 53,983.71 I
6 Số cầu 1 1
7 Khẩu độ cầu m 27+40+24x2 24x2+40+24x3 I
8 Cống tròn 4 6 I
9 ΣChiều dài cống
D<2m m 53 77 I
10 ΣChiều dài cống
D=2m m 0 0
11 Cống vuông 6 5 II
12 Σchiều dài cống
B<2m m 45 45
13 Σchiều dài cống
B>2m m 16 0 II
II Chỉ tiêu kỹ thuật
1 Chiều dài tuyến m 6727.47 6170.12 II
2 Hệ số khai triển
tuyến 1.17 1.07 II
3 Hệ số khai triển tuyến theo chiều dài
ảo
1.59 1.69 I
4 Độ dốc dọc bình
quân % 2.02 2.2 I
5 Góc chuyển hướng
bình quân Độ 22.15 29.51 I
6 Bán kính đường cong
nằm bình quân m 403 337 II
Dựa vào bảng so sánh hai phương án tuyến trên ta lựa chọn phương án khả thi và kinh tế hơn là phương án II
CHƯƠNG 8
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8.1. CÁC CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (1993).
- Nghị định 175/CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư 490/TTG của Bộ khoa học công nghệ và môi trường về hướng đẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động của môi trường đến dự án đầu tư.
- Quy trình đánh giá tác động của môi trường khi lập DAKT và thiết kế xây dựng các công trình giao thông 22TCN 242- 98 của Bộ GTVT.
- Các tiêu chuẩn về môi trường có liên quan.
Mục đích nhằm đưa ra các kết luận, tóm tắt tác động môi trường khi dự án hình thành thông qua việc điều tra, khảo sát ở hiện trường. Mặt khác việc nghiên cứu tác động môi trường còn nhằm cung cấp thông tin cho việc thay đổi hoặc điều chỉnh dự án trên quan điểm môi trường nếu kết quả vạch ra có tác động tiêu cực lớn đến môi trường .
8.2 . HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 8.2.1. Chất lượng môi trường không khí
Khí hậu:
Các số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, gió, mưa... đã dược trình bày kỹ trong mục tình hình chung của tuyến.
Tài nguyên và hệ sinh thái:
Tuyến đi qua khu vực vùng đồi núi cho nên nguồn tài nguyên khoáng sản ở đây chủ yếu là các mỏ đất đồi, đá với trữ lượng khá lớn và một số ít các loại gỗ rừng dọc tuyến.
Vùng kinh tế hai bên tuyến chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa và các cây lương thực miền núi.
Hệ động thực vật quý hiếm ở đây không nhiều, chỉ có một số các cây gỗ quí như lim, thông
8.2.2. Chất lượng cuộc sống con người Dân số và phân bố khu vực dân cư:
Nhìn chung sự phân bố dân cư dọc tuyến khá thưa thớt và không đồng đều, họ sống theo từng khu vực riêng rẽ .
Việc sử dụng đất cho xây dựng đường:
Tuyến đường AB hầu như không cắt qua khu dân cư do đó việc đền bù nhà cửa, di dân gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên nó chiếm dụng nhiều đât trồng trọt của người dân làm giảm sản lượng lương thực vì vậy phải có chính sách đền bù thiệt hại mùa màng, tìm việc làm mới cho người dân ...
8.2.3. Đánh giá tác động môi trường Môi trường đất và sự xói lở
Hiện tượng sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến công trình và tác động xấu cho hệ sinh thái, thường diễn ra ở những vùng có lớp vỏ phong hoá là cát kết dày.
Hiện tượng đổ sập thường xảy ra ở những vùng có nhiều hang động đá vôi, ở đó hiện tượng Castơ hoạt động mạnh.
Biện pháp giảm thiểu là cần có những điều tra nghiên cứu chi tiết cụ thể từ đó có biện pháp phòng chống cho phù hợp.
Tác động đến môi trường nước - Nước mặt:
Chất lượng nước mặt hiện nay chưa có dấu hiệu ô nhiễm do tuyến chưa làm.
Khi tuyến được làm mới thì nước mặt ở đây sẽ gây ô nhiễm do khi thi công các chất thải của các máy thi công thải ra như dầu mỡ, xăng v v .. và cả chất thải của con người thải ra .Vì vậy khi mưa xuống nước xẽ hoà tan các chất này chảy xuống
sông suối làm ô nhiễm nguồn nước. Mặt khác khi tuyến đường làm xong và đưa vào khai thác thì lượng rác thải của khách đi đường thải ra và rác thải công nghiệp sẽ chiếm một phần không nhỏ tạo ra sự ô nhiễm môi trường nước .
-Nước ngầm:
Nền đường nằm trên phần lớn là lớp đất á sét bên dưới là lớp đá gốc, nước ngầm cách mặt đất không sâu. Vì vậy chất lượng nước ngầm sạch không bị ô nhiễm. Do nước ngầm nằm cách mặt đất không sâu nên cần phải có biện pháp giảm hiện tượng mao dẫn.
Tác động đến không khí
Trên đường xe chạy suốt ngày đêm lượng khí thải của xe thải ra môi trường lớn khí thải của ô tô thải ra chủ yếu là khí CO2 và khí NO còn lại các khí khác ít. Mặt khác trong xăng có pha chì lượng khí thải ra môi trường là lớn khi lưu lượng xe lớn.
Xe chạy trên đường thì gây ra hiện tượng bụi do bánh xe bào mòn vào mặt đường, hiện trạng không khí bây giờ nồng độ bụi trong không khí chưa vượt quá mức cho phép,trong tương lai lưu lượng xe nhiều nồng độ bụi trong không khí lớn sẽ vượt quá mức cho phép.
8.2.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu
Các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thiết kế
Có chế độ bảo hộ lao động tốt để tránh những tai nạn, rủi do trong quá trình khảo sát thiết kế.
Tổ chức đời sống sinh hoạt cho công nhân, bố trí chỗ ăn, ở hợp lý để không gây ảnh hưởng nhiều đến dân cư xung quanh.
Vận chuyển máy móc, thiết bị thi công bằng xe chuyên dụng Các giải pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công
- Hạn chế việc gây tiếng ồn, rung bằng cách : Bảo hiểm tốt cho công nhân, tạm thời di chuyển dân cư (nếu có thể ), sử dụng máy móc đảm bảo tính kỹ thuật trên quan điểm môi trường ta khuyến khích việc dùng các kết cấu định hình, dùng biện pháp đóng cọc ép để giảm độ rung .
- Khoanh vùng khu thi công để tránh bụi, lầy lội và khí độc do việc xây dựng nền đường, trộn bê tông... gây ra.
- Có chế độ bảo hộ lao động tốt để tránh những tai nạn, rủi do.
- Tổ chức đời sống sinh hoạt cho công nhân, bố trí chỗ ăn, ở hợp lý để không gây ảnh hưởng nhiều đến dân cư xung quanh.
- Quy hoạch tốt công tác xây dựng, bố trí hợp lý chỗ để máy móc, thiết bị vật liệu sao cho chiếm dụng ít đất nhất.
PHẦN II
THIẾT KẾ KỸ THUẬT