Các biện pháp huy động vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại (Trang 26 - 31)

Để tạo đợc lợng vốn cần thiết, đủ mạnh cho các DNTM phải tích cực huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau có thể là nguồn từ ngân sách, vốn tự có của các cổ đông góp vào. Trong hoạt động kinh doanh, vốn kinh doanh có vai trò quan trọng đối với đổi mới thiết bị công nghệ, thay đổi phơng thức kinh doanh, phơng thức đáp ứng nhu cầu khách hàng trên thị trờng. Bên cạnh các nguồn vốn có thể huy động trong nội bộ doanh nghiệp nh phần vốn khấu hao cơ bản để lại doanh nghiệp, phần lợi nhuận không chia, tiền nhợng bán tài sản cố định mà…

vẫn không đáp ứng đợc nhu cầu vốn kinh doanh có thể dùng các hình thức huy động sau:

- Phát hành cổ phiếu.

- Phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi. - Phát hành trái phiếu công ty.

- Vay vốn dài hạn và trung hạn của ngân hàng.

- Sử dụng thiết bị máy móc hiện đại theo hình thức tín dụng thuê mua. - Liên kết đầu t với các doanh nghiệp trong ngoài nớc để phát triển công ty.

Để thực hiện đợc việc huy động vốn qua các hình thức trên, cần chú ý đến các biện pháp sau:

1. Biện pháp huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nớc.

Đây là nguồn vốn không chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn của doanh nghiệp nhng chính nó lại đóng vai trò rất quan trọng, tạo ra cốt vật chất cần

thiết cho doanh nghiệp có vốn đầu t kinh doanh. Đề nghị nhà nớc cấp bổ sung đủ 30% vốn lu động định mức cho những doanh nghiệp có phơng án và chiến l- ợc kinh doanh rõ ràng ở cả tầm ngắn, trung và dài hạn (đối với DNTM nhà nớc). Đặc biệt đối với những doanh nghiệp công ích, những doanh nghiệp kinh doanh ở ngành, hàng mũi nhọn, nhà nớc cần nới lỏng cơ chế khi cấp phát vốn. Trong những trờng hợp đặc biệt, nhà nớc có thể vận

dụng cấp cho các doanh nghiệp này lợng vốn lớn hơn định mức. Đồng thời, có cơ chế quản lý tốt nguồn vốn tránh thất thoát, tạo điều kiện cho các DNTM phát triển tốt trong lĩnh vực thơng mại – dịch vụ, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc.

2. Biện pháp huy động nguồn vốn từ ngân hàng.

Nguồn vốn này đợc các loại hình doanh nghiệp quan tâm nhất. Nhà nớc phải tạo ra môi trờng và hành lanh pháp lý thuận lợi để ngân hàng thực hiện đực nhiệm vụ là cầu nối cung tiền tệ cho các doanh nghiệp và ngợc lại doanh nghiệp là lực lợng thực hiện cầu tiền tệ, tránh ứ đọng, ùn tắc vốn trong các DNTM khi doanh nghiệp đang đói vốn.

Tiếp tục đổi mới phơng thức hoạt động của ngân hàng, vừa hạn chế thủ tục phiền hà, chồng chéo tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay đợc vốn nhanh chóng, kịp thời kinh doanh, vừa phải đảm bảo an toàn đồng vốn khi cho các doanh nghiệp vay. Ngân hàng nên xem xét tính hợp lý về thời gian và mức lãi suất cho vay phù hợp với loại hình DNTM, phù hợp với từng mặt hàng, ngành hàng và vòng chu chuyển của từng loại hàng hóa, cần nâng cao tỷ lệ khoản vay vốn trung và dài hạn nhất là vốn dài hạn đối với một số mặt hàng xuất khẩu chiến l- ợc, có thời gian chu chuyển dài. Bên cạnh đó phải có chính sách tài trợ đối với một số mặt hàng thiết yếu nh: giấy vở học sinh, lơng thực, một số mặt hàng thực hiện chính sách xã hội thông qua hỗ trợ lãi suất vay trong một thời gian…

nhất định.

Để đảm bảo vai trò to lớn của mình, ngành ngân hàng phải tạo ra các biện pháp để huy động đợc vốn.

Muốn ngành ngân hàng đợc vững mạnh cần có các nghị định của chính phủ hớng dẫn triển khai luật ngân hàng nhà nớc, luật tổ chức tín dụng và các luật khác có quan hệ hữu cơ, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, bảo toàn sự hoạt động của ngân hàng. Nếu thực hiện đợc tức là bảo đảm đợc vốn tiền gửi của dân vào ngân hàng.

Công tác huy động vốn tiền gửi của dân đối với ngân hàng phải đặt vào tầm quy mô chiến lợc là nhiệm vụ chính trị quan trọng phải thực hiện thờng xuyên, liên tục, không để xảy ra tình trạng có nơi, có lúc từ chối nhận tiền gửi của dân vì thừa vốn dù là tạm thời, đến khi cần vốn lại không huy động đợc vốn.

Lãi suất là biện pháp kinh tế thiết thực cho cả hai bên khách hàng và ngân hàng. Liên ngành tài chính – ngân hàng nhà nớc cần phải thống nhất khung và trần lãi suất huy động vốn giữa tiền gửi ngân hàng – kỳ phiếu – tín phiếu và trái phiếu kho bạc, không để xảy ra cạnh tranh lãi suất, tuy là hợp lý nhng lại có thể dẫn đến đổ vỡ các tổ chức tín dụng kém u thế về nguồn vốn.

Cơ chế vận hành nghiệp vụ tín dụng – ngân hàng cũng là biện pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn. Cần cải tiến mạnh mẽ và đồng bộ các chế độ, thể lệ, thủ tục hiện hành, đảm bảo an toàn theo điều kiện quản lý của ta nhng không xa rời thông lệ quốc tế để tạo hành lang thông thoáng cho dòng tiền vốn chảy vào ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn có thể là nguồn vốn không đợc ổn định, nhng vì có tính chất vào ra kế tiếp gối đầu nhau, thờng xuyên liên tục tạo cho ngân hàng nguồn vốn rất quan trọng, nếu cá thể lệ về tín dụng, sử dụng tài khoản, thanh toán không dùng tiền mặt cha thông thoáng thì khách hàng găm giữ tiền mặt không thanh toán qua ngân hàng làm cho ngân hàng thiếu nguồn vốn quan trọng này.

Nghiên cứu cho khách hàng kinh doanh sản xuất sử dụng tài khoản vãng lai (tài khoản tiền gửi vãng lai, tài khoản tiền vay vãng lai) để ngân hàng vừa đi vay vừa cho vay, sử dụng đợc vốn tín dụng; đồng thời huy động đợc nguồn vốn nhàn rỗi gửi vào ngân hàng.

Séc là công cụ thanh toán thay tiền mặt phải đợc lu hành nh tiền mặt trên toàn lãnh thổ theo nguyên tắc thơng phiếu (đổi chác, chuyển nhợng, thanh toán).

Khái niệm về tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn không nên quá cứng nhắc, mà phải vận dụng linh động nh thế nào để vừa đảm bảo an toàn nguồn vốn cho ngân hàng vừa thuận lợi cho ngời gửi tiền.

Cuối cùng là biện pháp an toàn vốn và bảo đảm giá trị đồng vốn cho ngời gửi. Bảo hiểm vốn tiền gửi là đúng nhng nếu nh bảo hiểm trực tiếp trên vốn tiền gửi thì ngân hàng phải hạ lãi suất để có khoản chi cho phí bảo hiểm. Do đó, ngoài việc bảo đảm an toàn và bình ổn hoạt động của toàn ngành ngân hàng, có thể tổ chức bảo hiểm tài sản để thế chấp nợ vay, quy chế bảo lãnh nợ vay phải có giá trị pháp lý để thu hồi nợ và cần có biện pháp bảo đảm giá trị tiền gửi trung và dài hạn, bằng cách lập quỹ bình ổn để bù đắp khi đồng tiền mất giá.

3. Phát triển công ty cổ phần.

Công ty cổ phần là đối tợng tìm nguồn vốn đầu t, quyết định đầu t, sử dụng vốn đầu t phát triển. Hiện nay, việc thành lập công ty cổ phần cũng nh thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nớc còn diễn ra chậm; nh ta đã biết công ty cổ phần là một chủ thể quan trọng để hình thành nên thị trờng vốn, do đó phải tiếp tục đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nớc, khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các nhà đầu t mua cổ phần.

Sửa đổi các quy định về việc thành lập công ty cổ phần, cơ chế phát hành cổ phiếu ban đầu khi thành lập và phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn đầu t, đa dạng hóa các hình thức góp vốn, các phơng thức phát hành cổ phiếu, cải tiến cơ chế mua bán, chuyển nhợng cổ phiếu.

Mở rộng hình thức phát hành trái phiếu, nhà nớc thực hiện việc bảo lãnh cho cac doanh nghiệp nhà nớc đủ điều kiện phát hành cổ phiếu trong nớc và ra nớc ngoài để tăng khả năng thu hút vốn trên thị trờng

Trong điều kiện kinh tế thị trờng ở nớc ta, việc xây dựng cơ chế tổ chức và hoạt động của các quỹ đầu t phát triển, trong đó có quỹ đầu t phát triển quốc gia là hết sức cần thiết. Định chế mới này là ngời chủ đầu t thực sự của hệ thống kinh tế quốc doanh, sử dụng vốn đầu t của ngân sách nhà nớc, tiếp nhận các nguồn vốn ODA dành cho đầu t phát triển, vốn vay từ các diịnh chế tài chính quốc tế, từ ngân sách trung ơng và từ dân c.

Định chế này là trung tâm cung cấp vốn đầu t phát triển cho tất cả các dự án đầu t của nhà nớc, các dự án của doanh nghiệp thơng mại, các tập đoàn kinh tế, các công ty liên doanh, công ty cổ phần…

5. Xây dựng và phát triển thị trờng thuê mua.

Đối với nớc ta hiện nay, việc thành lập thi trờng tín dụng thuê mua là một đòi hỏi bức bách; có thể nói tín dung thuê mua là một hình thức tín dụng đầu t có hiệu quả, đóng vai trò tài trợ và có ý nghĩa quan trọng ở các nền kinh tế đan phát triển (do có vốn đầu t thấp). Hoạt động tín dụng thuê mua gắn với lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt thích ứng với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang có nhu cầu vốn trung và dài hạn để đổi mới công nghệ thiết bị.

Nh dã biết, tín dụng thuê mua là một biện pháp thay thế vay vốn ngân hàng để đầu t nhà xởng, đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị. Công ty thuê mua sẽ mua sắm máy mó thiết bị theo yêu cầu của ngời sử dụng và cho ngời sử dụng thuê các tài sản này trong phần lớn thời kỳ hữu ích của tài sản.

Khác với vay trung vay dài hạn của ngân hàng, khác với thị trờng chứng khoán, trên thị trờng tín dụng thuê mua công ty thuê mua không chỉ cung cấp tín dụng bằng hiện vật, mà còn hỗ trợ, đào tạo và có thể nâng cao đợc hiệu quả sử dung tài sản thuê mua.

Nền kinh tế của nớc ta đang trong thời kỳ chuyển đổi với định hớng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, việc thành lập các công ty thuê mua có tác dụng:

- Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nớc cho các doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn (vì không phải đầu t một lần với số vốn lớn).

- Các doanh nghiệp không phải vay ngân hàng để đầu t các tà sản cố định (rất có ích cho những doanh nghiệp không có tài sản để thế chấp).

- Có thể áp dụng hình thức “thuê lại”, theo đó các doanh nghiệp có thể bán một phần tài sản của mình cho công ty thuê mua, đồng thời ký hợp đồng thuê lại các tài sản này.

Một phần của tài liệu Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w