Lưới ô vuông xây dựng 1. Thiết kế lưới

Một phần của tài liệu Do an tot nghiep LKC Thành lập lưới khống chế thi công trong xây dựng công trình công nghiệp (Trang 26 - 30)

2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ

2.2.3. Lưới ô vuông xây dựng 1. Thiết kế lưới

Lưới ô vuông xây dựng có các cạnh song song với trục chính của công trình hoặc trục của các thiết bị kỹ thuật, tạo thành các hình vuông hoặc hình chữ nhật. Tuỳ theo sự phân bố của các hạng mục công trình mà chiều dài cạnh của lưới ô vuông xây dựng có thể từ 100m đến 400m, phổ biến nhất là các lưới có chiều dài cạnh 200m. Để lắp ráp các thiết bị kỹ thuật trong các phân xưởng có thể thành lập lưới ô vuông với chiều dài cạnh từ 10 ÷20m. Điểm gốc của hệ toạ độ được chọn nằm ở góc Tây - Nam của khu vực để tất cả các điểm của lưới đều

có toạ độ dương.

2. Chuyển hướng gốc của lưới ra thực địa

Có thể chuyển hướng gốc dựa vào địa vật dạng tuyến nằm gần hướng gốc hoặc từ các điểm khống chế Trắc địa được lập trong giai đoạn khảo sát thiết kế.

Sơ đồ chuyển hướng gốc dựa vào các điểm khống chế như sau:

C

S3

β3

B A

S2 β2 S1 β1

Hình 2.6. Sơ đồ chuyển hướng gốc lưới ô vuông xây dựng ra thực địa

Toạ độ hai điểm A, B trên hướng gốc được xác định bằng đồ giải trên tổng bình đồ. Theo toạ độ của hai điểm này và toạ độ các điểm khống chế có trên khu vực, giải bài toán trắc địa nghịch để xác định các yếu tố bố trí β1, S1 và β2, S2. Để tránh sai lầm, nên chuyển ra thực địa điểm thứ ba C theo các yếu tố β3, S3. Sau khi chuyển các điểm A, B và C ra thực địa, tiến hành đo góc BAC và so sánh với góc 900, từ đó đánh giá được độ chính xác chuyển hướng gốc.

3. Các phương pháp thành lập lưới ô vuông xây dựng

Có hai phương pháp thành lập lưới ô vuông xây dựng dựa vào hướng gốc được đánh dấu trên thực địa:

a. Phương pháp trục

Trong phương pháp này người ta xác định ngay trên thực địa các điểm của lưới ô vuông bằng cách đặt chính xác các yếu tố thiết kế với độ chính xác

cho trước. Vì hai hướng gốc AB, AC được chuyển với độ chính xác không cao nên góc BAC có thể khác biệt so với góc 900. Tiến hành đo góc β từ 2 đến 3 vòng đo, sau đó tính độ lệch ∆β =900 −β, hiệu chỉnh vị trí các điểm B và C các số hiệu chỉnh ∆SB và ∆SC theo công thức:

ρ

β 1 2

⋅∆

=

SB AB ;

ρ

β 1 2

⋅∆

=

SC AC ( 2.7) Các khoảng cách AB1 và AC1 được xác định trên tổng bình đồ.

SB

∆ D

B1 B

C

R E

A C1 ∆SC

F

Hình 2.7. Sơ đồ bố trí lưới ô vuông xây dựng bằng phương pháp trục.

Vị trí các điểm đã hiệu chỉnh B và C được đánh dấu trên thực địa. Dọc theo các trục này (được định hướng bằng máy kinh vĩ) đặt các đoạn bằng chiều dài cạnh của lưới. Việc đặt cạnh được thực hiện bằng thước thép đã kiểm nghiệm hoặc bằng máy đo dài điện tử. Khi kết thúc bố trí trên các hướng này, tại các điểm cuối D, E, R, F tiến hành dựng các góc vuông và tiếp tục bố trí cạnh theo chu vi lưới. Sau đó thay thế các mốc tạm thời bằng các mốc cố định, tạo nên bốn vòng đa giác khung. Trên các hướng giữa các điểm tương ứng của bốn vòng đa giác khung, bố trí và đánh dấu các điểm chêm dày bên trong lưới.

Nếu khu đo có diện tích không lớn và các đỉnh của lưới được bố trí với độ chính xác cao thì toạ độ nhận được sẽ không khác nhiều so với thực tế. Tuy nhiên khi lưới có kích thước lớn, khó có thể thực hiện được việc bố trí với độ chính xác cao và lưu ý tất cả các số hiệu chỉnh khoảng cách, điều này gây khó khăn cho công tác bố trí công trình về sau. Do vậy phương pháp này chỉ nên áp

dụng khi khu vực xây dựng công trình có diện tích không lớn, hoặc công tác bố trí đòi hỏi độ chính xác không cao, với độ lệch toạ độ các điểm so với giá trị thiết kế trong khoảng 3 ÷5cm có thể bỏ qua.

b. Phương pháp hoàn nguyên

Để phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp,các dãy nhà,tòa nhà thì mạng lưới ô vuông xây dựng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Có độ chính xác thỏa mãn yêu cầu đo vẽ tỷ lệ lớn và yêu cầu bố trí công trình.

- Có tọa độ thực tế của các điểm đúng bằng với tọa độ thiết kế của chúng.

Lưới ô vuông thành lập theo phương pháp hoàn nguyên điểm có thể đáp ứng được các yêu cầu trên. Nội dung phương pháp hoàn nguyên như sau:

- Dựa vào hướng khởi đầu đã chuyển ra thực địa ta bố trí một mạng lưới có chiều dài cạnh các ô của lưới đúng như thiết kế. Việc đo đạc được tiến hành bằng máy kinh vĩ và thước thép với độ chính xác lập lưới vào khoảng 1/1000 ÷ 1/2000. Tất cả các điểm đỉnh ô vuông được đóng cọc tạm thời và lưới này được gọi là “ lưới gần đúng ”

- Sau đó người ta lập các bậc lưới khống chế Trắc địa trên toàn bộ mạng lưới vừa lập để xác định tọa độ thực tế của các điểm tạm thời nói trên. So sánh các tọa độ này với tọa độ thiết kế tương ứng sẽ tìm được các đại lượng hoàn nguyên về góc và chiều dài. Từ đó xê dịch các điểm để có vị trí đúng của chúng (công việc này gọi là hoàn nguyên điểm). Thay thế các điểm tạm thời vừa được hoàn nguyên bằng các mốc bê tông chắc chắn;

- Trước khi đưa mạng lưới vào phục vụ công tác bố trí người ta tiến hành đo kiểm tra để xác minh độ chính xác của việc hoàn nguyên và sau đó công nhận tọa độ các điểm đúng bằng tọa độ thiết kế;

- Vì các đại lượng hoàn nguyên thường không lớn hơn 2 ÷3m và có thể đo ở thực địa với độ chính xác đến 3mm, nên độ chính xác của việc lập lưới ô vuông xây dựng theo phương pháp này chủ yếu phụ thuộc vào độ chính xác xác định tọa độ các điểm tạm thời, tức là phụ thuộc vào độ chính xác lập các bậc lưới khống chế.

Việc hoàn nguyên điểm có thể không phải làm ngay trên toàn bộ mạng lưới, do vậy khu vực nào cần ưu tiên xây dựng trước sẽ tiến hành hoàn nguyên trước, còn các phần khác của mạng lưới sẽ tiếp tục hoàn thiện sau.

Một phần của tài liệu Do an tot nghiep LKC Thành lập lưới khống chế thi công trong xây dựng công trình công nghiệp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w