2.3. ƯỚC TÍNH ĐỘ CHÍNH XÁC THÀNH LẬP LƯỚI
2.4.1. Lưới thành lập theo phương pháp đo góc - cạnh
Kết quả ước tính độ chính xác các bậc lưới thiết kế theo phương pháp ước tính chặt chẽ được dựa vào sai số trung phương đo góc và đo cạnh dự kiến, nếu độ chính xác các đại lượng đặc trưng của lưới đạt yêu cầu thì sai số đo đạc dự kiến sẽ là cơ sở cho việc chọn máy móc và dụng cụ đo. Trước khi đem máy đi đo cần kiểm nghiệm máy thật cẩn thận theo đúng quy định.
Ngày nay các máy toàn đạc điện tử đang được sử dụng rộng rãi vào công tác đo đạc các bậc lưới khống chế. Dưới đây là hình ảnh và chỉ tiêu kỹ thuật của một số loại máy toàn đạc điện tử đang được sử dụng trong thực tế sản xuất:
a. TC 305 b. GTS 223 c. DT 510 d. DTM 352 Hình2.11: Hình ảnh về một số máy toàn đạc điện tử hiện nay Bảng 2.1: Thông số kĩ thuật của một số máy toàn đạc điện tử Loại máy Hãng sản
xuất
Tầm hoạt
động Độ chính xác đo
Cạnh Góc
SET 3B SOKKIA
Nhật Bản 2.4km ±(3mm+3.10-6D) ±3” 7.4Kg SET 5E SOKKIA
Nhật Bản 2.2km ±(3mm+3.10-6D) ±5” 5.2Kg TC-1800 LEICA
Thuỵ Sỹ 2.5km ±(2mm+2.10-6D) ±1” 6.4Kg TC-1100 LEICA
Thuỵ Sỹ 2.5km ±(2mm+2.10-6D) ±3” 6.1Kg
TC-605 LEICA
Thuỵ Sỹ 1.8km ±(3mm+3.10-6D) ±5” 4.2Kg TCR-305 LEICA
Thuỵ Sỹ
3.2km
(80m) ±(2mm+2.10-6D) ±5” 4.2Kg DTM-450 NIKON
Nhật Bản 2.4km ±(2mm+2.10-6D) ±2” 6.1Kg DTM-550 NIKON
Nhật Bản 2.7km ±(2mm+2.10-6D) ±1” 4.9Kg NPL-820 NIKON
Nhật Bản
2.4km
100m ±(3mm+3.10-6D) ±3” 5.9Kg
GTS-223 TOPCON
Nhật Bản 2.0km ±(3mm+3.10-6D) ±3” 4.9Kg GTS-301 TOPCON
Nhật Bản 2.0km ±(2mm+2.10-6D) ±1” 5.9Kg GTS-605 TOPCON
Nhật Bản 2.0km ±(3mm+3.10-6D) ±5” 5.9Kg GTS-701 TOPCON
Nhật Bản 2.0km ±(2mm+2.10-6D) ±1” 5.9Kg
1. Công tác đo góc
Công tác đo góc trong lưới trắc địa phục vụ cho công trình công nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Nhiệt, khói bụi từ các nhà máy, mặt đường nhựa, các kết cấu thép và bê tông dưới tác động của Mặt trời sẽ tạo nên “tiểu khí hậu” làm thay đổi chế độ dẫn nhiệt, quá trình bốc hơi và tích tụ hơi nước;
- Nhiều chướng ngại vật đối với tia ngắm;
- Các điểm khống chế phân bố ở những độ cao khác nhau, chiều dài các cạnh ngắn;
- Các điểm khống chế đặt trên nhà hoặc trên đường có thể bị rung.
Do các điều kiện trên, tia ngắm đi qua nhiều trường chiết quang cục bộ và không ổn định. Các trường chiết quang đó thay đổi theo không gian và thời gian.
Vì vậy cần phải chọn thời gian đo góc hợp lý.
Do cạnh của lưới ngắn nên cần đặc biệt chú ý đến độ chính xác của định tâm máy và định tâm tiêu ngắm. Các nguồn sai số ảnh hưởng đến độ chính xác đo góc bao gồm:
- Sai số do máy;
- Sai số do định tâm máy;
- Sai số do định tâm tiêu ngắm;
- Sai số đo ngắm;
- Sai số do ảnh hưởng của môi trường đo.
a.Ước tính số vòng đo góc tại một trạm máy Số vòng đo góc được tính theo công thức:
2 2 0 2
2
) 2
( 5
mβ
m
n= mV + ( 2.59)
Trong đó:
n - là số vòng đo góc;
m0 - là sai số đọc số;
mV - là sai số bắt mục tiêu.
Ở điều kiện thường V x
m V 60''
=
Với Vx là độ phóng đại của ống kính.
b. Ước tính các hạn sai đo đạc tại một trạm đo góc
- Độ chênh cho phép giữa các vòng đo được tính theo công thức:
β1v ≤2 n.mβ
∆ ( 2.60)
Trong đó n là số vòng đo góc đã tính được
- Độ chênh cho phép giữa hai nửa vòng đo được tính theo công thức:
β nmβ
v 2 2 .
2
1 ≤
∆ ( 2.61)
- Độ chênh cho phép giữa 2 giá trị 2C bất kỳ:
mβ
n C 4 .
2 ≤
∆ ( 2.62)
c. Ước tính sai số định tâm máy, định tâm tiêu ngắm - Sai số định tâm máy
Sai số đo góc do ảnh hưởng của sai số định tâm máy được tính theo công thức:
" 122
2 1
= S −
S S
mdtm edtm ρ ( 2.63)
Trong đó :
edtm- là khoảng cách tính từ hình chiếu trục quay điểm đứng máy tới tâm máy.
S1, S2 - là khoảng cách từ máy tới mục tiêu 1 và 2.
S 1.2 - là khoảng cách giữa hai mục tiêu 1 và 2.
Ảnh hưởng của sai số định tâm máy là lớn nhất khi : S1 = S2 = S 1.2 = S Khi đó: "
2ρ S mdtm = edtm
Ta thấy ảnh hưởng của sai số định tâm máy sẽ lớn nhất khi khoảng cách S nhỏ nhất.
Sai số đo góc chịu ảnh hưởng tổng hợp của 5 nguồn sai số chính, coi ảnh hưởng của 5 nguồn sai số là như nhau ta có ảnh hưởng của sai số định tâm máy đến kết quả đo góc là :
5
"
2 .
" 5
2ρ β Sρmβ
m e S
mdtm = edtm = ⇒ dtm = ( 2.64) - Sai số định tâm tiêu ngắm
Công thức tính sai số định tâm tiêu ngắm là:
2 2 2 1
" 1
2 S S
mdtt edtt
= ρ + ( 2.65) Trong đó :
edtm- là khoảng cách tính từ trục chiếu bằng của bảng ngắm tới tâm mốc;
S1, S2 - là khoảng cách từ máy tới tiêu 1 và 2.
Lấy S1 = S2 = S và coi ảnh hưởng của sai số định tâm tiêu bằng 1/5 sai số đo góc ta có ảnh hưởng của sai số định tâm tiêu ngắm đến kết quả đo góc là :
5
"
.
" 5
ρ mβ e ρmβ S S
mdtt = edtt = ⇒ dtt = ( 2.66)
Ảnh hưởng của sai số định tâm tiêu ngắm sẽ lớn nhất khi khoảng cách S nhỏ nhất.
2. Công tác đo cạnh
Để giảm ảnh hưởng của các vùng “tiểu khí hậu” đến công tác đo dài bằng máy toàn đạc điện tử cần áp dụng một số biện pháp:
- Chọn thời gian đo thích hợp, nên đo vào ngày râm mát;
- Chọn máy đo thích hợp.
Trình tự đo cạnh ngoài thực địa như sau:
- Định tâm cân bằng máy chính xác;
- Tiến hành đo đi đo về theo 2 chiều thuận nghịch. Mỗi lần đo cần phải đọc số 3 lần để lấy kết quả trung bình;
- Xác định nhiệt độ môi trường và áp suất khí quyển ở 2 đầu cạnh để tính số cải chính ảnh hưởng của môi trường.
2.4.2. Lưới thành lập bằng công nghệ GPS