TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Một phần của tài liệu skkn NÂNG CAO NĂNG lực vận DỤNG KIẾN THỨC vật lý vào GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO học SINH PHỔ THÔNG (Trang 32 - 35)

B. Kế hoạch dạy học của Chủ đề Số tiết: 3 TIẾT

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tổ chức dạy học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong đó có sử dụng các kỹ thuật dạy học để tổ chức hoạt động động học tập theo nhóm.

TIẾT THỨ NHẤT

Hoạt động 1. Phát hiện vấn đề (20 phút)

TT Bước Nội dung

1 Chuyển giao nhiệm vụ

Giải thích các hiện tượng sau:

+ Hơ nóng không khí trong cốc thủy tinh rồi úp xuống chậu nước thì thấy nước dâng cao lên trong cốc.

+Tăng áp suất trong lốp xe khi bơm.

+Bong bóng khí to ra khi nổi từ đáy hồ lên mặt nước.

+Quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào trong nước nóng sẽ phồng trở lại.

2 Thực hiện nhiệm vụ

-Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập số 1 và giải thích các hiện tượng đã nêu trên.

3 Báo cáo, thảo luận

-GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp -Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp

-Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra các ý kiến thảo luận -GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.

4 Phát biểu vấn đề

- Qua thảo luận làm bộc lộ các thông số đặc trưng cho trạng thái của một khối lượng khí là nhiệt độ, áp suất và thể tích và khi một khối lượng khí xác định chuyển trạng thái thì các thông số này có thể thay đổi.Từ đó xuất hiện vấn đề : Đối với một khối lượng khí xác định, khi chuyển trạng thái thì mối quan hệ giữa các thông số trạng thái của khí có tuân theo quy luật không? Nếu có thì quy luật đó thế nào ?

Hoạt động 2. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề (25 phút)

TT Bước Nội dung

1 Chuyển giao nhiệm vụ

-Đề nghị học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi “Làm thế nào để biết được: Đối với một khối lượng khí xác định, khi chuyển trạng thái thì mối quan hệ giữa các thông số trạng thái của khí có tuân theo quy luật không?

Nếu có thì quy luật đó thế nào ?”

2 Thực hiện nhiệm vụ

- Thảo luận nhóm để đề xuất giải pháp 3 Báo cáo, thảo

luận

-GV hướng dẫn thảo luận trước lớp-Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp -Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra các ý kiến thảo luận

4 Lựa chọn giải pháp

- GV phân tích các giải pháp do học sinh đề xuất, kết luận:

+ Thực tế có xảy ra trường hợp một khối lượng khí xác định chuyển trạng thái mà một trong 3 thông số V; P; T không thay đổi. Hơn nữa việc nghiên cứu các đẳng quá trình để tìm được mối quan hệ giữa 2 thông số trạng thái sẽ phù hợp với nhận thức của học sinh.

+ Có hai con đường nghiên cứu các đẳng quá trình để tìm được mối quan hệ giữa 2 thông số trạng thái:

* Dựa vào thuyết động học phân tử chất khí và thuyết cấu tạo chất để suy luận.

* Đề xuất giả thuyết và tiến hành TN kiểm tra giả thuyết TIẾT THỨ 2

Hoạt động 3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề Bước 1. Chia nhóm, phân công nhiệm vụ (10p’)

*GV : - Chia các HS trong lớp thành 6 nhóm hợp tác, mỗi nhóm có 6 HS

- Ở mỗi nhóm hợp tác cử 2 HS nhận một nhiệm vụ, gọi là các chuyên gia. Nêu nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm hợp tác ( từng chuyên gia)

TT Nhiệm vụ

Chuyên gia 1 ( 2 em HS) Khảo sát mối quan hệ giữa áp suất và thể tích của một khối khí xác định khi nhiệt độ không đổi. Hoạt động theo phiếu học tập 1

Chuyên gia 2( 2 em HS) Khảo sát mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ của một khối khí khi thể tích không đổi. Hoạt động theo phiếu học tập 2

Chuyên gia 3( 2 em HS) Khảo sát mối quan hệ giữa thể tích và nhiệt độ của một khối khí khi áp suất không đổi. Hoạt động theo phiếu học tập 3

- Phân công địa điểm làm việc cho mỗi nhóm chuyên gia gồm 6 HS cùng số. Đề nghị mỗi nhóm cử nhóm trưởng và thư kí.

* HS : - Họp nhóm hợp tác, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên

- Các thành viên trong cùng 1 nhóm chuyên gia về địa điểm được phân công, cử nhóm trưởng và thư kí.

Bước 2. Nhóm chuyên gia làm việc ( 35 phút)

* GV : -Phát phiếu học tập cho các nhóm chuyên gia

- Quan sát hoạt động của các nhóm để kịp thời điều chỉnh khi có nhóm đi chệch hướng đồng thời khuyến khích các nhóm hoạt động tích cực.

- Có thể gợi ý nếu học sinh gặp khó khăn trong khi giải quyết vấn đề

-Thu phiếu học tập của nhóm chuyên gia để đánh giá kết quả làm việc, góp ý với từng nhóm và trả lại cho các nhóm trước buổi nhóm hợp tác làm việc.( làm việc ở nhà)

*HS : - Các nhóm chuyên gia xác định nhiệm vụ học tập, trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập số 3

- Tiếp nhận những góp ý của giáo viên, trao đổi, chỉnh sửa để có thể trình bày trước nhóm hợp tác.( làm việc ở nhà)

TIẾT THỨ 3

Bước 3. Nhóm hợp tác làm việc (10phút)

*GV : - Đề nghị học sinh trở về nhóm hợp tác và từng chuyên gia trình bày kết quả nghiên cứu của mình trước toàn nhóm.

- Phát phiếu học tập số 4

- Quan sát hoạt động của các nhóm để kịp thời điều chỉnh khi có nhóm đi chệch hướng đồng thời khuyến khích các nhóm hoạt động tích cực.

- Có thể gợi ý nếu học sinh gặp khó khăn khi giải quyết vấn đề.

*HS : - Trở về nhóm hợp tác

- Từng chuyên gia trình bày lần lượt kết quả học tập ở phiếu học tập số 3.

-Các thành viên khác lắng nghe và thảo luận sau mỗi lần trình bày của một chuyên gia.

- Thảo luận, trả lời lần lượt câu hỏi trên phiếu học tập số 4 vào giấy A3.

Bước 4. Báo cáo kết quả (hoạt động cả lớp - 10phút)

*GV : - Đề nghị các nhóm hợp tác dán trên bảng câu trả lời ở phiếu học tập số 4 hoặc đăng ký trình bày bằng PowerPoint

-Hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi. Xác nhận ý kiến đúng.

* HS : -Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập số 4. -Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra các ý kiến thảo luận

Bước 5. Đánh giá kết quả học tập

- GV Thể chế hóa kiến thức , HS Ghi nhận kiến thức.

- nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và các nhóm đánh giá các cá nhân.

Xây dựng phương trình trạng thái của khí lí tưởng (10phút )

TT Bước Nội dung

1 Chuyển giao nhiệm vụ

- Chia nhóm HS

- Phát phiếu học tập số 5 cho mỗi nhóm

-Đề nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 10 phút 2 Thực hiện

nhiệm vụ

- Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập theo Phiếu học tập số 5

3 Báo cáo, thảo luận

-Hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp -Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp

-Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra các ý kiến thảo luận - GV, xác nhận ý kiến đúng.

4 Kết luận - Ghi nhận Phương trình trạng thái của khí lí tưởng -Từ phương trình trạng thái, suy luận tìm các công thức mô tả nội dung 3 định luật chất khí.

Hoạt động 4. Tổng kết bài học (10phút )

TT Bước Nội dung 1 Chuyển giao

nhiệm vụ

- Tổ chức cuộc thi “Đi tìm từ khóa” giữa các nhóm - Nêu thể lệ cuộc thi

- Xây dựng sơ đồ tư duy cho cả chủ đề.

2 Thực hiện nhiệm vụ

- Tham gia cuộc thi . Trả lời các câu hỏi. Mỗi câu trả lời chính là một từ khóa trong sơ đồ tư duy.

- Xây dựng sơ đồ tư duy.

4 Tổng kết cuộc thi

- GV công bố kết quả cuộc thi , nhận xét kết quả sản phẩm sơ đồ tư duy của các nhóm HS.

- Giao nhiệm vụ về nhà:

+ Làm bài tập.

+ Mỗi HS tự hoàn thiện sơ đồ tư duy của chủ đề cho riêng mình.

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CỦA CHỦ ĐỀ

Một phần của tài liệu skkn NÂNG CAO NĂNG lực vận DỤNG KIẾN THỨC vật lý vào GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO học SINH PHỔ THÔNG (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w