Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp a. Ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG TSCĐ DNTN sơn HƯNG TRUNG (2) (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SƠN HƯNG TRUNG

2.1. Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp tư nhân Sơn Hưng Trung

2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp a. Ngành nghề kinh doanh

DNTN Sơn Hưng Trung là một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề nhưng chủ yếu là sản xuất gạch tuynel đáp ứng nhu cầu xây dựng dân dụng.

Bảng 2.1 : Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

STT Tên Ngành Mã Ngành

1 Xây dựng công trình dân dụng 4100

2 Xây dựng công trình công nghiệp -

3 Xây dựng công trình giao thông 4210

4 Xây dựng công trình thuỷ lợi ; XD công trình nước sinh hoạt ; 4290

5 Kinh doanh vận tải hàng hoá ; 4993

6 Sản xuất, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng ; -

7 Sản xuất kinh doanh nội thất văn phòng ; -

8 Đại lý ô tô xe có động cơ khác. 4513

(Nguồn : phòng kế toán) b. Sản phẩm sản xuất kinh doanh chính

Doanh nghiệp sản xuất ra các loại sản phẩm chính như : - Gạch 2 lỗ

- Gạch 4 lỗ - Gạch 6 lỗ

2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp

2.1.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý

Bảng 2.2: Số lao động của doanh nghiệp 2015

Stt Nội dung Lao động

1. - Giám đốc DN 1

2. -Phó giám đốc diều hành 2

3. - Phòng tổ chức hành chính 2

4. - Phòng kế toán & tiền lương 6

5. - Phòng kỹ thuật 5

6. - Phòng kinh doanh bán hàng 12

7. - Phân Xưởng lò nung 15

8. - Phân xưởng cơ khí 12

9. - Phân Xưởng chế biến - Tạo hình 55

10. - Phân xưởng phơi đảo 50

Tổng 160

(Nguồn: phòng nhân sự)

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của DNTN Sơn Hưng Trung

P.Giám đốc tài chính Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tiền lương

Phòng kế toán

Phòng kinh doanh bán hàng P. Giám đốc điều hành nhà máy gạch

(Nguồn: phòng hành chính)

2.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, phân xưởng a. Đứng đầu doanh nghiệp là giám đốc doanh nghiệp:

- Giám đốc: Có chức năng quản lý, kiểm tra và giám sát hoạt động của doanh nghiệp và là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng, trước pháp luật về điều hành doanh nghiệp.

- Giám đốc điều hành: Phụ trách về kỹ thuật, giúp giám đốc doanh nghiệp điều hành trực tiếp sản xuất đôn đốc, kiểm tra mọi hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và hoạt động của dây chuyền.

b. Chức năng của các phòng ban:

Giám đốc doanh nghiệp

Phân xưởng cơ khí,than Phân xưởng

chế biến tạo hình

Phân xưởng phơi đảo

bốc xếp

Phân xưởng lò

nung

- Phòng tổ chức hành chính: Phòng có chức năng xây dựng phương án tổ chức, chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, giúp giám đốc tổng hợp chính sách về BHXH – BHYT – BHTN đối với người lao động. Giải quyết các thủ tục hành chính trong nội bộ doanh nghiệp.

- Phòng kế toán:

Là cơ quan tham mưu, kế hoạch của Doanh nghiệp giúp cho Doanh nghiệp về các lĩnh vực kế hoạch, sản xuất kinh doanh, chế độ chính sách cho người lao động.

Tham mưu giúp giám đốc Doanh nghiệp xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh, xác định chiến lược sản phẩm, nguồn hàng, tạo thị trường kinh doanh phù hợp với năng lực của Doanh nghiệp.

- Phòng kế hoạch tiền lương: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất, làm định mức cho các loại sản phẩm cho từng phân xưởng.

- Phòng kinh doanh bán hàng:

Tham mưu giúp giám đốc Doanh nghiệp xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh.

Chủ trì việc lập kế hoạch kinh doanh gạch, ô tô Cửu Long trong dài hạn, ngắn hạn và đột xuất theo nhiệm vụ.

Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, tổ chức mạng lưíi tiêu thụ hàng hoá, tìm hiểu các nhà cung ứng để chuẩn bị cho việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Chuẩn bị các điều kiện, các yếu tố, các biện pháp tham mưu cho Chỉ huy phân xưởng giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên.

- Phòng kỹ thuật:

Chỉ đạo sản xuất, đảm bảo cho dây chuyền hoạt động tốt, sản phẩm đạt chất lượng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chọn lựa kỹ thuật hợp lý cho mỗi quy trình, kiểm tra quy trình sản xuất, đề xuất ý kiến tiết kiệm nguyên liệu. Quản lý toàn bộ máy móc, dây chuyền công nghệ trong doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát việc sử dụng máy móc thiết bị, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế máy móc thiết bị.

c. Các phân xưởng:

- Phân xưởng chế biến tạo hình: Có nhiệm vụ sản xuất gạch mộc.

- Phân xưởng phơi đảo bốc xếp: Phơi gạch, bốc gạch thành phẩm lên xe

- Phân xưởng ra lò, xếp goòng: Thành phẩm ra lò xếp thành phẩm ra bãi chứa thành phẩm. Xếp goòng: Xếp gạch khô lên goòng để cho vào lò sấy.

- Phân xưởng cơ khí, than: Sửa chữa các thiết bị trong qua trình vận hành sản xuất bị háng và xay than để phục vụ cho phân xưởng chế biến tạo hình và phân xưởng lò nung.

- Phân xưởng lò nung: Theo dâi nhiệt độ trong quá trình đốt gạch, tăng giảm nhiệt để đảm bảo gạch thành phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình công nghệ.

Thành phẩm ra lò đảm bảo an toàn chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao xếp thành phẩm ra bãi chứa thành phẩm.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG TSCĐ DNTN sơn HƯNG TRUNG (2) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w