Các tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 1. Các tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐẦU tư PHÁT TRIỂN tại tòa SOẠN báo NHÂN dân GIAI đoạn 2011 2014, THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 26 - 30)

Kết quả trực tiếp đạt được của hoạt động đầu tư phát triển được phản ánh thông qua các tiêu chí thể hiện mức độ đạt được trong quá trình thi công xây dựng công trình, sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực không chỉ cho chủ đầu tư, mà cho cả nền kinh tế. Việc xác định chính xác các chỉ tiêu kết quả của hoạt động đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư, trong công tác quản lý hoạt động đầu tư ở các cấp độ quản lý.

1.5.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện.

- Khái niệm :

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt

- Theo văn bản quản lý hiện hành, các khoản chi phí này được thể hiện như sau : o Chi phí xây dựng

o Chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị

o Chi phí quản lý dự án

o Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng o Các loại chi phí khác.

1.5.1.2. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm - Tài sản cố định huy động :

Tài sản cố định huy động là những công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập ( làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư ) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động ngay được.

Cõ̀n phõn biợ̀t rừ giữa cỏc trường hợp huy động bộ phọ̃n và huy động toàn bộ:

o Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tượng, từng hạng mục xây dựng của công trình vào hoạt động ơ những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định

o Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng, hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và sẵn sàng sử dụng ngay.

Nhìn chung, đối với các công cuộc đầu tư quy mô lớn,có nhiều đối tượng, hạng mục xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì được áp dụng hình thức huy động bộ phận sau khi từng đối tượng, hạng mục đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, lắp đặt. Còn đối với những công cuộc đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn thì áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất cả các đối tượng, hạng mục công trình đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, lắp đặt.

- Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Khi các TSCĐ được huy động vào sử dụng, chúng làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho doanh nghiệp, ngành, địa phương, vùng và cho nền kinh tế. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các TSCĐ đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. Các chỉ tiêu thể hiện năng lực sản xuất như công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các

TSCĐ được huy động như : số căn hộ, số mét vuông nhà ở, trường học, số giường nằm trong bệnh viện,…

1.5.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.

Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả

kinh tế- xã hội đạt được các mục tiêu của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.

Hiệu quả đầu tư trong các doanh nghiệp được xem xét theo hai góc độ: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.

1.5.2.1. Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau;

- Sản lượng tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp:

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh sản lượng tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu mức tăng của sản lượng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.

- Doanh thu tăng thêm so với vốn vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp:

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh thu tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Nó cho biết mức doanh thu tăng thêm tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.

- Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư:

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.

Trị số của các chỉ tiêu này càng lớn thì thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp càng cao.

- Hệ số huy động tài sản cố định:

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh giá trị TSCĐ mới tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trong kỳ nghiên cứu. Nó phản ánh mức độ đạt được kết quả của hoạt động đầu tư trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện của doanh nghiệp.

Trị số của các chỉ tiêu này càng lớn thì phản ánh doanh nghiệp đã thực hiện thi công dứt điểm, nhanh chóng huy đông các công trình vào hoạt động, giảm được tình trạng ứ đọng vốn.

1.5.2.2. Hiệu quả kinh tế- xã hội của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

Hệ thống các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp như sau:

- Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh tổng mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đóng góp cho ngân sách với mức tăng thêm là bao nhiêu.

- Mức thu nhập (hay tiền lương của người lao động) tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh tổng thu nhập của người lao động tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư

phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đem lại mức thu nhập của người lao động tăng thêm là bao nhiêu.

- Số chỗ việc làm tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh tổng số chỗ việc làm tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra số chỗ việc làm tăng thêm là bao nhiêu.

- Mức độ chiếm lĩnh thị trường:

Được tính bằng tỷ số giữa doanh thu do bán sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường so với tổng doanh thu do tiêu thụ sản phẩm cùng loại tại thị trường này.Kết quả chỉ tiêu này càng lớn cho thấy mức chiếm lĩnh thị trường và hiệu quảđầu tư của doanh nghiệp càng lớn.

Một phần của tài liệu ĐẦU tư PHÁT TRIỂN tại tòa SOẠN báo NHÂN dân GIAI đoạn 2011 2014, THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w