1.6.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp:
- Khả năng huy động và tái sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp:
Nguồn vốn của doanh nghiệp là một nhân tố vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp muốn thực hiện một dự án thì cần có một lượng vốn đầy đủ và không để bỏ lỡ những dự án tốt thì doanh nghiệp cần một lượng vốn dồi dào hay một khả năng huy động vốn linh hoạt. Nhất là đối với các doanh nghiệp xây dựng khi mà khả
năng tái sử dụng vốn thực sự khó khi các dự án thường kéo dài do vậy dẫn đến việc tồn đọng vốn vào các công trình trong xây dựng. Do vậy việc huy động vốn là một vấn đề thiết yếu của các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng.
- Đội ngũ nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp:
Nhõn tụ́ con người là nhõn tụ́ cụ́t lừi của mỗi doanh nghiợ̀p. Là lực lượng chủ chốt, trực tiếp vận hành hoạt động của doanh nghiệp. Mọi máy móc, khoa học công nghệ có hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào trình độ tay nghề cũng như khả
năng của người lao động. Do vậy các doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao trong sản xuất, hoạt động kinh doanh thì không những chỉ đầu tư cho máy móc cơ sở vật
chất mà còn phải đầu tư cho yếu tố con người. Đặc biệt trong thời đại máy móc công nghệ cực kì phát triển như hiện nay thì trình độ tay nghề của người lao động đề phù hợp cũng như tối ưu hóa khả năng của thiết bị công nghệ càng đóng vai trò quan trọng, một lưỡi kiếm sắc lại vào tay một gã nông dân thì thật uổng phí. Do đó, chiến lược đầu tư phát triển của mỗi doanh nghiệp thì nhân tố con người cần được đặt lên hàng đầu, cùng với đó là các chương trình đào tạo, chính sách đãi ngộ cũng như biện pháp nhằm thu hút nhân tài ở các doanh nghiệp cần được quan tâm và phát huy tích cực.
Đội ngũ quản trị đóng vai trò là đầu não trong doanh nghiệp. Họ là những người điều hành, quản lí và định hướng một hướng đi đúng đắn cho mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ cũng như từng củ chỉ, quyết định đúng đắn của những con người này.
- Máy móc cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp:
Là một phần của mỗi doanh nghiệp, là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có máy móc thiết bị lạc hậu thì hẳn là kéo theo hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ. Không những thế, cùng với thời gian sự hao mòn của máy móc, cơ sở vật chất mài mòn hoặc không còn phù hợp với nhu cầu sản xuất hiện đại, dịch vụ hiện đại. Tất cả những điều trên đều đòi hỏi sự quan tâm nhất định đến yếu tố này nhằm mở rộng sản xuất và hiện đại hóa sản phẩm của mình trong chiến lược đầu tư phát triển lâu dài.
- Định hướng, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp:
Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến con đường đi của mỗi doanh nghiệp, là cơ sở giúp doanh nghiệp có thể chèo lái đến thành công trong tương lai. Đặc biệt, trong môi trường kinh tế phát triển và luôn biến động như hiện nay thì việc xây dựng các kế hoạch, mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp chính là phương thức hữu hiệu để loại bỏ bớt các yêú tố rủi ro do môi trường kinh tế đem lại. Do vậy, mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp trong từng thời kì tác động đến việc đầu tư của doanh nghiệp, hoạt động đầu tư phải dựa vào định hướng phát triển của doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở cho việc đầu tư của doanh nghiệp, các kế hoạch đầu tư được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển, các kế hoạch đầu tư chính là việc hiện thực hoá dần các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
1.6.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:
- Đối thủ cạnh tranh:
Không khó để nhận biết đối thủ cạnh tranh. Họ chính là những người đe dọa trực tiếp tới lượng khách hàng, doanh thu, lợi thuận, thị trường, thậm chí là sự sinh tồn của doanh nghiệp. Từng chiến lược mới, sản phâm mới của đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới bước đi cũng như định hướng phát triển của một doanh nghiệp. mỗi doanh nghiệp phải biết linh hoạt, cẩn trọng trong từng hoạt động của mình đối với những đối thủ cạnh tranh, phải lên chiến lược đối phó, chủ động tấn công hoặc vô hiệu hóa chiêu đòn của đối thủ. Để lên được chiến lược này, điều tiên quyết là phân tích đối thủ.
- Các nhân tố kinh tế:
+ Lãi suất:
Do điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, các kênh huy động vốn đối với DN còn rất hạn chế nên nguồn vốn từ các Ngân hàng luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, do đó, lãi suất tiền vay của các NHTM luôn có tác động rất lớn đến hoạt động đầu tư phát triển của các DN.
Trong quan hệ tín dụng giữa DN và Ngân hàng, lãi suất tiền vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các DN phải trả cho người cho vay là các NHTM. Đối với các DN, lãi suất tiền vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình đầu tư phát triển. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của DN và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ các hoạt động kinh tế.
Khi lãi suất tiền vay tăng một mặt làm giảm sức hấp dẫn trong việc chi tiêu hiện tại, giảm quy mô của hãng sản suất dẫn đến giảm doanh thu cho hãng ở hiện tại. Mặt khác, lạm phát tăng làm tăng chi phí vốn vay của doanh nghiệp và người kinh doanh làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của DN, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động đầu tư phát triển đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động đầu tư phát triển trong nền kinh tế. Điều này đòi hỏi dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn vay ngân hàng phải có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn, một số dự án qua đó mà bị sàng lọc. Vì vậy, đầu tư cố định giảm. Lãi suất cao cũng làm tăng chi phí lưu giữ vốn lưu động (vd: hàng trong kho)
tạo sức ép các doanh nghiệp phải giảm đầu tư dưới dạng vốn lưu động. Ngược lại, khi lãi suất tiền vay giảm sẽ tạo điều kiện cho DN giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các DN mở rộng, phát triển các hoạt động đầu tư phát triển và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế.
+Lạm phát:
Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển, kế hoạch kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt đối với ngành xây dựng, lạm phát có ảnh hưởng rất lớn tới mỗi dự án. Lạm phát tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, đặc biệt là ngành xây dựng có đặc thù về thời gian hoàn thành dự án lâu dài. Nếu quản lí dự án không tốt có thể khiến tăng chi phí xây dựng và thất thoát hàng tỉ lượng vốn của doanh nghiệp.
- Chính sách nhà nước:
Chính phủ có các chính sách nhằm khuyến khích tiến bộ công nghệ như miễn thuế cho hoạt động nghiên cứu và triển khai, có thể chính phủ sẽ trực tiếp cung cấp vốn cho các nghiên cứu cơ bản, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển. VD:
mới đây nhà nước đã công bố hiệu lực của luật đầu tư 2015, qua đó thủ tục đầu tư cũng được rút ngắn và phần nào thúc đẩy quá trình thực hiện đầu tư cả trong và ngoài nước. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi qua đó góp phần thúc đẩy quá trình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TềA