2.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty 2.1.1. Những mặt đã đạt được:
Công ty cổ phần CASUMINA là công ty tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường vể giá trị và uy tín thu lại. Vì vậy hình ảnh Công ty trên thị trường trong nước, quốc tế ngày càng nâng cao.
Trên cơ sở phân tích bào cáo tài chính các đầu năm, quý II, quý III chúng ta có thể đánh giá sơ bộ về công ty như sau:
- Trong cơ cấu tài sản của công ty, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Điều này cho chúng ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty là rất tốt.
- Tuy tài sản cố định chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nhưng công ty đã sử dụng có hiệu quả cao để phục vụ sản xuất cũng như tạo ra được doanh thu tốt. Tuy nhiên với tỷ trọng TSCĐ có xu hướng giảm qua từng quý chứng tỏ chất lượng máy móc đã giảm, Doanh nghiệp cần đâu tư thay đổi, nâng cấp bộ máy hoạt động hiện đại hơn, đăp ứng yêu cầu phát triển.
- Khả năng thanh toán của công ty luôn được đảm bảo. Thể hiện qua các chỉ số thanh toán của công ty luôn ở mức cao. Điều này giúp công ty duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi
- Trong nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ chứng tỏ nguồn vốn của công ty phần lớn được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả thấp nên khả năng trả nợ của công ty cao. Công ty ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước, quốc tế, thị trường ngày càng mở rộng.
- Trong các quý từ đầu năm đến quý III, doanh thu thuần của Công ty luôn tăng, là một biểu hiện cho hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng tốt, chiếm được lòng tin tưởng của khách hàng.
- Các chỉ số về khả năng sinh lời tuy giảm từ quý II đến quý III, nhưng nhìn chung chỉ số sinh lời vẫn rất cao so với các công ty khác, chứng tỏ khả năng kinh doanh và hiệu quả hoạt động của công ty.
- Các chỉ số giá thị trường của công ty nhìn chung là cao so với mặt bằng chung cả nước. Thu hút được vốn đầu tư từ trong và ngoài nước cũng như phát triển thêm các vùng nguyên liệu mới, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công ty.
Những tiến bộ công ty đạt được quý III:
Dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc và ban điều hành về cơ bản công ty đã đạt được các mục tiêu kinh doanh để ra, giữu vững và tăng thị phần đối với nhiều nhóm sản phẩm chủ chốt, mở rộng mạng lưới phân phối, tiếp tục đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm.
1.1.2 . Bên cạnh đó thì công ty cũng có những mặt hạn chế
• Việc doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, ít dùng vốn đi vay sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp vì đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn cao. Vì vậy, doanh nghiệp nên cân bằng tỷ lệ sử dụng vốn giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
• Nhìn chung tổng tài sản cũng như nguồn vốn quý III đều tăng, nhưng lợi nhuận trước và sau thuế đều giảm so với quý II. Các khoản chi phí bán hàng tăng cao, làm doanh thu giảm xuống bên cạnh đó là sự giảm xuống của các khoản thu nhập khác làm cho lợi nhuận công ty giảm xuống.
• Chỉ số lợi nhuận P/E của công ty cao so với thị trường làm giảm sức hút của công ty.
Cần có biện pháp điểu chỉnh quản lý giá cổ phiếu để thu hút thêm vốn đầu tư.
2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty
Qua việc phân tích báo cáo tài chính các quý II và quý III của công ty, qua các chỉ số tổng quát, em xin trình bày một số ý kiến cá nhân như sau:
Tỉ trọng Tài sản cố định giảm qua từng quý chứng tỏ chất lượng không còn đảm bảo, lạc hậu vì vậy Doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cấp, đầu tư thay đổi TSCĐ để đáp ứng với yêu cầu công nghệ trong thời đại ngày nay.
Về điều hành và phát triển sản phẩm: Cần phát triển nhiều hơn nữa các loại hình sản phẩm cho công ty.
Về phần makerting: Cần quảng bá thương hiệu CASUMINA hơn nữa, đặc biệt là trong thời buổi cạnh tranh hiện nay. Hiện nay, mức thu nhập người dân tăng cao, khả năng
chi trả cũng như yêu cầu đều tăng lên. Cần phải có những phương thức đưa hình ảnh công ty vào công chúng. Đẩy mạnh hơn nữa việc chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như phát triển thị phần ở nước ngoài.
Về phần điều hành tài chính cũng như chuỗi cung ứng sản phẩm: Cần phải quản lý tốt các chi phí đặc biết là chi phí bán hàng và chi phí sản xuất. Giảm chi phí tối đa để nâng cao doanh thu ở mức tốt nhất.
Về điều hành hành chính và nhân sự : Trên cơ sở kết quả khảo sát nguồn nhân lực, triển khai đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển cán bộ trong thời gian theo yêu cầu của công ty để phát triển ngành trong nước và đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt của Công ty. Sắp xếp bố trí lao động theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đúng người đúng việc.
Về phần kinh doanh: Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, duy trì công tác trách nhiệm xã hội của Công ty đối với người lao động đảm bảo yêu cầu pháp luật và thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng, xây dựng Công ty phát triển bền vững.
Về Tài Sản: Nên có các khoản dự phòng hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty và hiệu quả hoạt động trong tương lai. Bên cạnh đó cần có các chính sách thích hợp để nhằm tăng lượng sản phẩm bán ra, giảm hàng tồn kho cũng như các chi phí liên quan đến hàng tồn kho.
Về nguồn vốn: Nhìn chung tình hình nguồn vốn của công ty luôn tốt. Vốn lưu động của công ty luôn được tài trợ nhờ nguồn vốn chủ sở hữu. Nên cố gắng phát huy. Giữ mức nợ phải trả ở mức hợp lý, tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Công ty cần có các chính sách để tăng hiệu quả kinh doanh nhờ đó sẽ tăng vốn chủ sở hữu thêm.
Về hoạt động kinh doanh: Tuy quý III, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đem lại hiệu quả cao. Lợi nhuận của công ty luôn dương và ở mức cao là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn cần giảm thiểu chi phí trong doanh nghiệp, cụ thể:
- Về chi phí bán hàng: Hạn chế những khoản chi tiêu không hợp lí, không cần thiết, góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.
- Về chi phí quản lý doanh nghiệp: Xây dựng định mức các chi phí hợp lý trong nội bộ công ty.
- Về giá vốn bán hàng: Cần kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí mua vào, chi phí sản xuất… giảm thiểu tối đa các khoản chi phí không cần thiết như chi phí dịch vu mua ngoài hay chi phí khác bằng tiền,… Như vậy giá vốn hàng bán sẽ giảm góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty.
Ngoài ra còn 1 số biện pháp như :
Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu
Trên thực tế nghiên cứu các chỉ số tài chính thấy được tình hình công ty cho bán hàng chịu cho khách hàng còn chiếm tỷ lệ khá cao. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ khả năng luân chuyển vốn cũng như thiếu vốn cho quá trình sản xuất của công ty. Mà nguồn này có tốc độ giải ngân rất chậm. Song với nền kinh tế hiện nay không thể không bán chịu. Vì thế công ty cần có những giải pháp sau:
Xác định mục tiêu bán chịu: tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính cho công ty.
Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu.
Tính toán có hiệu quả các chính sách bán chịu:có nghĩa là so sánh chi phí bán chịu phát sinh với lợi nhuận mà chúng mang lại.
Kết hợp chặt chẽ chính sách bán nợ với chính sách thu hồi nợ trong thời gian ngắn nhất.
Trên đây là một số biện pháp để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Hy vọng sẽ đóng góp vào sự phát triển của công ty trong tương lai.
Thông qua số liệu phân tích Công ty cổ phần CASUMINA ta biết được tình hình tài chính cũng như qui mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn, hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời. Từ đó ta có thể thấy những mặt tích cực đáng khích lệ, cũng như những điểm còn hạn chế cần phải được khắc phục trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.