Tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng là những thuật ngữ mà nghĩa của chúng mang dáng dấp nghiệp vụ ngành ngân hàng như: “factoring services” (các dịch vụ bao thanh toán), “clearing bank” (ngân hàng thanh toán bù trừ), “demand deposit”
(tiền gởi không kỳ hạn), “The Bank of England” (Ngân hàng Trung ương Anh) … Thuật ngữ “banking” (hoạt động ngân hàng) có nguồn gốc từ tiếng Ý thời trung cổ và đầu thời kỳ Phục Hưng, cụ thể là từ các thành phố giàu có ở phía bắc như Florence, Lucca, Siena và Genoa. Các Bardi và các gia đình Peruzzi thống trị hoạt động ngân hàng ở Florence thế kỷ 14, và thành lập chi nhánh ở nhiều nơi khác của châu Âu. Một trong những ngân hàng nổi tiếng nhất của Ý là ngân hàng Medici, được thành lập bởi Giovanni di Bicci de 'Medici năm 1397. Ngân hàng tiền gửi nhà nước được biết đến sớm nhất là Banco di San Giorgio (Bank of St.
George), được thành lập năm 1407 tại Genoa, Ý.
Như chúng ta biết, các hoạt động (công việc) giao dịch trong ngân hàng ở các quốc gia khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau về nghiệp vụ và các dịch vụ, bởi vì sự cung cấp các dịch vụ của hệ thống ngân hàng còn phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học công nghệ và kỹ thuật của quốc gia đó. Chính những khác nhau này dẫn đến thuật ngữ sử dụng trong hoạt động (công việc) giao tiếp tại ngân hàng ở mỗi quốc gia cũng có phần khác nhau. Tuy nhiên, các hoạt động (công việc) cơ bản ở mọi ngân hàng trên toàn thế giới đều tương đối giống nhau và có sự thống nhất phối hợp. Vì vậy, với khuôn khổ luận văn này chúng tôi chỉ khảo sát, miêu tả các thuật ngữ thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa chỉ các hoạt động (công việc) cơ bản của các ngân hàng ở Việt Nam cũng như các ngân hàng trên toàn thế giới đều thực hiện.
2.3.1. Các từ ngữ chỉ hoạt động nhận tiền gửi (accepting deposit)
Trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật ngữ chỉ hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng gồm có: “account” (tài khoản), “deposit account” (tài khoản tiền gửi),
“deposit” (tiền gửi), “depositor” (người gửi tiền), “bank” (ngân hàng), “customer”
(khách hàng), “cashier” / “clerk” (nhân viên ngân hàng), “money” (tiền), “cheque”
(séc)… Trong đó, thuật ngữ “money” (tiền) và “cheque” (séc) có trường từ vựng – ngữ nghĩa nhỏ hơn là các thuật ngữ đã được chúng tôi đề cập nghiên cứu trong phần trên. Trong phần này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về các thuật ngữ chỉ hoạt động ngân hàng, do đó trong trường từ vựng – ngữ nghĩa chỉ hoạt động nhận tiền gửi, cũng như tất các hoạt động giao dịch khác của ngân hàng luôn luôn có thuật ngữ “bank” (ngân hàng). Thuật ngữ “bank” (ngân hàng) có trường từ vựng nhỏ hơn gồm các thuật ngữ: “The Bank of England” (Ngân hàng Trung ương Anh),
“the State Bank of Vietnam “(Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), “commercial bank”
(các ngân hàng thương mại), “banking group” (tập đoàn ngân hàng), “agency bank”
(ngân hàng đại diện), “clearing bank” (ngân hàng thanh toán bù trừ)… Vậy “bank”
(ngân hàng) là gì? Thuật ngữ “bank” (ngân hàng) có nguồn gốc và ngữ nghĩa như thế nào?
Theo George Bell, thuật ngữ “bank” trong tiếng Anh, là một từ tiếng Anh trung cổ có quan hệ gần gũi với từ “banque” (tiếng Pháp trung cổ), từ “banca”
(tiếng Ý cổ), từ “banc” (tiếng Đức cổ). Từ “bank” có nghĩa là “cái ghế” hay
“quầy”. Cái ghế đã được sử dụng như cái bàn hay quầy giao dịch trong thời kỳ Phục hưng bởi những nhà hoạt động ngân hàng Florentine, những người đã từng tiến hành các hoạt động nghiệp vụ của họ trên mặt những chiếc bàn được phủ khăn trải bàn màu xanh lá cây (The word “bank” was borrowed in Middle English from Middle French “banque”, from Old Italian “banca”, from Old High German “banc”, bank (bench, counter). Benches were used as desks or exchange counters during the Renaissance by Florentine bankers, who used to make their transactions a top desks covered by green tablecloths) [79, tr.431].
Từ điển “English Dictionary” giải thích thuật ngữ “bank” (ngân hàng) “là hội sở tài chính, nơi mà các cá nhân và doanh nghiệp có thể gửi tiền vào và rút tiền ra”. Từ điển Oxford định nghĩa “ngân hàng là một cơ sở tạm giữ hộ tiền và sẽ hoàn trả theo yêu cầu của khách hàng”. Trong khi đó, tác giả Lê Văn Tề định nghĩa: “Ngân hàng là cơ sở nhận ký thác, được nhà nước cấp giấy phép. Ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế. Ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ khác như chuyển tiền, cố vấn đầu tư và cho vay bằng tiền ký thác dưới hình thức tín dụng ứng trước, hoặc thấu chi, hoặc đầu tư chứng khoán” [45].
2.3.1.1. Xét về khả năng cấu tạo thuật ngữ
Xét về đặc điểm cấu tạo, các thuật ngữ thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa về phương thức nhận tiền gửi có cấu tạo là những từ đơn “bank” (ngân hàng),
“account” (tài khoản), “deposit” (tiền gửi), “money” (tiền), “clerk” (nhân viên ngân hàng), “cheque” (séc)…, hay từ ghép “deposit account” (tài khoản tiền gửi),
“paying – in – slip” (phiếu gửi tiền), “pass book” (sổ tiết kiệm)… hoặc từ phái sinh
“depositor (người gửi tiền), cashier (nhân viên thu ngân)...
Tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, nên từ đơn “bank” trong tiếng Anh, có thể giữ chức năng ngữ pháp (từ loại) vừa là danh từ, vừa là động từ, và nó có thể “biến hình” sao cho phù hợp với đặc điểm ngữ pháp của câu.
Ví dụ: I’m going to the bank to collect my travellers’ cheques.
(Mình dự định đi ngân hàng để nhận séc du lịch)
Yesterday, I went to two banks to collect my travellers’ cheques.
(Hôn qua, tôi đi hai ngân hàng để mua séc du lịch)
Trong trường hợp này, từ “bank” giữ chức năng ngữ pháp là một danh từ, và nó thay đổi về số (số ít hay số nhiều) sao cho phù hợp với ngữ pháp của câu. Nhưng khi từ “bank” được sử dụng như là một động từ trong câu thì cũng có sự “biến hình” sao cho phù hợp với chủ ngữ (ngôi), phù hợp với thì (thời) của câu.
Ví dụ: I usually bank my salary in Vietcombank.
He usually banks his salary in Vietcombank.
They have banked his salary Vietcombank for 5 years.
Theo quan niệm của ngữ pháp truyền thống “biến hình” là sự thay đổi hình thức của từ để diễn đạt mối quan hệ của nó với các từ khác trong câu. Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học hiện đại, trong đó có Cao Xuân Hạo cho rằng sự biến hình chỉ là sự biến đổi, xuất hiện khi có dấu hiệu liên quan đến chức năng ngữ pháp,dấu hiệu này phải có tính vật chất. Mọi sự biến đổi hình thái theo quy ước sẽ được thực hiện khi nhận được dấu hiệu hay tín hiệu của ngôn ngữ phát ra trong giao tiếp [26]. Biến hình không thuộc về lĩnh vực cấu tạo từ, cũng không thuộc về hình thái học, mà thuộc về lĩnh vực ngữ pháp học. Còn Nguyễn Thiện Giáp thì cho rằng: “biến hình là cách biểu hiện quan hệ ngữ pháp thông qua việc thêm vĩ tố về số, ngôi, tính hữu định, thể, cách” [25, tr.82]. Những ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, tiếng Hán không có sự biến hình.
Ví dụ: A cheque two cheques
Bank banks banked banking Sign signed signing
Have has having
Mary has a travellers’cheque.
Her parents have five travellers’ cheques.
They are signing the cheques.
Khả năng kết hợp của từ “bank” (ngân hàng) với một từ trung tâm nào đó trên trục tuyến tính để tạo ra các thuật ngữ mới thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa về hoạt động ngân hàng.
Ví dụ: Bank interest: lãi suất ngân hàng Bank credit: tín dụng ngân hàng Bank reserve: dự trữ của ngân hàng Confirming bank: ngân hàng xác nhận Discount bank: ngân hàng chiết khấu
Tương tự, thuật ngữ “deposit” cũng vừa là danh từ, vừa là động từ.
Ví dụ: He has just deposited $100 into his account.
This deposit is used for running business.
Nhưng từ “depositor” (người gửi tiền) lại là từ phái sinh (derivation), bởi vì từ này bản thân nó không phải là căn tố (gốc từ) mà được tạo ra bằng cách thêm hậu tố (suffixes) “or” vào căn tố “deposit”.
Ví dụ: Deposit (v): gửi tiền Depositor (n): người gửi tiền Sign (v): ký Signature (n): chữ ký
Cash (v): đổi tiền mặt cashier (n): nhân viên thu ngân
Nguyễn Thiện Giáp quan niệm: “phái sinh là sự cấu tạo những từ mới bằng cách thêm phụ tố vào những từ đã có” [25, tr.461]. Trong các ngôn ngữ châu Âu, phái sinh là một trong những con đường chính để tạo từ mới. Những từ mới được tạo ra có thể khác hoặc không khác về từ loại so với căn tố.
Ví dụ: Draw (v): rút tiền overdraw (v): rút vượt quá số dư có Spend (v): chi tiêu overspend (v): chi tiêu quá mức
Sign (v): ký countersign (v): ký lại lần nữa
Invest (v): đầu tư investor (n): nhà đầu tư investment (n): sự đầu tư
Cash (v): đổi thành tiền mặt cashier (n): thủ quỹ cashable (adj): có thể đổi thành tiền mặt
Từ “deposit” (tiền gửi) có khả năng kết hợp với các từ ngữ khác để tạo ra các thuật ngữ có cùng một trường từ vựng – ngữ nghĩa như: “fixed deposit” (tiền gửi kỳ hạn), “deposit account” (tài khoản tiền gửi), “safe deposit” (ngăn giữ tài sản cho khách ở ngân hàng) …
2.3.1.2. Xét về đặc điểm ngữ nghĩa
Kết quả khảo sát ở trên cho thấy khi chức năng ngữ pháp của một từ thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa chỉ hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng thay đổi thì ngữ nghĩa của từ đó cũng thay đổi theo. Trong tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng, từ “bank” khi giữ chức năng là danh từ thì có nghĩa là “ngân hàng” – một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay, hoặc trực tiếp bằng cách cho vay hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Trong tiếng Anh phổ thông, từ “bank” có nghĩa là “bờ sông, đống”.
Ví dụ: I’m going to the bank to withdraw some money.
(Mình dự định đi ngân hàng để rút ít tiền) The banks make money by lending money.
(Các ngân hàng kiếm tiền bằng cách cho vay) There are many big banks of snow on the road.
(Trên đường có nhiều đống tuyết lớn)
There is a beautiful park on the west bank of the river.
(Bờ sông phía tây có một công viên đẹp)
Khi từ “bank” trong tiếng Anh chuyên ngành, thay đổi chức năng ngữ pháp thành một động từ thì có nghĩa là “gửi (tiền) vào ngân hàng” (to deposit money in a bank).
Ví dụ: He often banks one tenth of his salary every month.
(Mỗi tháng, hắn thường gửi vào ngân hàng 1/10 số tiền lương của mình) Khi thực hiện giao dịch trong ngân hàng, thường chúng ta thấy có hiện tượng lược giản bớt các từ không cần thiết phải nói (phát ngôn) nhưng nội dung cuộc đàm thoại vẫn không thay đổi. Hay nói một cách khác, ở đây có sự hiểu ngầm với nhau giữa hai bên giao dịch trong một tình huống cụ thể.
Ví dụ:
Customer: I’d like to deposit some money into my account.
(Khách hàng: tôi muốn gửi một ít tiền vào tài khoản.) Clerk: Just a moment. May I have your account number?
(Nhân viên: Xin chờ một chút, ông làm ơn cho tôi biết số tài khoản?)
Trong mẩu đối thoại trờn, khỏch hàng và nhõn viờn ngõn hàng tuy khụng núi rừ là “deposit account” nhưng họ vẫn ngầm hiểu với nhau đó là “deposit account” (tài khoản tiền gửi).
Thuật ngữ “account” (tài khoản) trong chuyên ngành ngân hàng được hiểu như là một ghi chép giao dịch giữa hai bên giao dịch có thể là hai bộ phận của một doanh nghiệp và là yếu tố cơ bản trong tất cả các hệ thống giao dịch kinh doanh.
Tuy nhiên trong thực tế giao tiếp hàng ngày ở Việt Nam, đôi khi chúng ta cũng thấy người ta sử dụng thuật ngữ “tài khoản” nhưng lại mang nghĩa không như trong giao dịch ngân hàng. Vậy nghĩa ngữ dụng của thuật ngữ “tài khoản” là gì? Hãy so sánh nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh “account” (tài khoản) trong các ví dụ trên với nghĩa của thuật ngữ “tài khoản” tiếng Việt trong vớ dụ dưới đõy, từ đú làm rừ sự khác nhau về nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh “account” (tài khoản) khi sử dụng trong chuyên ngành ngân hàng, với thuật ngữ tiếng Việt “tài khoản” khi được sử dụng trong hoạt động giao tiếp với tình huống cụ thể (nghĩa ngữ dụng).
Ví dụ: Có một thương gia vì lý do công tác xa phải để vợ con ở nhà. Sau thời gian công tác xa nhà, trước lúc chuẩn bị quay về, một người bạn nói với thương gia
đó rằng: “Lâu nay đã mở tài khoản ở đây, trước khi về phải rút cho hết nhé! Không nên để có số dư trong tài khoản”
“Tài khoản” trong trường hợp này không mang nét nghĩa là sự ghi chép giao dịch giữa hai bên giao dịch, mà ý nghĩa thực sự (nghĩa lóng) của câu nói là: Lâu nay anh có quan hệ tình cảm với một cô gái (fall in love with a girl), trước khi về nên cắt đứt mọi quan hệ. Không nên để lại hậu quả.
Hơn nữa thực tế cho chúng ta thấy, với xu thế phát triển mạnh của ngành ngân hàng ở Việt Nam, nhằm tiến đến một xã hội không sử dụng tiền mặt (non – cash society), hầu như mọi người đều sử dụng thẻ để thanh toán.Vì vậy, phát ngôn “tài khoản anh còn bao nhiêu?” đều được giới trẻ hiện nay hiểu là “anh còn bao nhiêu tiền?”
2.3.2. Các từ ngữ chỉ hoạt động cho vay (lending money)
Cho vay (lening money) là một trong những hoạt động chính của ngân hàng.
Cho vay là phương thức tạo ra tiền mới bằng cách ngân hàng sử dụng số tiền mà khách hàng gửi vào để cho những khách hàng khác cần tiền vay. Trường từ vựng – ngữ nghĩa chỉ hoạt động cho vay của ngân hàng gồm các thuật ngữ: “customer”
(khách hàng), “bank” (ngân hàng), “money” (tiền), “interest” (lãi suất), “term”
(thời hạn), “loan” (các khoản vay)… Trong đó thuật ngữ “customer” (khách hàng) có thể lập thành trường từ vựng nhỏ hơn bao gồm các thuật ngữ: “personal customer” (khách hàng cá nhân), “business customer” (khách hàng doanh nghiệp)
…, thuật ngữ “money” (tiền) có thể lập thành trường từ vựng nhỏ hơn gồm các thuật ngữ: “note” (tiền giấy), “coin” (tiền xu ), “share” (cổ phần), “property” (tài sản)…, thuật ngữ “interest” (lãi suất) có thể lập thành trường từ vựng nhỏ hơn gồm các thuật ngữ: “single interest” (lãi suất đơn / lãi đơn), “compound interest” (lãi suất kép / lãi kép), “base rate” (lãi suất nền / cơ bản), “bank rate” (lãi suất ngân hàng)…, thuật ngữ “term” (thời hạn cho vay) có trường từ vựng nhỏ hơn là các thuật ngữ: “long term” (dài hạn), “medium term” (trung hạn), “short term” (ngắn hạn )…, thuật ngữ “loan” (các khoản vay) có trường từ vựng nhỏ hơn gồm các
thuật ngữ: “personal loan” (khoản vay các nhân), “long – term loan” (khoản vay dài hạn), “overdraft” (khoản vay thấu chi)… Ở phần này, chúng tôi tập trung nghiên cứu hai thuật ngữ: “customer” (khách hàng) và “interest” (lãi suất), là những thuật ngữ cơ bản, và quan trọng nhất trong trường từ vựng – ngữ nghĩa chỉ hoạt động cho vay của ngân hàng. Từ đó xét thêm sự kết hợp của chúng với các từ khác để tạo thành các thuật ngữ có liên quan đến trường từ vựng này.
2.3.2.1. Xét khả năng cấu tạo thuật ngữ
Từ “customer” (khách hàng) được tạo thành bằng cách thêm hậu tố (suffix)
“er” vào hình vị gốc “custom” để tạo thành một từ mới, từ phái sinh. Bên cạnh đó,
“customer” (khách hàng) còn có thể kết hợp với từ khác để tạo các thuật ngữ như:
“personal customer” (khách hàng cá nhân), “business customer” (khách hàng là doanh nghiệp)… Có thể hình dung về khả năng cấu tạo thuật ngữ mới của từ
“custom” hoặc từ “hold” như sau:
Ví dụ: Custom customer customer appeal (sự lôi cuốn khách hàng) Custom customer customer service department (bộ phận phục vụ khách hàng / phòng chăm sóc khách hàng)
Custom customer personal customer / business customer (khách hàng cá nhân / khách hàng doanh nghiệp)
Hold holder account holder / cheque holder (chủ tài khoản / chủ séc) Trong tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng, từ “interest” (lãi suất) là danh từ chung, không đếm được. Vì vậy, từ “interest” (lãi suất) thể hiện toàn bộ chức năng ngữ pháp cũng như cách thành lập của một danh từ không đếm được.
Ví dụ:
Customer: I’d like to open a deposit account.
(khách hàng: Tôi muốn mở tài khoản tiền gửi) Clerk: Yes, sir. Please fill in this form.
(Nhân viên: Vâng, thưa bà làm ơn điền vào mẫu đơn này) Customer: How about the interest, madam?
(khách hàng: Lãi suất như thế nào vậy cô?)
Thuật ngữ “interest” (lãi suất) được sử dụng từ năm 1500 trước Công nguyên, khi các hình thức tín dụng ra đời và kèm theo nó là lãi suất của tộc người Assyrians. Thời Trung cổ ở châu Âu, lãi suất khi này được xem là công cụ “hạn chế” bản chất hợp đồng của tín dụng và lòng tin tài chính. Từ “suất” cần được hiểu theo nghĩa Hán Việt là một phần, và lãi suất chính là phần (suất) lãi trả tính trên đơn vị nào đó.
Ví dụ: Lãi suất tiền gửi hiện tại ở Việt Nam là 8 % trong một năm.
The interest depends on the bank rate.
(Lãi suất phụ thuộc vào lãi suất ngân hàng)
Trong khi đó, từ “interest” trong tiếng Anh phổ thông, vừa là danh từ vừa là động từ. Khi “interest” giữ chức năng là động từ, nó có những dạng “biến hình”
thông thường như sau:
Interest (động từ nguyên dạng) interests (dạng hiện tại với chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít) interested (dạng quá khứ / tính từ) interesting (dạng danh động từ)
Ví dụ: The fight against aggression interests all peoples
(Sự đấu tranh chống xâm lược liên quan đến mọi dân tộc).
He is interested in the film because of its horror.
(Hắn quan tâm đến bộ phim bởi vì sự kinh dị của nó) This book is very interesting.
(Quyển sách này rất hay / thú vị)
2.3.2.2 Xét về đặc điểm ngữ nghĩa
Thuật ngữ “customer” được sử dụng ở thế kỷ XIV với nghĩa là “customs official” (quan chức hải quan), sau đó vào đầu thế kỷ thứ XV nó có nghĩa “buyer”
(người mua). Thuật ngữ “customer” được vay mượn từ tiếng Anh trung cổ
“custume” và có nguồn gốc giống với từ “customary” thời trung cổ La Tinh
“custumãrius”. Hiện nay, theo A & C Black trong cuốn “Dictionary of Banking and Finance”, từ “customer” được giải thích là: “người hay công ty mua hàng