Đặc điểm đối tượng rừng tự nhiên có Vối thuốc tái sinh đưa vào khoanh nuôi tại xã Chiềng Bôm – huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có vối thuốc phân bố tại xã chiềng bôm hện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 33 - 44)

4.2.1 Trạng thái Ic khoanh nuôi 6 năm

Theo hệ thống phân loại của Loschau thì kiểu phụ Ic là cây bụi có cây gỗ rải rác tái sinh, ở trạng thái này số lượng cây gỗ tái sinh có chiều cao >1m đạt từ 1000 cây/ha trở lên và có ít cây gỗ đường kính > 6cm. Đối với trạng thái này việc áp dụng kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh để làm tăng mật độ cây tái sinh nhằm mục đích xây dựng cấu trúc rừng mong muốn.

Kết quả tổng hợp các đặc điểm của trạng thái Ic đưa vào khoanh nuôi 6 năm được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Đặc điểm của trạng thái Ic đưa vào khoanh nuôi 6 năm ÔTC Công thức tổ

Mật độ Lâm phần

Vồi thuốc 1

3,5 VT + 2,0 HQ + 1,5 CL + 1,0 CĐL + 0,8 HĐ + 1,2 LK

(4 loài)

2250 788 26% 1-4

3-4 Chỉ có 1 tầng cây tái sinh khá đều cao 3- 4m 2

4,0 VT + 1,6 CĐL + 1,0 HQ + 1,0 HĐ + 0,8 CL + 0,6 DG

+ 1,0 LK (4 loài)

2115 845 20% 1-3

3

3,0 VT + 1,5 HĐ + 1,5 HQ + 1,2 CL + 1,0 CĐL + 1,0 BÊL

+ 0,8 LK (3 loài)

3010 905 22% 1-4

Ghi chú:

VT: Vối thuốc DG: Dẻ gai HQ: Hoắc quang CL: Cáng lò HĐ: Hu đay CĐL: Chè đuôi lươn BÊL: Bọt ếch lông LK: Loài khác

33

4.2.1.1 Cấu trúc tổ thành

Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các thành phần thực vật trong quần xã, đối tượng là loài cây. Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, nó cho biết số loài cây và tỷ lệ của mỗi loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Tổ thành còn là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc tổ thành của một lâm phần rừng nói lên toàn bộ giá trị của lâm phần. Nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng là công việc quan trọng nhằm lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.

Qua bảng 4.1 cho thấy trạng thái Ic trước khi khoanh nuôi 6 năm có số lượng loài trong các ÔTC biến động từ 9 - 10 loài trong đó số loài tham gia vào công thức tổ thành không nhiều biến động từ 4 - 6 loài. Nhóm các loài cây tái sinh chính ở trạng thái này bao gồm Vối thuốc, Hoắc quang, Cáng lò, Chè đuôi lươn, Bọt ếch lông có hệ số tổ thành cao và xuất hiện ở cả 3 ÔTC. Trong đó cây Vối thuốc là loài có hệ số tổ thành lớn nhất (k) với hệ số tổ thành từ 3,0 - 4,0 , Hoắc quang có k từ 1,0 (ÔTC 2) - 2,0 (ÔTC 1), Cáng lò có k biến động từ 0,8 (ÔTC 2) – 1,5 (ÔTC 1). Kết quả này cho thấy, Vối thuốc có khả năng sinh trưởng tốt hơn hẳn các loài khác trong điều kiện của khu vực đây có thể là do khả năng thích hợp của loài đối với điều kiện lập địa nơi đây do đó Vối thuốc là loài cây chiếm ưu thế hơn hẳn do loài này có khả năng tái sinh cao và số lượng cây tái sinh nhiều.

4.2.1.2 Mật độ

Mật độ cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh mức độ ảnh hưởng của tiểu hoàn cảnh rừng đối với quá trình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng, đồng thời nó còn phản ánh khả năng kinh doanh lợi dụng rừng trong tương lai. Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, mật độ cây tái sinh của trạng thái Ic chưa cao, biến động không nhiều từ 2115 cây/ha (ÔTC 2) đến 3010 cây/ha (ÔTC 3).

Vối thuốc là cây chiếm ưu thế nên tỷ lệ của cây trong lâm phần là rât lớn

trung bình lớn 30% mật độ cây trong lâm phần. Mật độ cây Vối thuốc cũng biến động không nhiều lớn nhất là ở ÔTC 3 (905 cây/ha) và nhỏ nhất là ở ÔTC 1 (788 cây/ha ). Với mật độ cây tái sinh của lâm phần ít thì cần phải tiến hành khoanh nuôi bảo vệ cây tái sinh, phát luỗng dây leo, cây bụi để cho cây tái sinh phát triển.

4.2.1.3 Độ che phủ và độ tàn che

Độ tàn che của rừng là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các thành phần sinh vật dưới tán rừng, đặc biệt là lớp cây tái sinh. Độ tàn che khác nhau thì các loài cây tái sinh về số lượng và chất lượng cũng khác nhau.

Tuy nhiên ở trạng thái Ic đặc trưng bởi lớp cây bụi và cây tái sinh, chưa có tầng cây gỗ nên chư có độ tàn che.

Độ che phủ thấp biến động từ 20 – 26% . Khi độ che phủ của rừng tăng thỡ mật độ cõy bụi, thảm tươi giảm đi rừ rệt, mật độ cõy tỏi sinh và cõy tỏi sinh cú triển vọng đều tăng. Điều này cho thấy rằng cây bụi có vai trò tích cực trong việc tạo lập tiểu hoàn cảnh rừng, duy trì độ ẩm và nhiệt độ dưới tán rừng, giúp cây tái sinh sinh trưởng và phát triển. Do đó, biện pháp kỹ thuật ở đây là trong thời gian đầu cần loại bỏ bớt những cây bụi, thảm tươi làm cản trở quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây con, tạo không gian dinh dưỡng và ánh sáng hợp lý cho cây con sinh trưởng.

4.2.1.4 Tầng thứ

Tầng thứ là là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong qúa trình sinh trưởng và phát triển. Với rừng tự nhiên cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng và mô phỏng các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa các loài cây khác nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý nghĩa trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, phù hợp với mục đích kinh doanh

Trạng thái Ic chỉ có một tầng thứ khá đều cao 3-4m của cây tái sinh. Đây cũng là 35

chiều cao trung bình của lớp cây tái sinh. Các cây tái sinh trong trạng thái này sinh trưởng tốt với đường kính D1.3 trung bình từ 1- 4 cm. Và chiều cao trung bình của cây tái sinh từ 3- 4m

4.2.2. Trạng thái Ic khoanh nuôi 11 năm

Đặc điểm của trạng thái Ic đưa vào khoanh nuôi 11 năm thể hiện qua bảng 4.2 Bảng 4.2: Đặc điểm của trạng thái Ic đưa vào khoanh nuôi 11 năm ÔTC Công thức tổ thành

(cây tái sinh)

Mật độ (cây/ha)

Độ che

D1.3

(cm)

Hvn (m)

Tầng thứ Lâm

phần

Vồi thuốc 4

3,1 VT + 2,2 CL + 1,5 BÊL + 1,0 CĐL

+ 0,5 HĐ + 1,7 LK (5 loài)

3250 1005 20% 1-3

3-4 Chỉ có 1 tầng cây tái sinh khá đều

cao 3- 4m 5

2,5 VT + 2,0 BÊL + 1,5 CĐL + 1,0 CL + 0,8 HQ + 2,2 LK (6

loài)

2560 640 25% 1-3

6

2,2 CL + 2,0 VT + 1,4 CĐL + 1,2 BÊL

+ 0,6 HQ + 2,6 LK (5 loài)

3125 685 28% 1-4

Ghi chú:

VT: Vối thuốc DG: Dẻ gai HQ: Hoắc quang CL: Cáng lò HĐ: Hu đay CĐL: Chè đuôi lươn BÊL: Bọt ếch lông LK: Loài khác

4.2.1.1 Cấu trúc tổ thành

Số lượng loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành ở trạng thái này biến động từ 10 – 12 loài trong đó nhóm cây tái sinh chính trong mỗi ÔTC tương đối đồng nhất chủ yếu là các loài Vối thuốc, Cáng lò, Hoắc quang, Bọt ếch lông, Chè đuôi lươn, Hu đay. Những loài này có hệ số tổ thành theo số cây rất cao như

Vối thuốc có hệ số tổ thành biến động từ 2,0 (ÔTC 6) đến 3,1 (ÔTC 4), Cáng lò biến động 1,0 (ÔTC 5) - 2,2 (ÔTC 4,6), Bọt ếch lông từ 1,2 (ÔTC 6) - 2,0 (ÔTC 5),… Ở 3 ÔTC này thì cây Vối thuốc vẫn là loài chiếm ưu thế chính vì vậy mà khi tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh chỉ cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở mức độ tác động thấp mà không cần phải trồng bổ xung vì số lượng cây tái sinh của Vối thuốc ở trạng thái này cũng tương đối nhiều so với những loài còn lại.

4.2.2.2 Cấu trúc mật độ

Số liệu bảng 4.2 cho thấy mật độ của cây tái sinh ở ÔTC 4, 5, 6 cũng không cao, mức độ biến động không nhiều từ 2560 cây/ha (ÔTC 5) đến 3250 cây/ha (ÔTC 4). Tuy nhiên mật độ cây Vối thuốc trong lâm phần lại cao so với các loài khác trung bình mật độ Vối thuốc chiếm từ 21,9 % - 30,9 % so với mật độ cây tái sinh của lâm phần. Mật độ cây tái sinh của Vối thuốc trong lâm phần tại 3 ÔTC 4, 5, 6 biến động từ 640 cây/ha (ÔTC 5) đến 1005 cây/ha (ÔTC 4).

Điều này chứng tỏ cây Vối thuốc là loài chiếm ưu thế vượt trội về mật độ và thích nghi rất tốt với điều kiện sinh thái dưới tán rừng ở Chiềng Bôm.

4.2.2.3 Độ tàn che và độ che phủ

Độ tàn che: Cũng giống như ở trạng thái Ic khoanh nuôi 6 năm, trạng thái Ic khoanh nuôi 11 năm cũng chưa có độ tàn che vì trạng thái này đặc trưng bởi lớp cây bụi và cây tái sinh.

Độ che phủ: Độ che phủ của lớp cây bụi và cây tái sinh thấp, biến dộng từ 20% - 28%

4.2.2.4 Tầng thứ

Ở cả 3 ÔTC 4, 5, 6 đều chỉ có một tầng thứ khá đều cao 3- 4 m.

Đường kính 1.3 của các cây tái sinh cũng tương đối lớn từ 1- 4cm ở ÔTC 6 và từ 1-3cm ở ÔTC 4 và 5.

Chiều cao trung bình của các cây tái sinh ở cả 3 ÔTC là từ 3 – 4m

37

Hình 4.1: Một số hình ảnh về cây Vối thuốc tái sinh ở trạng thái Ic

4.2.3 Trạng thái IIb khoanh nuôi 12 năm

Trạng thái IIb là rừng phục hồi sau khai thác kiệt, phần lớn trạng thái này bao gồm những cây non với loài cây ưa sáng, thành phần loài đã phức tạp, khụng đều tuổi do tổ thành loài cõy ưu thế khụng rừ ràng, cú thể cũn sút lại một số cây lớn nhưng trữ lượng không đáng kể, đường kính cây cao phổ biến không quá 20cm

Đặc điểm của trạng thái IIb được tổng hơp ở bảng 4.3

39

Bảng 4.3: Đặc điểm của trạng thái IIb đưa vào khoanh nuôi

Chỉ tiêu ÔTC 7 ÔTC 8 ÔTC 9

Mlâm phần

(cây/ha)

Cây gỗ: 450

Cây tái sinh: 2480

Cây gỗ:520

Cây tái sinh: 2640

Cây gỗ: 480

Cây tái sinh: 2560 M Vối thuốc

(cây/ha)

Cây gỗ: 135 Cây tái sinh: 720

Cây gỗ : 180 Cây tái sinh: 880

Cây gỗ: 120 Cây tái sinh: 800

CTTT

Cây gỗ:2,4 VT + 2,0 CL + 1,4 HQ + 1,2 DG + 0,5 DĐ + 0,5 CĐL + 2,0 LK (7 loài)

Cây tái sinh:

3,0 VT + 1,5 CL + 1,0 D + 0,7 Ng + 0,6 CĐL + 0,5 BL + 2,7 LK (8 loài)

Cây gỗ: 2,6 VT + 2,0 HQ + 1,8 D + 1,2 CL + 0,6 TN + 1,8 LK (6 loài)

Cây tái sinh:

3,5 VT + 2,0 CL + 1,5 D + 0,9 Re + 0,5 HQ + 0,5 HĐ + 1,1 LK (6 loài)

Cây gỗ: 2,0 VT + 1,8 HQ + 1,5 D + 1,0 CL + 0,5 TN+

3,2 LK (7 loài

Cây tái sinh:

2,5 VT + 2,0 CL + 1,5 D + 0,8 BÊL + 0,5 HQ + 0,5 TN + 2,2 LK (5 loài)) Độ tàn

che 0,50 0,65 0,60

Độ che

phủ 65% 45% 50%

D1.3 8,4 9,3 7,6

Hvn 7,0 6,5 6,4

Tầng thứ A1, A2, A3

Ghi chú:

VT: Vối thuốc DG: Dẻ gai

MT: Mần tan HQ: Hoắc quang CL: Cáng lò HĐ: Hu đay CĐL: Chè đuôi lươn BÊL: Bọt ếch lông

TN: Thành ngạnh Re: Re DĐ: Dẻ đỏ Ng: Ngát

BL: Bời lời LK: Loài khác

Tầng A1: tầng cây gỗ >15m Tầng A2: tầng cây gỗ 5-15m Tầng A3: <5m

4.3.2.1 Cấu trúc tổ thành

Tầng cây cao: Số lượng loài cây tầng cây cao của trạng thái IIb biến động từ 11- 14 loài và nhóm loài ưu thế biến động từ 5- 6 loài gồm: Vối thuốc, Cáng lò, Hoắc quang,…Hệ số tổ thành của các loài này cũng khá cao biến động từ 1- 2,6 trong đó Vối thuốc là loài có hệ số tổ thành cao nhất trong cả 3 ÔTC, lớn nhất là 2,6 ( ÔTC 8) và nhỏ nhất là 2,0 (ÔTC 9).

Tầng cây tái sinh: Số loài cây tái sinh ở mỗi ÔTC có sự ổn định khác nhau về thành phần loài cây. Số lượng loài biến động từ 11-14 loài và nhóm loài cây chủ yếu vẫn là những loài chủ yếu ở tầng cây cao. Ở lớp cây tái sinh thì cây Vối thuốc vẫn chiếm ưu thế với hệ số tổ thành lớn, biến động từ 2,5 (ÔTC 9) đến 3,5 (ÔTC 8).

Có sự kế thừa của các loài cây tầng cây mẹ cho các tầng cây tái sinh.

Phần lớn những loài cây tái sinh có mặt trong những loài cây mẹ tầng cây cao.

Ngoài khả năng gieo giống tại chỗ còn một số loài cây tái sinh xuất hiện mà không có cây mẹ gieo giống tại chỗ. Kết quả này cho thấy nguồn giống ở nơi khác mang đến do các nguyên nhân như động vật, mưa, gió,….

Như vậy, ở cả 3 ÔTC của trạng thái IIb giữa tổ thành tầng cây cao và tổ thành cây tái sinh có quan hệ mật thiết với nhau. Tổ thành cây cao là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới cây tái sinh tự nhiên vì cây cao có ảnh hưởng đến

41

độ tàn che, là nguồn cung cấp hạt giống, quyết định đến số lượng và chất lượng hạt giống. Để bổ sung thêm lượng cây tái sinh mục đích, chúng ta có thể lợi dụng những cây cao mục đích có chất lượng tốt để làm cây gieo giống đồng thời tạo mọi điều kiện tốt để hạt nảy mầm, sinh trưởng phát triển.

4.2.3.2 Cấu trúc mật độ

Mật độ tầng cây cao và cây tái sinh là số cây của tầng cây cao và cây tái sinh trên 1ha.

Mật độ tầng cây cao biến động từ 450 - 520 cây /ha. Điều này cho thấy trong cùng một trạng thái thì mật độ tầng cây cao biến động không nhiều, lớn nhất là ở ÔTC 8 và nhỏ nhất là ở ÔTC 9.

Mật độ tầng cây tái sinh cũng ít biến động trong các ÔTC biến động từ 2480 cây/ha (ÔTC 7) đến 2640 cây/ha (ÔTC 9).

Mật độ của cây Vối thuốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong lâm phần, mật độ Vối thuốc ở tầng cây cao biến động từ 120 – 180 cây/ha, còn mật độ cây Vối thuốc ở tầng cây tái sinh biến động từ 720 – 880 cây/ha. Với số lượng lớn của loài cây ưu thế sẽ rất thuận lợi cho việc gieo giống và tạo lập tái sinh.

4.2.3.3 Độ tàn che và che phủ

Độ tàn che biến động từ 0,5 – 0,65, mật độ lâm phần cao thì độ tàn che cũng cao. Ở ÔTC 8 mật độ lâm phần là lớn nhất nên độ tàn che cũng lớn 0,65.

Ngược lại độ che phủ của trạng thái này lại giảm theo mật độ. Độ che phủ lớn nhất là ở ÔTC 7 (65%) với mật độ lâm phần là 450 cây/ha còn ở ÔTC 8 mật độ lâm phần là lớn nhất nhưng độ che phủ lại nhỏ nhất (45%).

Trạng thái IIb trước khi khoanh nuôi có độ tàn che và che phủ lớn như vậy sẽ hạn chế sự sinh trưởng của lớp cây bụi tạo điều kiện cho cây tái sinh đặc biệt là cây tái sinh có triển vọng phát triển.

Do đó, việc điều chỉnh độ tàn che là cần thiết để làm tăng mật độ cây tái sinh có chất lượng tốt và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng.

4.2.3.4 Tầng tán

Khác với trạng thái Ic ở trạng thái này đã có 3 tầng tán là tầng A1, A2, A3 với cả 3 ÔTC. Tuy nhiên số cây ở tầng A1 còn ít và phân tán.

Tại 3 ÔTC này đường kính trung bình của các cây gỗ cũng tương đối cao từ 7,6 (ÔTC 9) - 9,3 cm (ÔTC 8).

Tại ÔTC 7 có Hvn lớn nhất là 7m còn ở ÔTC 9 thì Hvn nhỏ hơn 6.4m

Hình 4.2: Rừng Vối thuốc ở trạng thái IIb đưa vào khoanh nuôi Nhận xét chung:

- Tổ thành loài: Số lượng loài của khu vực nghiên cứu biến động không nhiều từ 9 – 14 loài. Nhóm loài chủ yếu là Vối thuốc, Cáng lò, Hoắc quang,…Vối thuốc vẫn là loài chiếm ưu thế vượt trội các loài khác là những loài phù trợ.

- Mật độ cây tái sinh của Vối thuốc tương đối nhiều so với lâm phần nên khi tiến hành khoanh nuôi cần phát quang cây bụi và dây leo để cây tái sinh phát triển.

- Độ tàn che còn ảnh hưởng đến mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây triển vọng. Do đó, phải có các biện pháp điều chỉnh độ tàn che của rừng, luỗng

43

phát cây bụi, thảm tươi, dây leo để cây tái sinh sinh trưởng vượt khỏi tầng cây bụi, thảm tươi tham gia vào tầng rừng chính.

4.3. Đánh giá kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh một số mô hình rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có vối thuốc phân bố tại xã chiềng bôm hện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w