Đề xuất định hướng một số giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có Vối thuốc tái sinh tái xã Chiềng Bôm – huyện Thuận

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có vối thuốc phân bố tại xã chiềng bôm hện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 59 - 64)

Châu – tỉnh Sơn La

Hệ thống kỹ thuật Lâm sinh là các biện pháp tác động của con người vào quần xã thực vật rừng dựa trên cơ sở về mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nên hệ quần xã và giữa các bộ phận với môi trường sống. Hệ thống này muốn sử dụng có hiệu quả buộc phải dựa trên những quy luật của tự nhiên và không được làm một cách tùy tiện, tuyệt đối hóa các biện pháp. Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đề xuất các giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có Vối thuốc tái sinh tại xã Chiềng Bôm – huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La như sau:

Rừng Vối thuốc trong khu vực chủ yếu là rừng non đang trong giai đoạn phục hồi, hầu hết đường kính và chiều cao còn ở mức nhỏ so với khả năng sinh trưởng của cây. Trước khi khoanh nuôi có 2 trạng thái chính là Ic và IIb, 2 trạng thái này có mật độ cây tái sinh cao thì giải pháp tác động phù hợp là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Ở trạng thái này, số lượng cây tái sinh mặc dù đã lớn hơn nhiều so với trước khi tiến hành nhưng số lượng cây tái sinh trở thành cây tầng cao lại thấp. Nguyên nhân chính ở đây là sự cạnh tranh về nhu cầu dinh dưỡng của các loài cây gỗ và sự cản trở, chèn ép của lớp cây bụi lớp cây tầng thấp đối với các cây tái sinh. Để có thể kinh doanh và lợi dụng tốt trong giai đoạn tới các biện pháp có thể áp dụng:

- Chặt bỏ cây phi mục đích có hại cho tái sinh: Với các đối tượng rừng phục hồi là rừng sản xuất tồn tại rải rác hoặc theo đám các cây phi mục đích mà có hại đến cây tái sinh như những cây sâu bệnh, khống chế chèn ép cây mục đích tầng dưới đang tái sinh, nhất là cây tái sinh ưa sáng thì cần chặt khử bỏ. Việc loại bỏ các cây có hại này cần hạn chế gãy đổ làm hại cây tái sinh tầng dưới. Mặt khác nơi hoàn cảnh khắc nghiệt có thể tạm hoãn việc loại bỏ cây tầng trên trong mùa khô hạn. Từ nghiên cứu tổ thành cho thấy: các loài có giá kinh tế như Vối Thuốc, Dẻ, Dẻ gai, Dẻ đỏ, Re... đã có sự tái sinh tốt và

59

xuất hiện dần trong tổ thành của tầng cao, đây chính là các đối tượng được giữ lại nhằm tăng chất lượng rừng được nuôi dưỡng. Việc loại bỏ các loài cây phi mục đích có thể tiến hành đối với tầng cao và tầng cây tái sinh tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cho sự phát triển và diễn thể rừng được ổn định.

- Phát dây leo, cỏ dại, cây bụi chèn ép cây mục đích tái sinh: Thông qua việc làm này tạo được không gian dinh dưỡng thích hợp và cải thiện hoàn cảnh thích hợp cho cây sinh trưởng nhanh hơn. Trong thực tế khi mật độ cây thân gỗ đủ lớn thì kỹ thuật phát dọn cần từng bước kết hợp phát cả cây thân gỗ kém giá trị, cây sâu bệnh chèn ép cây mục đích để điều chỉnh tổ thành, dẫn dắt rừng phát triển theo hướng xác định. Việc phát dây leo, cỏ dại và cây phi mục đích có thể thực hiện từ 1 – 3 lần/năm (tùy khả năng nhân lực) ngay trong mùa mưa để đáp ứng yêu cầu sinh trưởng của cây, kịp thời phân hủy hạn chế cháy rừng. Sau đó tiến hành nuôi dưỡng rừng.

- Xác định các loài có giá trị kinh tế (đã xuất hiện ở các trạng thái rừng trong tự nhiên tại khu vực nghiên cứu) đưa vào trồng nhằm điều chỉnh tổ thành theo mục đích sử dụng.

- Riêng đối với trạng thái IIb (sau 12 năm khoanh nuôi): Điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng gỗ có giá trị kinh tế, tỉa thưa và khai thác trung gian những loài cây không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của người dân. Song quá trình khai thác phải bảo đảm đúng quy trình, khai thác bảo đảm tái sinh rừng và vệ sinh rừng. Làm giàu rừng bằng những loài cây có giá trị.

Đối với rừng phục hồi sau nương rẫy: Theo quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21- 98) thì các đối tượng rừng sau nương rẫy có Vối thuốc tái sinh đều đạt tiêu chuẩn có cây con tái sinh mục đích cao trên 50 cm, trên 300 cây/ha, vì vậy các đối tượng này đều có thể đưa vào khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. Biện pháp tác động là bảo vệ, phát dọn dây leo cây bụi mở tán cho cây tái sinh, chú ý chăm

sóc các cây tái sinh mục đích như Vối thuốc.

- Các biện pháp nêu trên tiến hành đồng thời với các biện pháp như:

Cấm chăn thả đại gia xúc, các đôi tượng dễ cháy cần có biện pháp phòng chống cháy thực hiện theo quy phạm phòng chống cháy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; Bảo vệ chống chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục đích; Tận dụng cây khô chết, sâu bệnh và lâm sản phụ khi được cấp có thẩm quyền cho phép….

61

Chương V

KẾT LUẬN - TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề tài rút ra một số kết luận chính sau đây:

* Hệ thống các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đã áp dụng tại khu vực nghiên cứu được thực hiện theo Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21 – 98) ban hành kèm theo quyết định số 175/198/ QĐ/BNN/KHCN ngày 04/11/1998 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT. Quy phạm đó nờu rừ : Đối tượng tỏc động của biện pháp này được chia thành 5 nhóm tùy theo từng trạng thái và đặc điểm khác nhau. Thời gian khoanh nuôi trung bình từ 4 – 6 năm. Các biện pháp kỹ thuật tác động gồm có mức độ tác động thấp ( quản lý bảo vệ là chính ), mức độ tác động cao ( tùy vào đối tượng và mục đích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh mà có thể phát dọn dây leo, bụi dậm, cuốc sới đất theo rạch…). Tại xã Chiềng Bôm thì đối tượng khoanh nuôi chủ yếu là đất rừng ở trạng thái Ic, rừng phục hồi IIa và IIb. Vối thuốc là loài cây có khả năng tái sinh mạnh và số lượng cây tái sinh nhiều nên các biện pháp kỹ thuật áp dụng tại đây chủ yếu là các biện pháp tác động thấp như phát luống dây leo, bụi dậm…

* Hiện trạng rừng khi tiến hành các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: Rừng Vối thuốc trong khu vực chủ yếu là rừng non đang trong giai đoạn phục hồi, hầu hết đường kính và chiều cao còn ở mức nhỏ so với khả năng sinh trưởng của cây.

+ Trạng thái Ic: đánh giá thông qua lớp cây tái sinh, do ở trạng thái này cây gỗ lớn hầu như không có.

Về tổ thành: Nhóm các loài cây tái sinh chính ở trạng thái này bao gồm Vối thuốc, Hoắc quang, Cáng lò, Chè đuôi lươn, Bọt ếch lông có hệ số tổ thành cao và xuất hiện ở hầu hết các địa điểm lập ÔTC tuy nhiên Vối thuốc vẫn là loài có hệ số tổ thành cao nhất. Số lượng loài tham gia tổ thành biến động từ 7 – 9 loài.

Về mật độ: mật độ cây tái sinh còn thấp, biến động từ 2115 cây/ha đến 3250 cây/ha tại khu vực nghiên cứu.

Về độ che phủ, độ tàn che, tầng tán: trạng thái Ic khoanh nuôi chưa có độ tàn che, tầng tán chỉ gồm 1 tầng là lớp cây bụi và lớp cây tái sinh nhỏ, độ che phủ của lớp cây bụi và cây tái sinh thấp.

+ Trạng thái IIb:

Về tổ thành: Lớp cây tầng cao : Số lượng loài biến động từ 11 – 14 loài trong đó Vối thuốc, Cáng lò, Hoắc quang vẫn là những loài chiếm ưu thế với hệ số tổ thành từ 1 – 2,6.

Lớp cây tái sinh: Thành phần loài ở lớp cây tái sinh vẫn chủ yếu là những loài ở tầng cây cao và Vối thuốc vẫn la loài ưu thế với hệ số tổ thành cao.

Về mật độ : Lớp cây tầng cao : Mật độ tầng cây cao biến động từ 450 – 520 cây/ha. Mật độ của Vối thuốc chiếm tỷ lệ cao trong lâm phần.

Lớp cây tái sinh : Mật độ cây tái sinh chưa nhiều, biến động từ 2640 – 2480 cây/ha.

Về độ tàn che và độ che phủ ở trạng thái này tương đối cao. Độ tàn che biến động từ 0,5 – 0,65 còn độ che phủ biến động từ 45% - 65%

* Đánh giá các mô hình sau khi tiến hành khoanh nuôi:

+ Về tổ thành: Sau khi tiến hành khoanh nuôi thì tầng cây gỗ có sự thay đổi về cấu trúc tổ thành và tăng số lượng các loài tham gia tổ thành. Tăng lên theo số năm tiến hành khoanh nuôi. Biến động từ 9 – 15 loài, đã xuất hiện thêm một số loài có giá trị kinh tế cao.

Vối thuốc vẫn là loài cây chiếm ưu thếở cả trước và sau khi khoanh nuôi.

+ Về cấu trúc mật độ: Sau khi khoanh nuôi mật độ của cây gỗ và cây tái sinh có su hướng tăng lên nhưng mức độ biến động không nhiều. Mật độ cây Vối thuốc cũng tăng lên so với trước khi khoanh nuôi. Điều này cho thấy được hiệu quả của các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đã áp dụng tại đây.

63

+ Về tầng tán: Rừng sau khoanh nuôi đã có 3 tầng tán nhưng số lượng cây ở tầng A1 còn ít, chủ yếu cây ở tầng A2.

+ Độ tàn che, che phủ: Sau khoanh nuôi độ tàn che và độ che phủ tăng lên rất nhiều có những ÔTC độ tàn chê lên đến 0,85 và độ che phủ tăng lên 70%.

* Đề xuất phương hướng và các giải pháp: Tiếp tục tiến hành khoanh nuôi bảo vệ, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, rừng phục hồi, phát dọn dây leo cây bụi, cây phẩm chất xấu, cây không có giá trị, phát dọn dây leo ở rừng tái sinh, sửa gốc và tỉa bớt trồi cây tái sinh….

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có vối thuốc phân bố tại xã chiềng bôm hện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w