trước tập luyện
Trong nghiên cứu, chúng tôi đánh giá mức độ độc lập trước thời gian tập luyện của những người liệt nửa người sau TBMMN tại bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Thái Nguyên tất cả các đối tượng này đã được điều trị qua giai đoạn cấp tại các bệnh viện đa khoa. Kết quả thu được như sau: Mức độ độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày chiếm 1,6%, mức độ phụ thuộc hoàn toàn chiếm 75,8% (Bảng 3.6).
62
Theo Trần Văn Chương (2002) nghiên cứu 115 bệnh nhân có kết quả đánh giá trước tập luyện, mức độ độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày chiếm 1,7%, mức độ phụ thuộc hoàn toàn chiếm 86,1%.
Bảng 4.2. So sánh một số nghiên cứu nước ngoài không có chương trình PHCN
Schutte T và cộng sự [66] cho biết 38% người TBMMN khi ra viện độc lập hoàn toàn, 18% cần sự trợ giúp và có tới 44,5% phụ thuộc hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày.
Kết quả đánh giá mức độ độc lập của bệnh nhân trước khi tập luyện của chúng tôi thấp hơn kết quả của các tác giả nước ngoài là do điều kiện kinh tế và sự phát triển y học ở nước ngoài tốt hơn, những người này đã được điều trị PHCN tại những cơ sở có trang thiết bị PHCN tốt hơn so với nước ta và học được phục hồi sớm ngay sau khi bị TBMMN.
4.2.2. Kết quả phục hồi khả năng đi của bệnh nhân
Khả năng đi lại của bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN sau tập luyện bằng phương pháp Bobath qua nghiên cứu cũng không khác biệt nhiều so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác, với 57,8% bệnh nhân có thể đi lại được sau 6 tuần tập luyện (bảng 3.10).
Tuy nhiên ếnu so sánh kết quả vận động đi lại với các tác giả khác thì kết quả của chúng tôi còn thấp hơn, đa số bệnh nhân liệt nửa người sau TBMMN chủ yếu sử dụng chân không liệt và nửa người bên
Tác giả Độc lập hoàn toàn
Korv J và cs (1999) 38%
Gresham G.E và cs (1980) 35,1%
Nguyễn Thị Nga ( 2002) 3,4%
Trần Thị Mỹ Luật (2008) 1,6%
lành bù từr cho bên liệt để đi lại, sự tham gia của bên liệt vào động tác đi còn hạn chế.
Bảng 4.3. Khả năng độc lập trong đi của bệnh nhân liệt nửa người
Tác giả Độc lập hoàn toàn
Jorgensen (1999) 65%
Flick (1999) 78%
Nguyễn Thị Nga (2002) 60,3%
Trần Thị Mỹ Luật (2008) 57,8%
4.2.3. Kết quả phục hồi khả năng vận động chung
Bảng 4.4. So sánh kết quả phục hồi vận động chung
Tác giả Tự làm được
Benaim (1996) 70%
Blanco (1999) 81%
Gresham (1999) 80%
Nguyễn Thị Nga (2002) 60%
Trần Thị Mỹ Luật (2008) 69%
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về khả năng phục hồi vận động chung của bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN trong bảng (3.8), (3.9) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân độc lập trong vận động sau luyện tập phục hồi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Chúng tôi cho rằng kết quả như vậy là hợp lý vì đối với chuyên ngành phục hồi chức năng ở nước ta phát triển muộn và ít được chú ý tới, gần đây mới được áp dụng và mở rộng trong công tác đềi u trị cho bệnh nhân sau TBMMN. Kết hợp giữa sự phát triển muộn của chuyên ngành, điều kiện trang thiết bị còn kém cùng với nhận thức
trong vấn đề điều trị PHCN sớm của bệnh nhân còn hạn chế. Mặt khác một phần do trình độ chuyên môn và kĩ năng tập luyện của các kỹ thuật viên của chúng ta còn thấp hơn so với các kỹ thuật viên của các nước khác đã được chuyên khoa hoá, tất cả các điều này đã ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
4.2.4. Kết quả phục hồi các hoạt động sống trong sinh hoạt hàng ngày Bảng 4.5. So sánh kết quả về độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
Tác giả Độc lập hoàn toàn
Clarke (1995) 48% - 58%
Flick (1997) 45% - 67%
Gresham (1999) 69%
Nguyễn Thị Nga (2002) 16% - 65%
Trần Thị Mỹ Luật (2008) 13% - 66%
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về khả năng độc lập của bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày ở bảng (3.11) thấp hơn so với các tác giả khác.
Sau tập luyện bệnh nhân độc lập trong sinh hoạt hàng ngày thấp hơn so với các hoạt động chức năng khác có kết quả như vậy l à vì hiện nay chúng ta chưa có kỹ thuật viên hoạt động trị liệu trong giai đoạn 6 tuần, bệnh nhân chủ yếu được tập vận động và đi lại, phần tập cho bệnh nhân các hoạt động tự chăm sóc hầu như không có.
4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi của bện h nhân liệt nửa