Căn nguyên và yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sơ sinh

Một phần của tài liệu luận văn NGHIÊN cứu đặc điểm NHIỄM KHUẨN sơ SINH tại KHOA NHI BỆNH VIỆN đa KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN (Trang 55 - 59)

Khi nuôi cấy bệnh phẩm xác định căn nguyên gây NKSS, tỉ lệ dương tính của dịch tỵ hầu là 82,2% (46/56 trường hợp) kết quả này khá cao. Bệnh phẩm được xét nghiệm nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là dịch tỵ

hầu của trẻ, mặc dù kết quả nuôi cấy cho kết quả không chính xác tuyệt đối, nhưng kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu cũng rất có ý nghĩa cho việc sử dụng kháng sinh cho trẻ viêm phổi, đặc biệt là những trẻ đã dùng nhiều kháng sinh mà không thuyên giảm.

Kết quả phân lập vi khuẩn từ dịch tỵ hầu, chúng tôi thấy các loại vi khuẩn thường gặp là: vi khuẩn gram (+) chủ yếu là tụ cầu trong đó S. epidermidis ở nhóm trẻ đủ tháng là 30,3%, ở nhóm trẻ đẻ non là 12,5% (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05), S. aureus ở nhóm trẻ đẻ non là 7,1% trong khi đó ở nhóm đủ tháng là 5,4%. Vi khuẩn gram (-) chiếm 24,9% trong đó Citrobacter chiếm tỉ lệ nhiều nhất: ở nhóm trẻ non tháng là 12,5% và ở nhóm trẻ đủ tháng là 3,6%. Có thể giải thích lý do vi khuẩn gram (+) gặp chủ yếu gây viêm phổi vì khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất kém, khả năng sản xuất kháng thể rất thiếu hụt. Đặc biệt quan trọng là thiếu kháng thể miễn dịch đặc hiệu IgM, IgG. Nồng độ IgG, IgM rất thấp sau khi sinh, chỉ bằng 5% của người lớn đặc biệt là trẻ đẻ non chưa có, cho nên khả năng tạo miễn dịch chống lại càng yếu và đó là lý do chính làm cho trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là trẻ đẻ non.

Nghiên cứu của Đinh Thị Thuý Hà thấy vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn gram (+) trong đó S. epidermidis ở nhóm trẻ đủ tháng là 6,7% và ở nhóm trẻ đẻ non là 40%, vi khuẩn gram (-) chiếm 33,5% [7]. Vũ Thị Thuỷ cũng thấy tỉ lệ mọc vi khuẩn chủ yếu là vi khuẩn gram (+) trong đó tụ cầu trắng chiếm 19,6% và tụ cầu vàng chiếm 10,2% [28]. Trong khi một số nghiên cứu khác thấy vi khuẩn gây bệnh viêm phổi chủ yếu là do vi khuẩn gram (-) (đứng đầu là Klebsiella pneumonia chiếm 47,9% - 52,3%), vi khuẩn gram (+) chủ yếu là tụ cầu vàng chiếm 6,4% - 13,2% [3], [5], [6]. Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Mai thấy vi khuẩn gây NKSS chủ yếu là vi khuẩn gram (-), trong đó E. coli chiếm 30,0%, tụ cầu trắng chiếm 25,0% và Klebsiella pneumonia chiếm 22,5% [15]. Nghiên cứu của Anderson L. cho thấy vi khuẩn

57

gây nhiễm khuẩn sơ sinh chủ yếu là Streptococcus B (GBS), Escherichia coli, Haemophilus influenzae Listeria monocytogenes [37].

Chúng tôi nuôi cấy được 30 mẫu nước tiểu, tỉ lệ dương tính là 30,0%

(9/30 trường hợp). Tỉ lệ vi khuẩn gram (-) nuôi cấy được chiếm 20,0% (đứng hàng đầu là Pseudomonas aeruginosa và gặp nhiều hơn ở nhóm trẻ đẻ non), tỉ lệ vi khuẩn gram (+) nuôi cấy được chiếm 10,0% (2 loại vi khuẩn phân lập được là S. epidermidis, S. aureus và đều gặp ở nhóm trẻ đẻ non).

Khi phân lập vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ sơ sinh, nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy kết quả như sau: nghiên cứu của Xinias I. và CS thấy vi khuẩn chủ yếu là E. coli (83,3%), tiếp đến là Proteus (10,0%), Enterococcus (3,3%), Klebsiela (3,3%). Nghiên cứu của Moslehe M.

và CS thấy vi khuẩn chủ yếu là E. coli (80,0%), tiếp đến là Klebsiella, Enterobacter, Citrobacter Proteus. Nghiên cứu của Barton M. và CS thấy vi khuẩn E. coli chiếm 18%, Klebsiella 15%, Enterobacter 8%, Entrococcus 4%, P. aeruginosa 1% [38], [46], [56].

Chúng tôi không nuôi cấy mủ rốn, vì thường viêm rốn hay gặp do tụ cầu và vi khuẩn gram (-). Có hai bệnh nhân viêm màng não mủ, kết quả nuôi cấy dịch não tuỷ âm tính. Nghiên cứu của Trần Thị Việt và CS tại Bệnh viện Nhi đồng 2 cho thấy vi khuẩn gây viêm màng não mủ hay gặp nhất là E. coli, S. meningitidis, S. pneumoniae [31]. Theo các nghiên cứu ở nước ngoài thấy vi

khuẩn gây viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh hay gặp là Streptococcus agalactiae, E. coli, S. meningitidis Listeria monocytogenes [35], [43].

Chúng tôi gặp một bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhưng không được cấy máu nên chúng tôi không xác định được căn nguyên nhiễm khuẩn huyết. Nghiên cứu của Phạm Xuân Tú thấy vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết nhiều nhất là Klebsiella pneumonia K. ozaena [26].

Do việc chọn mẫu nghiên cứu NKSS tại bệnh viện theo mẫu thuận tiện nên chúng tôi không thể thiết kế nghiên cứu bệnh chứng để xác định các yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

tố nguy cơ cũng như xếp loại ưu tiên các yếu tố này. Tuy nhiên từ việc nhận xét các đặc điểm của bệnh nhân NKSS đến điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện ĐKTWTN chỳng tụi nhận thấy cú một số yếu tố liờn quan rừ rệt.

Về yếu tố cân nặng của trẻ khi sinh, chúng tôi thấy số trẻ có cân nặng lúc đẻ dưới 2500gram có tỉ lệ nhiễm khuẩn cao hơn ở nhóm trẻ có cân nặng lúc đẻ trên 2500gram (62,3% so với 37,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05). Kết quả nghiên cứu này có thể giải thích được do trẻ đẻ non tháng nên sự phát triển về thể chất, hệ thống miễn dịch, hệ điều hoà thân nhiệt chưa hoàn chỉnh và hoạt động kém hiệu quả. Như vậy trẻ đẻ non có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng hơn trẻ đủ tháng. Trẻ khi sinh có cân nặng thấp dưới 2500gram và thiếu tháng là những yếu tố khiến trẻ mắc viêm phổi cao hơn trẻ đủ tháng [7]. Cân nặng sơ sinh thấp là yếu tố quyết định đến tỉ lệ tử vong chung của trẻ nhỏ và đặc biệt là những trẻ đẻ non có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ đủ tháng. Các nghiên cứu trong nước cũng cho thấy trẻ đẻ ra có cân nặng thấp cú nguy cơ tử vong cao hơn rừ rệt so với trẻ đẻ ra trờn 2500gram [3], [5].

Theo nghiên cứu của chúng tôi, ngạt lúc đẻ là 52,5%, mẹ vỡ ối sớm là 54,9%, mẹ sốt trước đẻ - mẹ nhiễm độc thai nghén là 56,8%, những trường hợp này đều phải can thiệp hồi sức tại tuyến trước và tại Bệnh viện ĐKTWTN.

Có lẽ nó cũng là một lý do mà các bệnh nhân nhiễm khuẩn mắc bệnh sớm và kết quả phân lập vi khuẩn dịch tỵ hầu chủ yếu là vi khuẩn gram (+) vì nó liên quan chặt chẽ đến cuộc đẻ, môi trường khi sinh cũng như chăm sóc ngay sau đẻ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung về yếu tố ngạt sau đẻ liên quan đến viêm phổi sơ sinh thấy có 83/134 trẻ có tiền sử ngạt chiếm 61,9% trong số này 81,9% là bị bệnh ngay tuần đầu sau đẻ [3].

58

Một phần của tài liệu luận văn NGHIÊN cứu đặc điểm NHIỄM KHUẨN sơ SINH tại KHOA NHI BỆNH VIỆN đa KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w