NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Quản lí thuế doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại tp HCM (Trang 26 - 55)

KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP Cể VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Quy mô và xu hướng phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6% dân số so với cả nước.

Qua gần 20 năm phát triển, tỷ trọng kinh tế của Thành phố vẫn tiếp tục gia tăng, điều này cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất của cả nước, là nơi có nhiều cơ hội để các nhà doanh nghiệp đầu tư, hoạt động và phát triển.

- Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng, đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 13.752 doanh nghiệp dân doanh với số vốn đăng ký 33.347 tỷ đồng; tăng 23% về số lượng doanh nghiệp và tăng 14% về vốn đăng ký so với cùng kỳ, vốn đăng ký bình quân 2,2 tỷ đồng/doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký chủ yếu là thương mại dịch vụ (chiếm trên 70%), công nghiệp (15%), còn lại là các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, có 19.833 doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; 819 doanh nghiệp và 944 chi nhánh, văn phòng đại diện giải thể; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 43 doanh nghiệp.

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng cao, tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 2.234 tỷ USD, tăng gấp 2,32 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ, cao nhất trong vòng 10 năm gần đây, trong đó có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao như dự án đầu tư xây dựng nhà máy Mega của tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư sau khi điều chỉnh là 1,04 tỷ USD. Có 251 dự án được cấp phép với tổng vốn 1.520 tỷ USD, tăng gấp 2,5 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Ngoài ra, có

117 dự án tăng vốn với vốn điều chỉnh tăng 713,2 triệu USD, tăng 2,1 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ.

- Đến nay, tổng số văn phòng đại diện các đơn vị kinh tế nước ngoài trên địa bàn thành phố được cấp phép hoạt động là 2.549 văn phòng thuộc 56 nước và vùng lãnh thổ.

Bảng 2.1: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 2001-2007 Nguồn vốn đầu tư Năm 2000 Giai đoạn 2001 - 2007

Tỷ đồng Cơ cấu (%)

Bình quân năm (Tỷ

đồng)

Cơ cấu (%)

Tổng 5 năm (Tỷ đồng) 1.Vốn ngân sách

Trong đó:

- NSĐP

- NSTƯ

2.994 2.669 325

15,2 13,5 1,7

3.100 2.600 500

7,6 6,3 1,2

21.700 18.200 3.500 2. Vốn doanh nghiệp

Nhà nước 4.518 22,9 5.000 12,2 35.000

3. Vốn Tín dụng 1.107 5,6 4.000 9,8 28.000

4. Vốn doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 2.574 13,1 5.000 12,2 35.000

5. Vốn đầu tư khác 3.012 15,3 15.440 37,6 65.800

6. Vốn đầu tư FDI 4.940 25,1 6.000 14,6 42.000

7. Vốn ODA 556 2,8 2.460 6 17.220

Tổng số 19.701 100 41.000 244.720

Nguồn : Sở kế hoạch – đầu tư Thực hiện nghĩa vụ ngân sách từ năm 2005 đến năm 2007

Bảng 2.2 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH TỪ 2005 – 2007

ĐVT: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 THỰC

HIỆN Tỷ

trọng THỰC

HIỆN Tỷ

trọng THỰC

HIỆN Tỷ

trọng

1 2 3 4 5 6 7 8

TỔNG THU 36.606.899 40.370.039 53.786.250

THU NỘI ĐỊA 30.321.151 33.971.609 46.958.355

Thu nội địa 33.558.340 45.451.950

1 DNNN Trung ương 6.917.389 18,8 6.999.311 17,34 7.440.782 13,83 2 DNNN địa phương 3.338.634 9,1 3.647.589 9,03 4.408.917 8,2 3 DN có vốn ĐTNN 6.190.010 16,9 6.816.991 16,89 9.514.344 17,69

- Thuế GTGT 2.080.506 2.174.403 3.145.589

- Thuế TTĐB 1.818.189 2.054.268 2.258.991

- Thuế TNDN 2.220.565 2.475.547 3.885.464

- Thuế tai nguyên 558 758 871

- Thu từ khí thiên nhiên 163.636

- Thuế chuyển LN 3.014 4.510

- Thuê M.Đ, M nước 53.723 98.339 51.405

- Thuế mơn bài 3.919 4.382 4.695

- Thu khác 9.536 4.784 3.693

4 Xổ số kiến thiết 534.264 1,4 627.113 1,5

5 Thuế CTN (NQD) 5.610.972 15,3 7.276.373 18,02 10.336.103 19,22 6 Thuế thu nhập CN 1.875.938 5,1 2.229.919 5,5 3.308.236 6,1

7 Thuế SD đất NN 1.878 1.132 1.442

8 Thuế chuyển QSD đất 227.723 0,6 255.579 0,6 505.109 0,9

9 Thu tiền SD đất 2.213.018 6,04 1.876.530 4,64 4.382.921 8,1

10 Thuế nhà đất 81.172 89.190 99.559

11 Tiền thuê đất 167.878 353.625 439.248

12 Phí xăng dầu 937.580 853.558 877.045

13 Lệ phí trước bạ 808.509 893.322 1.661.304

14 Thu phí - lệ phí 593.788 760.121 988.198

Thu phí - lệ phí 759.178 821.943

15 Thu tiền bán nhà 279.233 715.203 728.967

16 Thu khác ngân sách 519.392 1.179.269 2.240.250

Thu khác NS (tính CĐ) 766.943 900.100

17 Thu tại xã 23.773 23.897 25.930

Thu dầu thô 6.285.748 17,17 6.398.430 15,85 6.827.895 12,69

Nguồn : Cục Thuế TP.HCM

Kết quả thực hiện:

Năm 2005:

Thực hiện Quyết định số 86/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính, Cục Thuế đã nhận dự toán pháp lệnh là 33.814 tỷ đồng. Tổng thu năm 2005 thực hiện được 36.606 tỷ đồng, đạt 108,26% dự toán pháp lệnh và tăng 13,89% so với thực hiện năm 2004.

Thu nội địa không tính dầu thô thực hiện được 30.321 tỷ đồng, đạt 99,69% dự toán pháp lệnh, tăng 12,93% so với thực hiện năm 2004.

Trong đó, thu từ DN có vốn ĐTNN: Tổng thu từ DN có vốn ĐTNN đạt 6.190 tỷ đồng, đạt 104,3% dự toán pháp lệnh và tăng 20,85% so với thực hiện năm 2004. Chiếm tỷ trọng 16,9% trong tổng thu ngân sách. Đây là khu vực có số thu đạt dự toán cao nhất trong các khu vực kinh tế, và tăng đồng đều ở các loại thu.

Năm 2006:

Thực hiện Quyết định số 4068/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính, Cục Thuế đã nhận dự toán pháp lệnh là 43.265 tỷ đồng. Tổng thu năm 2006 thực hiện được 40.370 tỷ đồng, đạt 93,31% dự toán pháp lệnh và tăng 18,19% so với thực hiện năm 2005.

Thu nội địa không tính dầu thô thực hiện được 33.971 tỷ đồng, đạt 95,78% dự toán pháp lệnh, tăng 12,04% so với thực hiện năm 2005.

Trong đó, thu từ DN có vốn ĐTNN: Tổng thu đạt 6.816 tỷ đồng, đạt 76,43%

dự toán pháp lệnh và tăng 10,11% so với thực hiện năm 2005.Chiếm tỷ trọng 16,89% trong tổng thu ngân sách. Tốc độ tăng thu từ khu vực này giảm so với năm 2005.

Năm 2007:

Thực hiện Quyết định số 3771/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính, Cục Thuế đã nhận dự toán pháp lệnh là 47.159 tỷ đồng. Tổng thu năm 2007 thực hiện được 53.786 tỷ đồng, đạt 114,05% dự toán pháp lệnh và tăng 33,23% so với thực hiện năm 2006.

Thu nội địa không tính dầu thô thực hiện được 46.958 tỷ đồng, đạt 114,34% dự toán pháp lệnh, tăng 38,22% so với thực hiện năm 2006.

Trong đó, thu từ DN có vốn ĐTNN: Tổng thu đạt 9.514 tỷ đồng, đạt 90,40%

dự toán pháp lệnh và tăng 39,58% so với thực hiện năm 2005. Chiếm tỷ trọng 17,9% trong tổng thu ngân sách. Tốc độ tăng thu từ khu vực này giảm so với năm 2006, nhưng lại có tốc độ tăng cao hơn các khu vực khác thể hiện ở tỷ trọng ngày càng tăng của khu vực ĐTNN.

THỰC TRẠNG QUẢN Lí THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Cể VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Tổ chức bộ máy Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh:

( Xem phụ lục 2 )

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phòng Kiểm Tra Thuế Số 2 ( P.ĐTNN và P.KCX-KCN )

Bộ máy tổ chức quản lý, nhiệm vụ, quyền hạn

- Phòng Kiểm tra Thuế số 2 được thành lập theo Quyết định 728/QĐ-TCT ngày 18/6/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, quản lý hồ sơ của khu vực các Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp thuộc KCN- KCX.

- Giúp Cục trưởng Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh kiểm tra, giám sát kê khai; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN-KCX trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ( chức năng cụ thể được quy định tại QĐ 728/QĐ-TCT ngày 18/6/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

- Cơ cấu và trình độ công chức :

Gồm 01 Trưởng phòng, 4 phó phòng và 47 nhân viên. ( Sơ đồ kèm theo).

Phòng được chia làm bốn bộ phận hoạt động theo chức năng do 4 phó phòng phụ trách. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

• Trưởng phòng phụ trách chung và nhiệm vụ cụ thể theo QĐ 728

• Bộ phận Tổng hợp:

o Báo cáo tổng hợp

o Đối chiếu xác minh hoá đơn o Văn thư hành chính

o Thư viện lưu hồ sơ.

o Học Tập.

o Tiếp dân.

o Nhiệm vụ cụ thể theo QĐ 728.

• Bộ phận phân tích hồ sơ ( 2 tổ )

o Phân tích đánh giá kê khai thuế lập danh sách cảnh báo: rủi ro, ấn định, ngẫu nhiên.

o Kiểm tra thực hiện pháp luật thuế theo chấm điểm rủi ro và danh sách ấn định.

o Xử lý hoá đơn.

o Tăng, giảm đối tượng quản lý o Nợ thuế

o Nhiệm vụ cụ thể theo QĐ 728.

• Bộ phận Kiểm tra trước hoàn thuế o Kiểm tra trước hoàn thuế o Hoàn thuế, xử lý hoàn thuế o Xác nhận xét, xoá mã số thuế.

o Nhiệm vụ cụ thể theo QĐ 728.

Trình độ công chức:

• Văn hoá: 100% tốt nghiệp phổ thông trung học

• Chuyên môn, nghiệp vụ:

o Đại học và trên đại học: 50 (97%) o Trung cấp, cao đẳng: 2 người (3%) Tình hình thu ngân sách của khối ĐTNN :

Hiện nay, phòng Kiểm tra Thuế số 2 đang quản lý hồ sơ gần 3.500 doanh nghiệp, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 2.900 doanh nghiệp và 600 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Đây là khu vực có số lượng thường xuyên biến động và có xu hướng tăng lên rất nhanh, vì vậy số thu ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước.

Bảng 2.3: TèNH HèNH THU NGÂN SÁCH DOANH NGHIỆP Cể VỐN ĐTNN ĐVT: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU

NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007

THỰC HIỆN

THỰC HIỆN

SO SÁNH

THỰC HIỆN

SO SÁNH

THỰC HIỆN

SO SÁNH

1 2 3 4 5 6 7 8 9

DN có vốn ĐTNN 5.122.697 6.190.010 120,83 6.816.991 110,16 9.514.344 139,56 1 - Thuế GTGT 1.578.831 2.080.506 131,77 2.174.403 104,51 3.145.589 144,66 2 - Thuế TTĐB 1.436.407 1.818.189 126,57 2.054.268 112,98 2.258.991 109,96 3 - Thuế TNDN 2.038.956 2.220.565 108,90 2.475.547 111,48 3.885.464 156,95

4 - Thuế tai nguyên 428 558 130,37 758 135,84 871 114,9

5 - Thu từ khí thiên nhiên 163.636

6 - Thuế chuyển LN 3.069 3.014 98,2 4.510 149,63

7 - Thuê M.Đ, M nước 60.878 53.723 88,24 98.339 183,04 51.405 52,27

8 - Thuế mơn bài 2.770 3.919 141,48 4.382 111,81 4.695 107,14

9 - Thu khác 1.358 9.536 702,2 4.784 50,16 3.693 77,19

Nguồn: Cục thuế TP.HCM Thực trạng Quản lý thuế đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại

Thành phố Hồ Chí Minh

Đặc điểm Quản lý đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

- Ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp ĐTNN cao, đặc biệt là các doanh nghiệp được đầu tư từ các nước phát triển. Các doanh nghiệp ở khu vực này thường lưu giữ sổ sách chứng từ kinh doanh đầy đủ và được các công ty luật và kiểm toán chuyên nghiệp tư vấn.

- Có hệ thống tin học hỗ trợ vì vậy trình độ quản lý cao.

- Số lượng các doanh nghiệp ĐTNN thường xuyên biến động và có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện theo tiến trình hội nhập.

- Doanh nghiệp ĐTNN thường xuyên thay đổi địa điểm kinh doanh, nên trong công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

- Hoạt động kinh doanh của các Tập đoàn xuyên quốc gia thường rất phức tạp, đa ngành nghề.

- Các doanh nghiệp ĐTNN sang Việt Nam đầu tư chỉ quan tâm và vì một mục đích duy nhất đó là lợi nhuận.

- Các hình thức trốn thuế, gian lận về thuế của đối tượng này thường rất tinh vi, khó phát hiện thông qua chuyển giá, giao dịch thương mại điện tử ...

Tóm lại, doanh nghiệp có vốn ĐTNN có nhiều đặc điểm khác biệt so với doanh nghiệp trong nước nên đã và đang đặt ra những yêu cầu quản lý thuế hết sức phức tạp.

Trước khi có Luật Quản lý Thuế

Cơ chế Quản lý Thuế:

Thực hiện quản lý thuế theo cơ chế chuyên quản. Nhìn chung cơ chế quản lý thuế chưa được xây dựng trên cơ sở đề cao tính chủ động, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều này biểu hiện:

- Làm thay các chức năng thuộc trách nhiệm của người nộp thuế như: tính toán xác định mức thuế để ra thông báo thuế, xác định mức miễn, giảm thuế …

Điều này đã dẫn đến hậu quả là:

- Giảm nhẹ nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế.

- Nhiều vi phạm về thuế do thiếu hiểu biết gây ra, dẫn đến gánh nặng phải tăng cường công tác quản lý thuế để khắc phục các sai phạm.

- Lãng phí nguồn nhân lực, tài chính cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế không đủ nhân lực và tài chính để thực hiện các chức năng chủ yếu của mình như: tăng cung các hoạt động hỗ trợ, tăng cường thanh tra, kiểm tra.

Đối với cơ quan thuế: năng lực, trình độ quản lý thuế còn có những điểm chưa đáp ứng so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học, cụ thể là:

- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm và chưa phù hợp với thực trạng của nước ta là trình độ dân trí thấp, nhận thức trách nhiệm pháp luật chưa cao. Chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế, nhất là trong hoàn thuế giá trị gia tăng. Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.

- Việc tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế.

- Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ. Đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế.

- Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế

còn có một số trường hợp chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của ĐTNT. Chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế.

Đối với người nộp thuế:

- Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế, vừa làm thất thu cho Ngân sách nhà nước, vừa không bảo đảm công bằng xã hội.

- Một số doanh nghiệp cố ý tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp như kê khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT từ NSNN.

Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan:

Một số chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức và chưa thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của địa phương mình. Các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan ở từng nơi, từng lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.

Thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được Bộ chính trị phê duyệt, cùng với việc hoàn thiện và xây dựng mới các luật về chính sách thuế, luật quản lý thuế đã được xây dựng nhằm khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý thuế, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ khi Luật Quản lý Thuế có hiệu lực thi hành

Luật Quản lý Thuế chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 đã tạo ra hành lang pháp lý để ngành thuế cả nước thực hiện đổi mới phương thức quản lý theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả. Việc triển khai Luật Quản lý thuế đã đem lại nhiều thuận lợi cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm với NSNN. Một trong những nội dung cơ bản của Luật quản lý thuế là việc chính thức áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế

đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, bởi vậy đã tạo điều kiện để thực thi những phương pháp, kỹ năng quản lý mới, hiện đại.

Về cơ chế quản lý:

o Khái niệm về cơ chế tự khai, tự nộp thuế ( TKTN )

Tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó người nộp thuế tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế: người nộp thuế căn cứ các quy định tại các Luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai chính xác, nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng thời hạn. Cơ quan thuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nếu người nộp thuế tự giác tuân thủ nghĩa vụ. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rừ và tự giỏc thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giỏm sỏt chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của người nộp thuế.

o Các điều kiện để thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế hiệu quả:

Để thực hiện được tốt cơ chế TK-TN thuế đòi hỏi phải có đầy đủ và đồng bộ nhiều yếu tố như: trình độ và sự nhận thức của người dân về nghĩa vụ thuế, chính sách thuế, tổ chức quản lý thuế, nghiệp vụ quản lý thuế, trình độ của cán bộ thuế và các thẩm quyền cần thiết của cơ quan thuế trong quản lý thuế:

- Người dân phải có được hiểu biết cơ bản về nghĩa vụ thuế, ĐTNT có ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế, cộng đồng xã hội lên án những hành vi gian lận, trốn thuế.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế những thông tin về ĐTNT có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của ĐTNT.

- Chớnh sỏch thuế phải rừ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện như: thuế giỏ trị gia tăng (GTGT), Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) …, các quy định về kê khai, nộp thuế thuận lợi, phù hợp với điều kiện kinh doanh của ĐTNT.

Một phần của tài liệu Quản lí thuế doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại tp HCM (Trang 26 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w