THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NINH THUẬN

Một phần của tài liệu Sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Ninh Thuận (Trang 27 - 65)

Giới thiệu khái quát tỉnh Ninh Thuận :

Điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Ninh Thuận.

Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, là một tỉnh có vị trí địa lý quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tỉnh Ninh Thuận gồm có một Thành Phố Phan Rang Tháp Chàm và sáu huyện.

Dân số tỉnh Ninh Thuận đến năm 2008 là 582.7 ngàn người, mật độ trung bình là 173 người/km2, dân số độ thị chiếm 34.2%. Cộng đồng dân cư gồm ba dân tộc chính là: dân tộc Kinh chiếm 78%, dân tộc Chăm chiếm 12%, Rắglây 9%, còn lại là các dân tộc khác. Dân số trong độ tuổi lao động có 350 ngàn người chiếm 60.7%.

Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển Ninh Thuận có diện tích tự nhiên không lớn nhưng lại có các vùng sinh thái khí hậu đa dạng gồm: vùng biển, vùng đồng bằng và vùng miền núi gắn với các tiềm năng, lợi thế trên nhiều lĩnh vực.Đặc biệt, Ninh thuận có tiềm năng và lợi thế to lớn về biển. Chính vì vậy, kinh tế biển được xác định là kinh tế mũi nhọn, bao gồm thủy sản, du lịch biển, sản xuất muối và công nghiệp hóa chất sau muối.

đây:

Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận trong những năm gần

Thực hiện phát triển kinh tế- xã hội tỉnh năm 2008 trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự chủ động kịp thời trong chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Ninh Thuận trong triển khai các chủ trương, chính sách của Chính phủ và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh cùng với sự nỗ lực các ngành, các cấp, nhân dân trong tỉnh và sự quan tâm hỗ trợ kịp thời có hiệu quả của trung ương nên kinh tế xã hội vẫn tiếp tục ổn định và phát triển. Trong đó, nông nghiệp tăng trưởng khá, về

công nghiệp có một số dự án có qui mô lớn được triển khai tích cực và khởi công, kim ngạch xuất khẩu tăng khá, đầu tư phát triển có nhiều chuyển biến, nhiều chương trình đầu tư mới của Chính phủ được triển khai. Mục tiêu phát triển kinh tế

Tốc độ GDP đạt 11-12%

Đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 504-600 USD bằng 65- 75% mức bình quân chung cả nước .

Giá trị gia tăng của ngành: nông lâm ngư nghiệp và thuỷ sản tăng 5.1

% (KH 4-5%); thuỷ sản tăng 4.2%(KH 6 %). Công nghiệp xây dựng tăng 15.1%

(KH 20-21%). Dịch vụ tăng 9.4%(KH 13-14%).

Cơ cấu kinh tế: Nông lâm ngư nghiệp và thuỷ sản chiếm 30%; Công nghiệp- Xây dựng chiếm 35%, Dịch vụ chiếm 35%GDP của tỉnh.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn 340 tỷ đồng, đạt 100%dự toán năm.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 90-100 triệu USD

Huy động ngân sách đến năm 2010 khoảng 540 tỷ đồng, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 10-11%.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 13% đến năm 2010.

Bên cạnh đó, do tác động của tình hình lạm phát và diễn biến của giá cả thị trường tăng cao, nguồn lực của tỉnh còn hạn chế, một số chính sách, qui định về đầu tư thường xuyên thay đổi… đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so kế hoạch, chất lượng tăng trưởng còn hạn chế thể hiện ở cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, năng lực sản xuất công nghiệp, dịch vụ đầu tư kéo dài đã ảnh hưởng nhất định đến công tác huy động vốn, cho vay và chất lượng tín dụng của các TCTD trên địa bàn.

Tình hình cung cấp dịch vụ ngân hàng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận:

Trong năm 2008, mạng lưới hoạt động của các TCTD tiếp tục được mở rộng cả về số lượng và qui mô hoạt động, các NHTMNN cơ bản đã triển khai xong chương trình hiện đại hoá ngân hàng. Đến nay, số TCTD trên địa bàn là 12 đơn vị với :

2 NHTM nhà nước: ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Ninh Thuận, ngân hàng Đầu tư Và Phát Triển Tỉnh Ninh Thuận, Ngân hàng Công Thương Tỉnh Ninh Thuận.

02 Ngân hàng chính sách: Ngân hàng Chính Sách Xã Hội, Ngân hàng Phát Triển.

04 NHTM cổ phần: Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Ninh Thuận, Đông Á- Phòng Giao Dịch Ninh Thuận Chi Nhánh Bình Thuận, Ngoại Thương Phòng Giao Dịch Ninh Thuận Chi Nhánh Cam Ranh, Á Châu Chi Nhánh Ninh Thuận.

03 Quỹ tín dụng nhân dân: Phước Sơn, Nhơn Hải, Phủ Hà.

Huy động vốn

Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động hệ thống NH tỉnh Ninh Thuận từ 2005- 2008 ĐVT: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2005 2006 2007 2008

Tốc độ

% tăng 06/05

Tốc độ

% tăng 07/06

Tốc độ

% tăng 08/07 Tiền gửi TCKT 303,7 363,9 512,3 650,2 19,82 40,78 26,92 Tiền gửi TK 351,7 542,8 757,6 1.159,85 54,34 39,57 53,1 Phát hành GTCG 45,6 28,8 7,6 93 -36,84 -73,61 1.123,68 Tổng nguồn 701 935,5 1.277,5 1.903,05 33,45 36,56 48,97

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Chi Nhánh tỉnh Ninh Thuận 2005- 2008

Số liệu trên bảng cho thấy, nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng liên tục tăng cao qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Các ngân hàng luôn nhận thức rừ tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, nờn ngay từ đầu năm cỏc ngõn hàng xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và nỗ lực phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, các ngân hàng đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác huy động vốn như mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa hình thức, tăng cường chính sách khách hàng . . . đã

thu hút được khối lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư, phát huy tiềm năng nguồn vốn địa phương.

Đặt biệt, năm 2008 có sự tăng trưởng đột phá trong nguồn vốn huy động, (chỉ có tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng đột biến) nguyên nhân chính là do biến động lãi suất liên tục tăng, đây là một cơ sở tốt cho người gửi tiền đầu tư. Đối với TCKT nguồn vốn huy động có tăng, song mức độ tăng không đáng kể.

Ngoài ra, các ngân hàng còn tranh thủ tối đa nguồn vốn các tổ chức:như Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Nhân Thọ … để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế tỉnh nhà. Đây là ưu thế lớn nhất của NHNo Ninh Thuận so với các NHTM khác.

Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng hệ thống NH tỉnh Ninh Thuận từ 2005- 2008 ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Tốc độ

% tăng 06/05

Tốc độ

% tăng 07/06

Tốc độ

% tăng 08/07 Dư nợ ngắn hạn 1.002 1.134 1.410,4 1.830,6 13,17 24,37 29,79 Dư nợ TH, DH 901,46 1.306 1.410,2 1.619,4 44,88 7,99 14,83 Tổng dư nợ 1.903,46 2.440 2.820,6 3.450 28,19 15,60 22,31 Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN CN tỉnh Ninh Thuận 2005- 2008

Số liệu trên bảng cho thấy, số liệu dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng liên tục tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối, cho thấy các ngân hàng đều quan tâm đến việc mở rộng hoạt động tín dụng. Các ngân hàng dựa trên chỉ tiêu của ngân hàng cấp trên giao đồng thời bám sát những định hướng về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không cao, tỷ trọng giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn không tương xứng qua các năm điều này thể hiện một mặt do cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế tại địa phương phát triển không đều.

Năm 2008 lãi suất cho vay cao dẫn đến khách hàng cũng hạn chế vay. Ngoài ra, các ngân hàng cũng thận trọng khi xét duyệt cho vay với lí do đơn giản là với lãi suất cao khách hàng sẽ khó có khả năng trả nợ. Mặt khác việc tăng trưởng tín dụng của cỏc ngõn hàng chưa cú chỉ tiờu rừ ràng đó dẫn đến nợ xấu phỏt sinh cao. Theo báo cáo tổng hợp của NHNN tỉnh Ninh Thuận thì tỷ lệ nợ xấu trong toàn ngành Ngân hàng Ninh Thuận qua các năm đều lớn hơn 5,5%. Đây có thể là tồn tại từ trước năm 2005 mà các ngân hàng chưa giải quyết được.

Hoạt động dịch vụ

Bảng 2.3 Hoạt động dịch vụ hệ thống NH tỉnh Ninh Thuận từ 2005- 2008 ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Tốc độ % tăng 06/05

Tốc độ

% tăng 07/06

Tốc độ % tăng 08/07 Thu DV thanh

toán 2.923,8 3.255,2 4.018,9 5.307,2 11,33 23,46 32,05 Thu DV bảo

lãnh 563,4 649,4 2.092,3 3.418,3 15,26 222,19 63,36

Thu DV ngân

quỹ 23,4 37,5 39,7 43,8 60,26 5,87 10,32

Thu DV ủy

thác và đại lý 46,8 24,7 30,7 35,4 -47,22 24,29 15,30 Thu DV bảo

quản tài sản và KD bảo hiểm

9,6 9 2,2 2,9 -6,25 75.56 31,81

Thu khác 225 130,2 562,3 901,5 42,13 331,87 60,32

Tổng thu

Dịch Vụ 3.792 4.106 6.746,1 9.706,9 8,28 64,30 43,90 Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Chi Nhánh tỉnh Ninh Thuận 2005- 2008

Nhận định được tầm quan trọng của hoạt động dịch vụ, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã chú trọng việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Kết quả, doanh thu dịch vụ tăng cao qua các năm, đặc biệt là từ năm 2007, 2008. Nguyên nhân là do các chủ thể trong nền kinh tế nhận thấy tiện tích của dịch vụ ngân hàng và sử dụng ngày càng nhiều.

Đặc biệt khi có chủ trương chi trả lương qua thẻ của Nhà nước, các ngân hàng đã tăng nguồn thu từ các khoản dịch vụ liên quan đến thẻ ATM. Do sự phát triển kinh tế của địa phương, nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp trong tỉnh tăng nên doanh thu hoạt động này cũng tăng theo.

Khái quát về ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận:

Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.

Bối cảnh thành lập

Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Tỉnh Ninh Thuận được thành lập theo quyết định số 17/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 trên cơ sở sáp nhập Chi nhánh Công thương thị xã phan Rang – Tháp Chàm và các Chi Nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện : Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước bắt đầu hoạt động từ ngày 01/04/1992.

Những ngày đầu mới thành lập, NHNo và PTNT Ninh Thuận với muôn vàn khó khăn, thử thách. Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc nghèo nàn, lạc hậu.

Bộ máy tổ chức biên chế cồng kềnh, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập.

Nguồn vốn và dư nợ cho vay thấp chỉ có trên dưới 17 tỷ đồng và hoạt động kém hiệu quả.

Tầm nhìn

Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của NHNo Ninh Thuận là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu ở tỉnh Ninh Thuận.

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp.

Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25 %/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ; lợi nhuận tối thiểu tăng 10%.

Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng.

Chiến lược

Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là

Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.

Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm bảo đảm quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả.

Xem “Văn hóa AGRIBANK” là kim chỉ nam cho tất cả nhân viên Ninh Thuận.

Mạng lưới hoạt động:

Ngân hàng tại NHNo và PTNT tỉnh Ninh Thuận có các chi nhánh và phòng giao dịch như sau:

Hội sở tỉnh.

Chi nhánh Thành Phố Phan Rang và Phòng Giao Dịch Thanh Sơn.

Chi nhánh Tháp Chàm và Phòng Giao Dịch Bảo An.

Chi nhánh Huyện Ninh Phước và Phòng Giao Dịch Bắc Ninh Phước.

Chi nhánh Huyện Ninh Sơn và Phòng Giao Dịch Nhơn Sơn.

Chi nhánh Huyện Ninh Hải và Phòng Giao Dịch Thuận Bắc.

Số lượng nhân viên:202 người

Thành tích của Ngân hàng Nông Nghiệp Và PTNT Tỉnh Ninh Thuận:

Tốc độ tăng trưởng cao của NHNo Ninh Thuận trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng khỏch hàng suốt hơn 17 năm qua là minh chứng rừ nột nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho NHNo Ninh Thuận. Đây chính là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển của NHNo Ninh Thuận trong tương lai.

Danh mục các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang thực hiện tại NHNo Ninh Thuận

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi không kỳ hạn cá nhân, tiền gửi thanh toán tổ chức.

Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ, tiền gửi có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ, tiền gửi có kỳ hạn trả lãi trước toàn bộ, tiền gửi có kỳ hạn lãi suất gia tăng theo thời gian, tiền gửi lãi suất gia tăng theo theo lũy tiến số dư.

Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước toàn bộ, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo lũy tiến số dư, tiết kiệm gửi góp hàng tháng, tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm theo giá trị USD, tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm theo giá trị vàng, tiết

kiệm bằng VNĐ bảo đảm theo giá vàng, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh theo lãi suất cơ bản của NHNN, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt

Kỳ phiếu trả trước toàn bộ, kỳ phiếu trả lãi sau toàn bộ.

Trái phiếu trả lãi trước toàn bộ, trái phiếu trả lãi sau toàn bộ, trái phiếu trả lãi định kỳ.

Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn khác trả lãi sau toàn bộ; chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn khác trả lãi trước toàn bộ; chứng chỉ tiền gửi dài hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trả lãi sau toàn bộ; chứng chỉ tiền gửi dài hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trả lãi trước toàn bộ; chứng chỉ tiền gửi dài hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trả lãi định kỳ

Sản phẩm cho vay

Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình; cho vay xây dựng mới, sữa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư; cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài; cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá.

Cho vay mua phương tiện đi lại; cho vay hỗ trợ du học; cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân.

Cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản suất kinh doanh; cho vay các dự án theo chỉ định của Chính Phủ; cho vay đồng tài trợ.

Cho vay ưu đãi xuất khẩu; cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn; cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài; cấp hạn mức tín dụng dự phòng; cho vay thấu chi tài khoản.

Cho vay ứng trước tiền chứng khoán; cho vay mua cổ phiếu lần đầu; cho vay mua cổ phiếu để tăng vốn góp; cho vay cầm đồ; cho vay dự án cơ sở hạ tầng.

Bảo lãnh vay vốn; bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; bảo lãnh đối ứng; bảo lãnh chất lượng sản phẩm; đồng bảo lãnh; bảo lãnh khác.

Bao thanh toán trong nước.

Chiết khấu, tái chiết khấu trái phiếu theo quy định của Chính Phủ; chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do tổ chức phát hành; chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu đòi nợ; chiết khấu, tái chiết khấu Séc.

Dịch vụ chuyển tiền

Chuyển tiền đi trong nước, nhận chuyển tiền đi trong nước, cung ứng séc trong nước, thanh toán séc trong nước, dịch vụ thu hộ séc trong nước, dịch vụ kết nối quản lý tài khoản và thanh toán chứng khoán, thanh toán hóa đơn

Dịch vụ chi trả WESTERN UNION, dịch vụ nhận tiền kiều hối qua tài khoản hoặc chứng minh thư, dịch vụ chuyển tiền đến, dịch vụ chuyển tiền đi, thanh toán với nước ngoài, dịch vụ chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích cá nhân.

Dịch vụ nhờ thu chứng từ xuất khẩu, nhờ thu nhập khẩu, thông báo thư tín dụng chứng từ, thông báo kèm xác nhận L/C, chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức L/C, phát hành thư tín dụng chứng từ thanh toán L/C

Ký hậu vận đơn ủy quyền, bảo lãnh, nhận hàng theo L/C, phát hàng thư tín dụng dự phòng.

Thanh toán séc với nước ngoài, nhờ thu séc nước ngoài.

Sản phẩm thẻ

Phát hành thẻ ghi nợ nội địa Success.

Thẻ ghi nợ quốc tế VISA, thẻ ghi nợ quốc tế VISA hạng chuẩn, thẻ ghi nợ quốc tế VISA hạng vàng.

Thẻ ghi nợ quốc tế MASTER, thẻ ghi nợ quốc tế MASTER hạng vàng, thẻ ghi nợ quốc tế MASTER hạng bạc kim.

Dịch vụ khác

✓ Cung cấp thông tin tài khoản

✓ Gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi

✓ Mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn.

Một phần của tài liệu Sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Ninh Thuận (Trang 27 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w