Dòng thời gian “Sống mòn”

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật Sống Mòn của Nam Cao (Trang 32 - 42)

Trong tiểu thuyết Sống mòn Nam Cao đã tạo nên một dòng thời gian đan xen, hòa quyện giữa quá khứ, hiện tại và tương lai để thể hiện đầy đủ bản chất cuộc sống của các nhân vật trong thế giới mà con người ta như đang

“mốc lên, mục ra và rỉ đi”. Tác giả Trần Đăng Suyền đã khẳng định: “một trong những đặc sắc trong sáng tác của Nam Cao là ông đã tạo ra một kiểu thời gian độc đáo – đó là thời gian hiện thực hàng ngày” [14, tr92].

2.3.1 Thời gian hiện thực hàng ngày

Trong dòng thời gian của Sống mòn, các nhân vật dường như bị giam hãm, tù túng, luẩn quẩn trong những nỗi lo âu cơm áo gạo tiền đời thường:

“Nhắp chén nước, vừa nghĩ đến cái vị nhạt phèo của đời y. Làm đến chết người đó, chỉ để được ngày vài bữa cơm rau đổ vào mồm rồi đêm ngủ một mình, tưởng nhớ đến vợ con, trong khi ở quê cũng vậy, làm đến chết người, cũng chỉ vì mỗi ngày mấy bữa cơm, ngoài ra chẳng có một cái hy vọng gì hơn nữa. Cuộc đời cứ thế kéo dài đã mấy năm rồi. Nó còn kéo dài ra năm năm, mười năm, hai mươi năm…đến bao giờ?”. Cả thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “bị áo cơm ghì sát đất” như xuôi đi trong cái vòng luẩn quẩn của thời gian hàng ngày mòn mỏi, khiến cho thời gian trong tác phẩm như đông đặc lại: “Y có rất nhiều gánh nặng. Càng nhìn xa, y càng thấy đời y càng ngày càng thắt vào, càng chật chội thêm. Y chỉ có thể khổ hơn thế, không thể

sướng ra… Y đúng như một con ngựa còm, cứ vừa mới ì ạch qua cái dốc này thì lại đến ngay cái dốc khác”. Các nhân vật ấy lúc nào như đang phải lên gân, gồng mình trước guồng quay luẩn quẩn, tuyệt vọng của lối sống mòn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tất cả thời gian trong một ngày của Thứ và San chỉ dành cho lao động, mưu sinh, nó ngấu nghiến gần hết thời gian sáng tạo của

những Thứ và San. Bao nhiêu tài trí, sức lực bây giờ chỉ dùng vào việc lo ăn, lo mặc, nó giết chết những ước mơ những hy vọng cao xa, đẹp đẽ. Cảm tưởng trong cái thời gian hàng ngày ấy các nhân vật đang bị vắt kiệt sức, bị tàn lụi đi trong cái thời gian mòn mỏi. Thời gian trong Sống mòn dường như bị đông đặc lại, trì trệ xoay theo cái quỹ đạo dường như không thể thay đổi được của mình. Có thể nói Nam Cao đã sáng tác ra trong tác phẩm của ông một kiểu thời gian hiện thực hàng ngày trùng lặp, mệt mỏi và kiệt quệ. Cái thời gian đó đã góp phần xây dựng nên hình ảnh một cuộc sống bế tắc, ngột ngạt khá điển hình.

Những nhân vật trong tiểu thuyết Sống mòn sống trong thời gian ngưng đọng hoàn toàn. Nam Cao miêu tả chân thực cuộc sống của các nhân vật đặt trong sự soi chiếu của nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Theo khảo sát của chúng tôi thì thời khắc ban ngày được nhắc đến trong tác phẩm rất hiếm hoi, độc giả chỉ nhận ra nó thông qua hình ảnh ánh nắng chan hoà xuất hiện hai lần trong Sống mòn. Lần đầu nơi gian ở của nhà trường, khi mở đầu Sống mòn “Nắng cháy thành vũng trên sân. Hai vũng sáng, trước cửa nhỏ và mập mờ, cứ dần dần lan rộng thờm, rừ hỡnh thờm. Sau cựng thỡ đó rừ ràng là hai cánh hình chữ nhật lệch có sọc đen. Một chút phản quang hắt lên trần, lên những bức tường quét vôi vàng và kẻ chỉ nâu. Nó hắt cả lên cái đi văng Thứ đang ngồi, khiến y nheo nheo mắt, nhìn lên. Mặt trời đã nhô lên hẳn”. Và lần thứ hai, ở kết thúc Sống mòn, trên toa tàu đang kéo Thứ về quê khi trường vỡ, cái con tàu chậm chạp trườn qua những đồng ruộng, ao chuôm, làng mạc xơ xác và im lìm, thế nhưng trời lại rất xanh trong: “Người ta không thể ước ao một buổi sáng đẹp hơn. Trời xanh lơ, tươi màu như vừa quét sơn. Một vài túm mây trắng lửng lơ. Không gian như rộng quang ra, ánh nắng chan hoà rực rỡ”. Cái ánh nắng mở đầu và kết thúc trong tác phẩm cứ hiện lên vừa như một bức tranh tương phản, vừa như một thách thức với sự sống tinh thần triền

miên trong mù xám và heo hút dần bao trùm suốt từ đầu đến cuối truyện. Nếu sự sáng sủa chỉ đập vào cái giác quan chúng ta có hai lần như một sự tương phản thì sự tối tăm, mù xám cứ triền miên, dai dẳng như một nền cảnh thích hợp cho cái buồn, những mặc cảm xấu hổ, bi quan và sự vô vọng ở tương lai.

Nam Cao thường để các nhân vật thể hiện hành động và bộc lộ suy nghĩ vào những buổi chiều và đêm tối. Những từ, cụm từ nói về thời gian chiều tà, đêm tối xuất hiện trong văn bản với tần số dày đặc. Bên cạnh đó, Nam Cao cũng sử dụng những từ ngữ mang tính chất cố định như: Ngày nào cũng vậy, bao giờ cũng thế, suốt ngày, cứ ... để miêu tả cuộc sống của những con người trong bóng tối. Sự ẩm thấp và tối tăm, đó là cái ngự trị không gian nhà ông Học: “Thật ra thì trong nhà đã nhá nhem rồi. Bên ngoài cái cửa sổ sau, màu xanh của bức giậu giăng tây dâng lên đến sau lưng chừng cửa sổ, đã thẫm lại thành đen. Không gian xám tro và tít ngoài xa, đằng sau những đám lá me loáng thoáng như những mạng nhện đen, trên một nền trời bằng lặng, mấy vệt máu đỏ chết, cứ chết dần, đổi sang màu tím sẫm”. Khung nhà đã tối tăm, hai nhà giáo lại chỉ sinh hoạt ở đấy về đêm. San theo học một lớp buổi tối cứ chiều chiều là cắp sách tới trường đến tận khuya mới về, Thứ thì đến tối là khép kín của phòng leo lên giường đọc sách một cách nghiến ngấu. Thứ và San đã hai lần thuê nhà và cả hai lần lúc chuyển tới và lúc dọn đi đều diễn ra vào lúc sẩm tối. Lần đầu tiên một mình Thứ đến nhà Hải Nam để hỏi thuê nhà là vào một buổi tối tĩnh mịch: “Phố vắng câm. Trời tối. Dân thợ thuyền cần dạy sớm đã tắt đèn đóng của nhà họ rồi, con đường nhựa, dưới vòm cây tối đen thăm thẳm, như một dòng sông chảy trong hang.... Cổng đóng rồi. Một chút ánh sáng lọt qua các khe, các lỗ ở, không đủ chĩa ra đường. Cái cổng lù lù, trông hiu quạnh và vắng lặng như một cái cổng thành cổ vào một giờ khuya khoắt lắm. Thứ sinh ngờ cái đồng hồ ở nhà mình: Có lẽ muộn rồi, không phải mới tám giờ!”. Lần thứ hai khi họ đến thuê nhà ông Học cũng là

vào lúc trời đã nhá nhem tối, khi mọi việc đã thỏa thuận xong thì trong nhà đã tối hẳn. Ngay cả lúc chuyển nhà họ cũng chọn thời điểm ban đêm, muốn lấy bóng tối che lấp sự xấu hổ, “tối mịt họ mới dọn nhà” mà lại phải lén lút như gái chửa hoang đi đẻ. Buổi đầu tiên vợ chồng anh Mô quen biết nhau cũng là vào một buổi chiều tà bên máy nước: “Mô đã trông thấy Hà một vài lần, chiều hôm sau lúc đi gánh nước Mô lại gặp cô ả ẵm một đứa bé ra đứng ở ven đường. Nó chào, cô ả cười. Luôn mấy chiều như vậy. Tự nhiên thành lệ, cứ giờ ấy là Mô phải ra đi”. Rồi khi bà Hà đồng ý gả con gái cho Mô cũng là vào lúc nửa đêm, hai mẹ con lặn lội đến để tìm Mô nói chuyện. Trong không gian nhà ông Học là sự ẩm thấp và tối tăm ngự trị: “Thật ra thì trong nhà đã nhá nhem rồi. Bên ngoài cái cửa sổ sau, màu xanh của bức giậu giăng tây dâng lên đến sau lưng chừng cửa sổ, đã thẫm lại thành đen. Không gian xám tro và tít ngoài xa, đằng sau những đám lá me loáng thoáng như những mạng nhện đen, trên một nền trời bằng lặng, mấy vệt máu đỏ chết,cứ chết dần, đổi sang màu tím sẫm”. Khung nhà đã tối tăm, hai nhà giáo lại chỉ sinh hoạt ở đấy về đêm. Đêm càng thêm hiu hắt vì sự hiện diện của một người u em “Mở cái buồng ra, y thấy nhà ngoài vẫn còn đèn. Người u em đang ngồi vá áo dưới đất, ngay chỗ cửa ra, ngẩng mặt lên một thoáng rồi lại cúi xuống, im lặng vá. Thứ có cảm tưởng như chị vá, chỉ vì đêm quá dài, không sao ngủ hết, cũng như bà ngoại y thường bắt rận vào những đêm mùa rét, vì không ngủ được.” … San đi học. Nhà ngoài ngủ cả rồi. Còn một mình u em, lặng lẽ như một con ma, ngồi vá áo trên một ngọn đèn con. Thị lấy đâu ra nhiều áo rách để vá quanh năm như thế? Cái bóng rất to của thị sừng sững ở trên tường như một kẻ ranh mãnh đứng nín hơi nhìn thị”. Cái buồn đọng lại rất sâu quanh hình ảnh u em nhà ông Học trong căn nhà hai ông giáo ở thuê. Cái buồn kèm với bao xót xa, tiếc nuối, hờn giận, yêu thương như càng trĩu nặng hơn nơi gian nhà riêng của Thứ ở quê. Gian nhà, và những buổi trưa “bên

ngoài nắng nhạt dần dần. Nắng úa vàng. Sức nắng giảm rất mau…”. Gian nhà, chỉ những lúc Thứ chuẩn bị đi, hai vợ chồng mới có dịp được ngồi bên nhau, người vợ “nhổ cho chồng những sợi tóc sâu, hay là mượn cớ thế, để được ngồi nói chuyện với chồng… Họ nhìn nhau, như chưa bao giờ được chán nhìn nhau. Những con mắt rất ảo não, rất ngậm ngùi như thương lẫn cho nhau, nói với nhau tất cả nỗi buồn mênh mông của đời mình”.

2.3.2 Thời gian tâm trạng

Song song với dòng thời gian thường nhật, Nam Cao sử dụng thêm dòng thời gian tâm trạng: “Người u em đang ngồi vá áo dưới đất, ngay chỗ

cửa ra, ngẩng mặt lên một thoáng rồi lại cúi xuống, im lặng vá. Thứ có cảm tưởng như thị vá chỉ vì dêm dài quá, không sao ngủ hết, cũng như bà ngoại y thường bắt chấy rận vào những đêm mùa rét vì không ngủ được”. Thời gian tâm trạng trong tác phẩm dường như nặng nề, chậm chạp gây cảm giác lâu hơn, dài hơn so với thời gian khách quan vì nó gắn liền với tâm trạng đau buồn và bi kịch của nhân vật. Các kiểu thời gian riêng biệt nói trên liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau tạo nên nhịp điệu chung của sự vận động trong tác phẩm, một nhịp điệu chậm, nặng nề, nhàm chán và mòn mỏi. Trong cái nhịp điệu chung ấy, đời sống các nhân vật của ông như bị tù đọng, ứ lại. Từ cảnh sống mòn mỏi của Thứ, San đến cuộc sống đơn điệu, tẻ ngắt của gia đình ông Học… tất cả hiện lên tạo thành một bức tranh tổng hợp về lối sống mòn mà

nhà văn muốn đề cập đến trong tiểu thuyết này.

Trong thế giới Sống mòn, để thấm thía vị mòn mỏi của nó, còn là sự dàn trải đến lê thê, đơn điệu của những nghiền ngẫm, suy tư, tính toán, nhất là tính toán không lúc nào thấy không tính toán: “Một buổi sáng, trong lúc đánh răng, y bỗng tính ra rằng, mỗi tháng nguyên về hai lớp của y, người thu được tám muơi đồng. Y chỉ được một phần tư. Còn sáu mươi đồng nữa thì vào đâu? Tiền nhà mười bảy đồng, tiền thằng ở độ sáu đồng, thì nó còn làm đến

trăm việc khác cho Oanh chứ riêng gì về việc trường đâu, tiền phấn bảng độ vài đồng… Thứ tính ra rằng họ đưa như vậy thì cả hai người mới được bốn hào, chưa đến năm hào, độ bốn hào với sáu xu, già sáu xu gì đó…”. Qua những nghiền ngẫm suy tư, tính toán đó, thế giới truyện quả như đươc giãn ra, tải ra trong một khí hậu thật loãng, nhạt. Nhưng mặt khác, Sống mòn lại chứa đựng một sự sống luôn luôn như dồn nén, vì thời gian truyện chỉ là gom lại trong hai cuộc chuyển nhà. Một từ chỗ ở cũ ngoài phố về trường được xem vào hồi ức và bây giờ là từ trường chuyển sang nhà ông Học. Giữa hai cuộc chuyển nhà, một trong hồi ức, một ở hiện tại, kéo dài khoảng giữa năm học cho đến nghỉ hè, là cả một dung lượng rất rộng lớn. Đó là toàn bộ tuổi trẻ và tuổi thanh niên của Thứ, là mọi ao ước nghĩ suy, hy vọng và thất vọng của Thứ. Và qua quan hệ với Thứ, nó cũng là sự thâu tóm toàn bộ quá khứ và hiện tại của gần như tất cả các nhân vật truyện, kể cả từ San, Đích, Oanh và những người thân sơ của họ, đến gia đình Mô – Hà, gia đình ông Học, và những người cho thuê…

Bên cạnh đó, Nam Cao còn sử dụng thủ pháp dồn nén thời gian, khiến cho không khí truyện bị đẩy lên đến mức ngột ngạt và căng thẳng đến cao độ.

Đó là một ngày bận rộn của ông Học: Ông thức dạy vào khoảng nửa đêm, ông hì hục làm đậu, luộc đậu đến bốn giờ, sau khi vợ ông đi thì ông cho lợn ăn, xếp gọn xanh nồi, quét dọn và kì cọ sân nhà, lúc Thứ và San đi dạy thì ông xay bột, cả buổi sáng ông ngồi như vậy. Mười giờ ông thổi nấu, bà vợ về thì họ ăn cơm, ăn xong đi ngủ một giấc đến hai giờ, ngủ dạy ông lại hì hục trẻ củi xay đậu và làm các công việc vặt trước bữa cơm chiều. Tất cả được dồn nén trong một ngày tất bật của ông Học. Cũng có khi tác giả dồn tất cả mọi sự kiện vào một buổi sáng: “buổi sáng ngủ dạy San đã mải miết rửa mặt chải đầu rồi tròng ca – vát đã thắt sẵn vào cổ, rút lên, nắn qua loa, mặc quần áo,

xỏ dày. Tất cả những việc ấy làm trước để lát đến giờ chỉ việc lên trường. Thế rồi sách một chiếc ghế ra sân chúi mũi vào đọc sách”.

Trong Sống mòn, giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật có độ vênh rất lớn. Thời gian trần thuật có khi là vài ngày, có khi chỉ một ngày, thậm chí có khi chỉ một lúc nhưng lại chứa đựng thông tin của cả một đời người hay ít nhất cũng là những chặng đường có ý nghĩa nhất của nhân vật. Để đạt được điều đó, Nam Cao luôn có ý thức tổ chức trong tác phẩm dòng thời gian quá khứ, trong đó hồi tưởng có một vai trò rất quan trọng.

Trong thế giới nghệ thuật của Sống mòn, hồi tưởng hiện ra từ từ không cố ý ngỡ như vô tình thậm chí ngay khi nhà văn chủ tâm đi vào thời gian hồi tưởng của nhân vật. Nó không tồn tại một cách độc lập mà trong mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với thời gian nghệ thuật. Hồi tưởng không đơn giản đẩy lùi ra những phạm vi thời gian của sự trần thuật, trái lại nó tạo ra khả năng đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại và có thể nhìn thấy những viễn cảnh và những chu tuyến của tương lai. Những ký ức, những kỷ niệm cũ hiện lên qua sự hồi tưởng của các nhân vật có thể trong sáng, ấm áp nhưng bao giờ cũng buồn và gợi buồn. Thứ cũng thường sống trong quá khứ với những hồi tưởng của mình, những kỷ niệm đó hiện về chỉ làm cho con người ta thấm tháp hơn cái hiện tại buồn chán, khổ đau trước mắt. Đó là lúc Thứ nghe Mô kể chuyện cưới vợ: “Lúc này đây, y cũng buồn, tuy Mô đang sung sướng nói về vợ nó

với y. Nó nhắc y nhớ đến những phút sung sướng đã qua, đến vợ con, đến gia đình. Y ngước mắt nhìn một vì sao, ngậm ngùi tưởng tượng ra vợ y đang ôm con, ngồi ở ngưỡng cửa, lặng lẽ và buồn rầu như đá Vọng Phu…”. Họ thấy thời gian trôi qua họ một cách tàn nhẫn, những nhân vật ấy suy ngẫm về thời gian với sự xúc động, với niềm nuối tiếc, với tình cảm cay đắng của sự mất mát không gì bù đắp nổi. Đối với Thứ và San thời gian như chiếc bào, bào mòn tuổi thanh xuân và những ước mơ.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật Sống Mòn của Nam Cao (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w