Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong Sống mòn của Nam Cao

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật Sống Mòn của Nam Cao (Trang 48 - 60)

Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì vậy ngôn ngữ có vai trò quan trọng tạo nên tính đặc sắc của một tác phẩm văn học, đồng thời cũng góp phần làm nên nét cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ người trần thuật là phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả” [5,tr.148].

Ngôn ngữ người trần thuật chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu cá tính của tác giả. Ngoài ra ngôn ngữ trần thuật còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình tượng và thể hiện tư tưởng nội dung của tác phẩm. Bởi vậy, trong sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn luôn quan tâm lựa chọn ngôn ngữ trần thuật để tạo lập một phong cách ngôn ngữ riêng cho các tác phẩm của mình. Chính ngôn ngữ ấy là một trong những yếu tố đặc trưng thể hiện cá tính, phong cách, tài năng của nhà văn. Với phong cách làm việc cần mẫn và không ngừng sáng tạo, ngôn ngữ văn xuôi Nam Cao có một phong cách riêng, rất đặc sắc. Ngôn ngữ trong sáng tác của ông phong phú đa dạng giàu tính khu biệt, vừa gần gũi, giản dị.

3.1.1 Ngôn ngữ trần thuật

Có thể nói, ngôn ngữ là một phương diện đặc biệt thành công trong Sống mòn. Nam Cao đã xây dựng được một hình thức ngôn ngữ đa thanh,

giàu tớnh tạo hỡnh, vừa sinh động lại vừa phản ỏnh rừ nột tớnh cỏch nhõn vật.

Khảo sát tiểu thuyết Sống mòn, chúng tôi nhận thấy rằng câu chuyện được kể lại theo ngôi thứ ba. Cuốn tiểu thuyết như một thước phim quay chậm kể lại cuộc đời của một bộ phận nhỏ tầng lớp tri thức lúc bấy giờ. Muốn cống hiến, muốn làm được cái gì đó có ý nghĩa nhưng lại bị chuyện áo cơm gì sát xuống đất.

Với vai trò của người dẫn truyện, Nam Cao đã chứng kiến và kể lại toàn bộ câu chuyện của những anh giáo khổ trường tư. Từ những mơ ước thời trai trẻ cho đến lúc va chạm với cuộc sống thực tế, vỡ mộng văn chương phải quay về với cuộc đời trần trụi, bị tha hoá về tâm hồn, bị bào mòn về thể xác.

Cũng bằng ngôi kể thứ ba, Nam Cao đã phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ bị rơi vào khiếp sống mòn mỏi, nhà văn vẫn hy vọng ở họ một điều gì đó tươi đẹp, ánh lên trong hoàn cảnh tăm tối. Các nhân vật của ông có ý thức chống lại mọi trạng thái tha hoá làm sai lạc đi bản chất của mình. Họ tự nhắc nhở mình phải biết giữ lại nhân cách giữa cuộc sống tầm thường, nhỏ nhặt, phải chống lại mọi sự buông thả để sống có trách nhiệm với gia đình và bản thân. Nhân vật Thứ sau lúc hùa vào cùng với San để châm trọc, để xỉa xói Oanh thì anh vẫn tỉnh táo để nhận ra sự thay đổi, sự tha hoá trong tâm hồn mình. Anh hối hận vì có lúc bản thân đã từng ích kỷ suy nghĩ mong sao cho Đích chết đi để anh một mình thừa hưởng cái trường.

Anh dằn vặt và đau đớn nhận ra những thay đổi đáng khinh bỉ ấy trong con người mình. Hay như có lần Thứ vì tính ích kỷ ghen tuông đàn ông mà tát vợ, sau lần ấy Thứ thấy hối hận vô cùng. Nam Cao đã cảm nhận và phản ánh một hiện thực nghiệt ngã, sự đổi thay của con người và cuộc đời. Bằng cách kể chuyện như tâm tình, nhà văn đã tái hiện sinh động những khiếp sống mỏi mòn, tăm tối, số phận những con người muốn cống hiến, muốn vươn lên nhưng lại bị chuyện áo cơm ghì sát xuống đất.

Mặc dù là người đứng ngoài kể lại câu chuyện nhưng có rất nhiều đoạn Nam Cao vẫn bày tỏ thái độ của mình thông qua một vài lời bình, cảm nhận nhằm tăng thêm tính hấp dẫn cho câu chuyện. “Sáng độ một giờ rồi. Phương đông trắng mát màu hoa huệ, đã ngả qua màu hồng của tuổi dậy thì, để bây giờ nhếnh nhoáng màu vàng cháy. Mặt trời mới nhú lên được một chút, khỏi cái nóc nhà cao nhất, ở đầu phố đằng kia. Những tia nắng đầu tiên, óng ả như tơ, lướt qua một rặng mái nhà thấp lè tè, cáu bẩn, mấp mô, để đến xiên vào hai cái cửa sổ gác nhà trường, cái cao thứ hai ở đầu phố đằng này. Nắng chảy thành vũng trên sàn. Hai vùng sáng, trước còn nhỏ và mập mờ, cứ dần dần lan rộng thờm, rừ hỡnh thờm. Sau cựng thỡ đó rừ ràng là hai cỏi hỡnh chữ nhật lệch có rọc đen. Một chút phản quang hắt lên trần, lên những bức tường quét vôi vàng và kẻ chì nâu. Nó hắt cả lên cái đi văng Thứ đang ngồi, khiến y nheo nheo mắt nhìn lên. Mặt trời đã nhô lên hẳn”.

Đóng vai trò là người đứng ngoài câu chuyện và kể lại nhưng đôi khi Nam Cao vẫn thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật để mà kể truyện, bằng cách đó sẽ thấy được những sự chuyển biến tinh tế cũng như sự phát triển tâm lý nhân vật. Nam Cao luôn luôn tạo ra mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa nhân vật trần thuật và nhân vật, với lối trần thuật này đòi hỏi Nam Cao phải có một sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý nhân vật. “Mẹ kiếp! Chẳng đi nữa! Mặc kệ trường! Mặc kệ học trò! Cứ nằm đây này, nhất định không đi đâu! Muốn ra sao cũng được... muốn ra sao cũng được”. Y bình tĩnh một chút để suy nghĩ tất cả những cái gì có thể xảy ra. Gạo... thuốc của con... bà chết... và chính y ngồi nhìn, mắt đỏ ngầu, chẳng biết làm thế nào để ra tiền, ra gạo, ra thuốc, thay cho Liên đang phải nằm rên rầm... À! Không được! Y không thể nghĩ liều. Cơm, áo, vợ, con, gia đình... bó buộc y”. Tác giả nắm rất rừ tõm lý của nhõn vật Thứ, y muốn vứt bỏ tất cả để ở nhà với vợ con y. Thế nhưng, vì miếng cơm manh áo lại buộc phải xa quê hương, gia đình. Tác giả

cũng tỏ ra rất am hiểu tâm lý phụ nữ, dựng lên viễn cảnh tương lai của một cặp vợ chồng nghèo “Nếu họ có con?.... Y tưởng tượng ra một cảnh đáng thương tâm: người vợ xanh xao, không còn mang nổi cái bụng to, phải nghỉ làm... tiền để dành ít ỏi, hết rất mau... những ngày tháng sắp đẻ không cơm...

anh chồng không đủ sức chu toàn, đành thở dài, rẽ dây cương... Và chị vợ, chị vợ bụng mang dạ chửa, bị bỏ bơ vơ vào giữa lúc cần có người đỡ đần, săn sóc nhất... Thứ biết chắc rằng chỉ qua cầu ấy một lần người đàn bà đã đủ già đi, đủ khôn lên. Không theo cái nghĩa thảm hại của người đời, thị sẽ chua chát, sẽ hoài nghi, sẽ ngờ vực mọi người, thị sẽ tính toán, sẽ dặt dè, sẽ bán và mua, mất hẳn cái thú cho, thị sẽ chua chát và nguyền rủa, thích gây đau khổ.

Nhưng đã chắc gì thị sẽ qua khỏi cái cầu ấy, để thành người khôn?”

Sống mòn tuy vẫn kể ở ngôi thứ ba nhưng nhà văn đã áp sát vào điểm nhìn nhân vật “trao ngòi bút cho nhân vật” để nhân vật thoả sức, tự do bộc lộ ý thức về chính mình bằng một thứ ngôn ngữ văn xuôi thật sự hiện đại, vượt trội so với mặt bằng văn học đương thời. Đưa tiểu thuyết hiện thực của Nam Cao đạt được chiều sâu mới.

Nam Cao đã sử dụng kết hợp cả ngôn ngữ đối thoại lẫn ngôn ngữ độc thoại hay những lời kể truyện để thể hiện rừ ý đồ nghệ thuật của mỡnh, qua đú tác giả khéo léo đưa vào một số thủ pháp nghệ thuật khiến cho ngôn ngữ tạo nên những dạng khác nhau vô cùng sinh động và đặc sắc.

Thứ là nhân vật luôn luôn bị giằng xé bởi những mâu thuẫn. Nội tâm trong con người y hầu như lúc nào cũng có cuộc giằng co giữa hai tiếng nói:

Một bên là tiếng nói tự phê phán của con người giàu lòng tự trọng, có nhân cách, biết yêu thương, biết chia sẻ còn một bên là tiếng nói đầy tự ái của một anh giáo khổ sống che đậy bởi cái giả dối bề ngoài, có khi ôm ấp những lãng mạn viển vông. Chính vì vậy, nhiều lúc Nam Cao đã chớp lấy tiếng nói thứ nhất của nhân vật để tạo nên giọng điệu trêu chọc, nhạo báng. Vẫn là ngôn

ngữ kể chuyện nhưng đôi khi hóm hỉnh vô cùng, khi nhân vật tự nói với chính mình, tự mỉa mai mình. Ngôn ngữ kể chuyện hoà lẫn, không phân biệt với ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật: “Y tưởng tượng ra nét mặt của bà Ngọt, bà thợ giặt, những bà láng giềng khác, bàn tán to nhỏ với nhau về những ông giáo với cô giáo bên trường. (...) Rồi một bà chẩu môi, rên lên, hạ một câu bình phẩm thế mà bấy lâu nay không ai biết, cũng mang tiếng ông giáo với bà giáo, quần áo là, sơ mi trắng, thắt ca vát, giầy tân thời, thứ Năm, Chủ Nhật diện ngất, tưởng mà mỡ lắm, thế mà kì thực bụng chứa đầy rau muống luộc!...Tiếng cười vỡ lở ra ằng ặc, hi hi, hô hố...(…) Y nhớ đến một vài thiếu nữ quen mặt khác, sáng sáng các cô cắp rổ hay xách làn mây đi qua trước cửa trường, y vẫn làm ra vẻ bạo dạn, ra đứng hiên gác nhìn họ để được thấy họ rất tự nhiên. Những lúc ấy chắc mặt y cũng phải vênh váo lắm đấy chứ chẳng chơi đõu! Rừ thật dơ! Giỏo khổ trường tư mà cũng đũi nhỡn mắt gỏi tân thời! Liệu lương có đủ tiền cho người ta mua phấn đánh không. Bụng toàn rau muống luộc đấy, ai mà còn chẳngbiết!”

Trong Sống mòn, độc thoại nội tâm xuất hiện khá dày đặc, dai dẳng, kéo dài gây cảm giác bức bối. Các đoạn độc thoại nội tâm hoà quyện với ngôn ngữ kể chuyện khiến Sống mòn cứ như trôi đi theo tâm tưởng của nhân vật Thứ và theo cách đầy biến hoá của tác giả. Sự hoà quyện này góp phần làm nên sức cuốn hút, hấp dẫn độc giả tham gia tác phẩm. Qua những độc thoại nội tâm của Thứ, mọi thói do dự, nhỏ nhen, ích kỉ, sĩ diện hão của người trí thức tiểu tư sản nghèo được phơi bày chân thực và sắc nét. Nhân vật như tự trải lòng mình qua từng trang sách. Họ tự khám phá mình, tự dằn vặt, mổ xẻ mình. Những ganh ghét, ích kỉ hiện lên không cần che đậy qua những cuộc độc thoại nội tâm dài. Và cũng từ đây, bi kịch tinh thần của Thứ, của những người trí thức bị cuộc đời ghì sát đất thể hiện với đầy cay đắng, chua xót: “Y hơi tái mặt đi. Sao Đích lại gửi luôn một lúc ba phong thư? Vì bức thư của

Thứ chăng? Lòng Thứ rất xôn xao. Y như trông thấy vẻ mặt Đích biến đổi trong khi đọc thư y. Chắc là Đích đã phải sửng sốt, ngạc nhiên. Y không tin ở mắt y: “Thứ viết cho mình thật ư?” Y hỏi y như vậy. Rồi y đọc lại.” Độc thoại nội tâm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tái hiện những giằng xé của hai tiếng nói trong con người Thứ, khiến Sốngmòn vừa hiện thực vừa nhân văn, đề cập những khoảng tối trong tính cách của con người do hoàn cảnh đưa đẩy nhưng lại thấm đẫm tinh thần nhân đạo cao cả.

Trong Sống mòn, đối thoại là một yếu tố quan trọng giúp cho Nam Cao thể hiện tư tưởng của mình một cách khách quan nhất. Đó là lời nói của nhân vật, thông qua đối thoại ta có thể hiểu được phần nào tâm lý, tính cách nhân vật. Nam Cao luôn có ý thức để cho nhân vật tự bộc bạch chính mình. Đọc Sống mòn, ngôn ngữ đối thoại xuất hiện song song với ngôn ngữ độc thoại nội tâm và ngôn ngữ kể chuyện nhưng vẫn rất thành công, tạo ra sự hấp dẫn riêng. Nam Cao có biệt tài sử dụng ngôn ngữ nhân vật gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân lại vừa có hồn, khắc họa đặc sắc tính cách nhân vật. Đọc những đoạn đối thoại trong tiểu thuyết này, người đọc có thể thấy chân dung các nhân vật hiện lên sắc sảo, sống động. Đó có khi là thứ ngôn ngữ giản dị, dân giã.

“ Thứ hỏi:

- Có bốn đồng mà mày cũng cưới được vợ à?

Mô lại toét miệng ra cười:

- Cậu tính cưới xin gì! Hai đằng cùng nghèo cả, lấy gì mà bày vẽ ra được nữa? Con đưa cho bà cụ chục đồng để bà cụ sửa một mâm cỗ cúng ông cụ và mua ít cau chia cho những chỗ quen thuộc để nhà con khỏi mang tiếng theo không.

- Đưa những chục bạc kia à? Thế sao mày vừa bảo mày vay có bốn đồng?

- Vâng của con có bốn đồng; còn thì là của nhà con nó dúi cho con - Ngỡ là gì! Thế thì ra ngỗng ông lại tết ông.

- Vâng , kể thì giá con chẳng có đồng nào cũng được. Nhà con nó cứ xui con chỉ đưa cho bà cụ sáu đồng thôi. Nhưng chẳng lẽ con không chịu bỏ ra đồng nào. Như vậy thì tồi quá.

- Thôi thế chắc là cô ả ăn phải bả cu cậu rồi”

Đó cũng có khi là thứ ngôn ngữ đáo để của người đàn bà ghen hộ kẻ khác, có khi là ngôn ngữ oán trách vừa đáng giận, vừa đáng thương của người bà, người mẹ vì khổ quá mà lạnh lùng, mà khó chịu với cháu dâu, con dâu,…

Ngụn ngữ đối thoại cũn giỳp Sống mũn khắc họa rừ nột tớnh cỏch nhõn vật. Những ðoạn ðối thoại của Thứ với Oanh, San, Mô khiến ngýời ðọc hình dung đầy đủ từng nhân vật. Các nhân vật soi chiếu vào nhau, cùng nhau thể hiện trọn vẹn tính cách của mình.

Như vậy, ngôn ngữ đa thanh, phức điệu, giàu tính tạo hình, giàu sức sống chính là một thành công của Nam Cao về phương diện ngôn ngữ trong Sống mòn. Nó cũng góp phần tạo nên tính hấp dẫn, độc đáo cho tác phẩm, là một khía cạnh không thể không nhắc đến khi nghiên cứu tiểu thuyết này.

3.2.2 Giọng điệu trần thuật

Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về giọng điệu trần thuật của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học chúng ta thấy có rất nhiều quan niệm về giọng điệu trong văn chương. Theo từ điển thuật ngữ văn học: “giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [5,tr.112]. Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật có vị trí quan trọng. “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong

cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [5,tr.91]. Giọng điệu tạo nên phong cách nhà văn và tạo âm hưởng cho tác phẩm. Khi thái độ, tư tưởng, tình cảm của người kể chuyện với các hiện tượng, sự việc đưa ra miêu tả được bộc lộ thì việc thâm nhập vào chiều sâu tác phẩm và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn sẽ thuận lợi rất nhiều cho người đọc. Giọng điệu trần thuật góp phần tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Nhà văn Tsêkhôp cũng đã nhận định rằng: “Nếu tác giả nào đó không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”.

Với ngòi bút Nam Cao, ông luôn viết văn bằng cả trái tim và khối óc.

Những nhân vật của ông khát khao cháy bỏng được sống xứng đáng với danh hiệu cao quý – con người, được sống lương thiện, phát triển tận độ những khả năng của mình thế nhưng hoàn cảnh lại xô đẩy họ vào tình trạng sống mòn không có lối thoát. Họ bị huỷ hoại về nhân tính, bị chết mòn về tinh thần, chết khi đang sống. Chính điều này đã chi phối mạnh mẽ đến giọng điệu trong sáng tác của Nam Cao. Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm Sống mòn chúng tôi nhận thấy tác giả đã kết hợp rất nhuần nhuyễn và tài tình giữa giọng điệu triết lý và trào phúng đôi khi xen lẫn cả giọng điệu trữ tình. Chính điều đó tạo nên bức tranh nhiều màu sắc cho tác phẩm và soi sáng cho lý tưởng của nhà văn.

Tác phẩm của Nam Cao hầu hết đều chứa đựng trong nó một ý nghĩa nhõn văn, nhõn đạo sõu sắc, thể hiện rừ nột những suy tư, chiờm ngiệm và triết lý. Điều ấy đã góp phần làm cho sáng tác của Nam Cao vượt qua được khoảng cách không gian, thời gian để đến với bao thế hệ độc giả. Nghiên cứu tác phẩm của Nam Cao, sách “Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Phan Cự Đệ (chủ biên) có nhận định thật xác đáng: Ở truyện ngắn của Nam Cao, chúng ta thường thấy hai tầng ý nghĩa: Một tầng ý nghĩa gắn với tình tiết sự việc và câu chuyện mà nhà văn muốn trần thuật lại; và tầng thứ hai là những đúc kết có tính chất khái quát, triết lý”. Quả vậy, gần ba trăm trang của cuốn tiểu

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật Sống Mòn của Nam Cao (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w