Hiện trạng chất lượng nước mặt lưu vực sông Vu Gia - Hàn - Nguyên nhân gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước mặt và đề XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN lý lưu vực SÔNG VU GIA – hàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 30 - 37)

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG

2.2. Tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước mặt của lưu vực sông Vu Gia – Hàn thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt lưu vực sông Vu Gia - Hàn - Nguyên nhân gây ô nhiễm

+ Nguyên nhân khách quan: Biến đổi khí hậu; thiên tai và sự cố môi trường.

+ Nguyên nhân chủ quan: Hoạt động công nghiệp; nông nghiệp; nuôi trồng thuỷ sản;

khai thác cát; hoạt động liên quan đến du lịch thương mại dịch vụ, ý thức chấp hành các quy định của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân,…trong lĩnh vực vệ sinh môi trường còn thấp. Hiện nay, trên lưu vực sông có TXLNT Hòa Cường, Hòa Xuân, Ngũ Hành Sơn thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, TXLNT KCN Hòa Cầm thu gom và xử lý nước thải tại KCN Hòa Cầm.

2.3.1.1. Khảo sát hiện trạng chất lượng nước mặt

- Các đợt khảo sát nhằm mục tiêu xác định chất lượng nước tại thời điểm nghiên cứu và các nguồn thải hiện có trên lưu vực có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt.

- Thời gian tiến hành vào ngày 24 đến 25/10/2015 và ngày 16 đến 17/02/2016.

- Thông số khảo sát:

+ Đo nhanh tại hiện trường các thông số nhiệt độ, pH, DO.

+ Các thông số COD, NO2-, PO43- được tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn và phân tích tại phòng thí nghiệm.

Hình 2.4: Hình ảnh đo nhanh tại hiện trường 2.3.1.2. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt lưu vực sông Vu Gia – Hàn

- Để đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông Vu Gia – Hàn, tôi tiến hành thu thập các số liệu liên quan, đồng thời tiến hành quan trắc, lấy mẫu nước 2 đợt tại 7 điểm quan trắc: hợp lưu của sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện, hợp lưu sông Yên và sông Túy Loan, cầu sông Hàn, sông Cầu Đỏ, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước ( Theo số liệu chương trình quan trắc tổng hợp thành phố Đà Nẵng năm 2015, chương trình quan trắc KTTĐ Miền Trung – Đà Nẵng năm 2015) . Kết quả thu được như sau:

- Các vị trí quan trắc chất lượng nước mặt:

Bảng 2.2: Vị trí các điểm quan trắc trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn:

STT Kí hiệu Điểm quan trắc Vị trí Tọa độ

1 N1 Sông Hàn - Cầu Thuận Phước Hạ lưu 16005’38’’N 108013’04’’E

2 N2 Sông Hàn - Cầu sông Hàn Hạ lưu 16004’18’’N

108013’31’’E 3 N3 Sông Hàn – Cầu Tuyên Sơn Thượng lưu 16002’06,9’’N

108014’04,4’’E 4 N4 Sông Hàn - Hợp lưu của sông Cẩm

Lệ và sông Vĩnh Điện Thượng lưu 16001’47,3’’N 108013’52,1’’E

5 N5 Sông Cầu Đỏ - Cầu Đỏ Dưới cầu 16000’00,1’’N

108011’28,0’’E 6 N6 Sông Cẩm Lệ - Hợp lưu sông Yên và

sông Túy Loan Thượng lưu 15059’39,4’’N 108009’49,3’’E 7 N7 Sông Vĩnh Điện – Cầu Tứ Câu Dưới cầu 150 56’ 82,6’’ N 1080 13’ 34,6’’E

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu:

Hình 2.5: Bản đồ các điểm quan trắc - Tổng số mẫu nước 1 đợt: 7 mẫu.

- Thời gian lấy mẫu: 2 đợt

+ Đợt 1: 14/03/2016 – 20/03/2016 + Đợt 2: 04/04/2016 – 10/04/2016

- Thời điểm lấy mẫu: Từ 7 giờ đến 10 giờ.

- Mẫu nước lấy được bảo quản theo TCVN 5993-1995 và vận chuyển về phòng thí nghiệm.

- Đo nhanh các chỉ tiêu có liên quan tại hiện trường và tiến hành phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước tại phòng thí nghiệm – Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường. Đối với mẫu nước phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước bao gồm: pH, TSS, COD, NO2- , PO43-. - Kết quả quan trắc nước mặt trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn đợt 1(20/3/2016):

Bảng 2.3: Kết quả quan trắc chất lượng nước đợt 1(20/3/2016):

T

T Thông số Đơ

n vị

Vị trí quan trắc QCVN

08:2008/

BTNMT Cột B1

QCVN 08:2008/

BTNMT Cột A2

N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7

1 pH - 5,7 6,8 6,3 6,8 7 7,2 6,5 5,5 - 9 6 – 8,5

2 Oxy hòa tan (DO)

mg/

l 5,6 5,2 5,32 5,1 6,2 4,3 4,7 ≥ 4 ≥ 5

3 Chất rắn lơ lửng(TSS)

mg/

l 65 38 32 24 2 4 12 50 30

4 COD mg/

l 33 16 22 24 3 23 12 30 15

5 Nitrit(NO2) mg/

l 0,005 0,003 0,012 0,009 0,011 0,022 0,016 0,04 0,02 6 Phosphat(PO43-

)

mg/

l 0,02 0,03 0,06 0,02 0,02 0,01 0,04 0,3 0,2

- QCVN 08 :2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- Vị trí N1, N2, N3, N4, N6, N7 so sánh với QCVN 10 :2008/BTNMT cột B1: dung cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

- Vị trí N5 so sánh với QCVN 10 :2008/BTNMT cột A2: dung cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý nước phù hợp; bảo tồn động vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

- Kết quả quan trắc nước mặt trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn đợt 2 (10/4/2016) : Bảng 2.4: Kết quả quan trắc nước đợt 2 (10/4/2016):

T

T Thông số Đơn vị

Vị trí quan trắc

QCVN 08:2008 /BTNMT

Cột B1 Q C V N

0 8:

2 0 0 8/

B T N M T C ột A

2

N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7

1 pH - 6,5 7,2 7,0 6,8 7,1 6,4 6,9 5,5 - 9

6 – 8,

5 2 Oxy hòa tan

(DO) mg/l 5,2 5,03 6,4 5,12 6,7 5,5 4,2 ≥ 4 ≥

5 3 Chất rắn lơ

lửng(TSS) mg/l 25 17 47 16 45 23 57 50 3

0

4 COD mg/l 23 13 7 20 5 8 14 30 1

5 5 Nitrit(NO2) mg/l 0,00

9

0,004 0,00 9

0,00 5

0,021 0,01 7

0,012 0,04 0, 0

2 6 Phosphat(PO43-

) mg/l 0,02 0,03 0,06 0,03 0,044 0,01 0,04 0,3 0,

2 2.3.1.3. Diễn biến chất lượng nước mặt lưu vực sông Vu Gia – Hàn

+ Hàm lượng hữu cơ (DO, COD, BOD5):

- Kết quả phân tích hàm lượng DO va diễn biến hàm lượng DO từ năm 2011 đến 2015 trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn được thể hiện qua hình sau:

Hình 2.6: Diễn biến hàm lượng DO tại các vị trí quan trắc

- Kết quả phân tích hàm lượng DO ở 2 đợt đều đạt mức quy chuẩn cho phép tại tất cả các vị trí quan trắc.

Xét về mặt không gian, hàm lượng DO từ năm 2011 - 2015 luôn cao hơn mức quy định thấp nhất theo QCVN, hướng gia tăng về phía hạ lưu sông Hàn, đảm bảo lượng ôxy cung cấp cho sinh vật thủy sinh tại lưu vực sông. Kết quả phân tích chất lượng nước 2 đợt vừa qua cũng cho kết quả tương tự. So sánh với hàm lượng DO giai đoạn qua trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn ta thấy hiện chưa có dấu hiệu ô nhiễm hàm lượng DO trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn.

- Kết quả phân tích hàm lượng COD và diễn biến hàm lượng COD từ năm 2011 đến 2015 trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn được thể hiện qua hình sau:

Hình 2.7: Diễn biến hàm lượng COD tại các vị trí quan trắc

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt qua 2 đợt: hàm lượng COD tại vị trí N1 ( cầu Thuận Phước) cao hơn quy chuẩn 1,1 lần. Tất cả các vị trí còn lại đều nằm trong mức quy chuẩn cho phép.

- Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015, trừ hàm lượng COD tăng 1,6 lần tại vị trí N7 (cầu Tứ Câu) năm 2013 thì hàm lượng COD đều nằm trong mức cho phép của quy chuẩn. Hiện chưa có phát hiện ô nhiễm nghiên trọng hàm lượng COD trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn, mặt khác theo kết quả phân tích, hàm lượng COD còn có dấu hiệu giảm dần qua các năm, thấp hơn so với hàm lượng COD kiểm tra được qua hai đợt phân tích chất lượng nước vừa qua.

+ Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS):

- Kết quả phân tích hàm lượng TSS và diễn biến hàm lượng TSS từ năm 2011 đến 2015 trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn được thể hiện qua hình sau:

Hình 2.8: Diễn biến hàm lượng TSS tại các vị trí quan trắc

- Kết quả phân tích hàm lượng TSS nước mặt lưu vực sông qua 2 đợt lấy mẫu: hàm lượng TSS vượt quy chuẩn cho phép 0,3 lần tại vị trí N1 (cầu Thuận Phước) ở đợt 1, vị trí N5 (cầu Đỏ) vượt 0,5 lần quy chuẩn cho phép, các vị trí còn lại nằm trong mức cho phép.

Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015, tại vị trí N3 ( cầu Tuyên Sơn) hàm lượng TSS lớn gấp 2 lần và vị trí N5 (cầu Đỏ) gấp 4,16 lần so với quy chuẩn vào năm 2011. Năm 2012, tại N5 ( cầu Đỏ) vượt 2,5 lần mức quy chuẩn cho phép, tại N7 (cầu Tứ Câu) giá trị TSS vượt không đáng kể. Năm 2013, tại N5 ( cầu Đỏ) vượt 1,17 lần so với quy chuẩn cho phép, ngoài ra tại các vị trí N1 ( cầu Thuận Phước), N3 (cầu Tuyên Sơn) vượt quy chuẩn, nhưng giá trị vượt quy chuẩn cho phép là không đáng kể. Năm 2014, tại N5 (cầu Đỏ) vượt 0,89 lần quy chuẩn. Trong đó, đáng lưu ý nhất là cầu Đỏ, nơi sử dụng nguồn cấp nước sinh hoạt cho thành phố, nhưng giá trị TSS vượt liên tục trong 4 năm vừa qua. Kết quả phân tích TSS 2 đợt ta thấy hàm lượng TSS đã giảm nhiều nhưng cần được khắc phục trong thời gian tới. Hàm lượng TSS đã có chiều hướng giảm dần qua các năm. Từ đó cho ta thấy chất lượng môi trường nước mặt đang ngày được cải thiện dần.

+ Hàm lượng các chất rắn dinh dưỡng(NO2-, NH4+, NO3-, PO43-):

- Kết quả phân tích hàm lượng NO2- và diễn biến hàm lượng NO2- từ năm 2010 đến 2013 trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn được thể hiện qua hình sau:

Hình 2.9: Diễn biến hàm lượng NO2- tại các vị trí quan trắc

- Kết quả phân tích hàm lượng NO2- qua 2 đợt lấy mẫu vừa qua: Đợt 1, tại các điểm N1, N4 hàm lượng NO2- vượt không đáng kể. Tại ví trí N3 vượt 1,25 lần, N5 vượt 4,5 lần, N6 vượt 4,5 lần, N7 vượt 3 lần so với mức quy chuẩn cho phép. Đợt 2, hàm lượng NO2- vượt hầu hết ở tất cả các điểm. Tại N3 vượt 2 lần, vị trí N4 vượt 1,25 lần, N5 vượt 9,5 lần, N6 vượt 3,25 lần, N7 vượt 2 lần so với mức quy chuẩn cho phép, vượt

- Giai đoạn từ năm 2010 – 2013, trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn đã có dấu hiệu ô nhiễm NO2- qua các năm. Kết quả phân tích hàm lượng NO2- qua 2 đợt lấy mẫu có mức vượt quy chẩn thấp hơn so với những năm trước. Từ đó cho thấy hàm lượng NO2-

có xu hướng giảm dần.

- Kết quả phân tích hàm lượng PO43- và diễn biến hàm lượng PO43- từ năm 2011 đến 2015 trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn được thể hiện qua hình sau:

Hình 2.10: Diễn biến hàm lượng PO43- tại các vị trí quan trắc

- Kết quả phân tích hàm lượng PO43- qua 2 đợt lấy mẫu: Tất cả các vị trí quan trắc đều có hàm lượng PO43- đạt quy chuẩn cho phép.

- So sánh với giai đoạn từ năm 2011 – 2015 với kết quả phân tích được cho ta thấy thời gian vừa qua, trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn chưa có dấu hiệu ô nhiễm PO43- .

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước mặt và đề XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN lý lưu vực SÔNG VU GIA – hàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w