TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH KHO BÃI, LÁN TRẠI 1. Xác định vật liệu cất giữ trong kho

Một phần của tài liệu Thiết kế tổ chức thi công đường hầm áp lực đoạn từ KM0 – KM3+288 thuộc tuyến năng lượng công trình thủy điện sông bung 2 (Trang 115 - 119)

CHƯƠNG III: LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG HẦM THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 2

3.2. TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH KHO BÃI, LÁN TRẠI 1. Xác định vật liệu cất giữ trong kho

Trong công tác thi công tuyến năng lượng, vật liệu phục vụ công tác thi công cần được bảo vệ khỏi tác động của của môi trường. Các loại vật liệu cần được cất giữ trong kho bãi như cốt thép, xi măng, cát, đá phục vụ công tác thi công bê tông và thuốc nổ phục vụ công tác nổ đá.

Xác định lượng vật tư cần dự trữ (Qdtr): phụ thuộc các yếu tố:

+ Lượng vật tư tiêu thụ hàng ngày theo từng loại, theo yêu cầu tiến độ qi.

+ Điều kiện cung ứng và vận chuyển: nguồn, loại phương tiện vận chuyển, cự ly vận chuyển Li.

+ Đặc điểm của từng loại vật tư và yêu cầu xử lý trước khi sử dụng (thí nghiệm vật liệu, khuếch đại kết cấu…).

Lượng vật tư bảo quản ở kho cần đảm bảo cho việc thi công được liên tục và không lớn quá, bao gồm các loại dự trữ: dự trữ thường xuyên, dự trữ vận tải, dự trữ bảo hiểm…được xác định như sau:

Qdtr = q(t1 + t2 + t3 ) = qìtdtr

Vật liệu phục vụ công tác thi công được vận chuyển từ khu vực đồng bằng lên công trình. Địa hình lên công trình phức tạp, nên ta chọn thời gian dự trữ chung là 10 ngày.

Diện tích kho bãi phục vụ thi công gồm có: kho thuốc nổ phục vụ công tác đào đường hầm, kho xi măng, cốt thép, cát, đá phục vụ cho trạm trộn bê tông.

Dựa vào bảng cung ứng vật liệu phục vụ công tác thi công, ta xác định được lượng vật tư sử dụng ở mức cao nhất đối với trạm trộn bê tông thuộc thời gian thi công trong tháng 04/2020.

* Tính toán khối lượng thuốc nổ dự trữ cho công tác đào hầm Bảng 3.6. Bảng tổng hợp khối lượng thuốc nổ cần dự trữ

Loại vật tư Thời gian trong tháng

(ngày)

Số gương hầm thi công trong

tháng

Khối lượng thuốc nổ trong tháng

(Tấn)

Khối lượng thuốc nổ cần dự trữ

(Tấn) Thuốc nổ

nhũ tương P113

30 32 2.36 0.8

* Tính toán khối lượng vật tư cho trạm trộn bê tông Tháng 4 thi công bê tông trong thời gian 30 ngày.

Ta có bảng tổng hợp khối lượng vật tư cần dự trữ để phục vụ công tác thi công.

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp khối lượng vật tư cần dự trữ trạm trộn bê tông Loại vật

Thời gian thi công trong thời

kỳ (ngày)

Đơn vị

Khối lượng cung ứng trong tháng

Khối lượng cung ứng trong ngày

Khối lượng vật tư cần dự

trữ

Xi măng 30 Tấn 209.51 6.98 69.8

Cốt thép 30 Tấn 61.02 2.03 20.3

Cát 30 m3 284.35 9.48 9.48

Đá 30 m3 493.04 16.44 164.4

3.2.2. Tính toán diện tích kho bãi

Công tác bố trí kho bãi phải đảm bảo thuận tiện cung cấp vật tư cho thi công theo tiến độ đã ấn định, chi phí vận chuyển từ kho đến nơi tiêu thụ nhỏ nhất. Ngoài ra còn chú ý đến các vấn đề sau:

- Nên bố trí các kho cùng chức năng gần nhau nếu có thể để thuận tiện cho

- Kết hợp giữa các kho chứa vật liệu xây dựng và các kho chứa của công trình sau này (nhằm giảm chi phí xây dựng kho).

* Xác định diện tích, kích thước kho bãi

Diện tích kho bãi có ích Fc, tức diện tích trực tiếp chất chứa vật liệu, được tính bằng công thức:

Fc = Qìd Trong đó:

Q – khối lượng vật tư sử dụng trong ngày

d – lượng vật liệu định mức chứa trên 1 m2 diện tích kho bãi Đối với xi măng đóng bao, bảo quản trong kho kín, xếp chồng:

dxm = 1,3 T/1m2

Cát đá đổ đống bằng máy, loại kho lộ thiên: dcđ = 3 – 4 m3/1m2 Chọn dcđ = 3,5 m3/1m2

Cốt thép được bảo quản xếp chồng, bán lộ thiên. dct = 3,7 – 4,2 T/1m2 Chọn dct = 4 T/1m2

Diện tích kho bãi F, kể cả đường đi lại dành cho việc bốc xếp, tháo dỡ, phòng cháy…được tính như sau:

F = αìFc

Trong đó:

α – hệ số sử dụng mặt bằng đối với các kho tổng hợp α = 1,4 ÷ 1,6

đối với các kho kín α = 1,1 ÷ 1,2 với các bãi lộ thiên

α = 1,2 ÷ 1,3 đối với các bãi lộ thiên, chứa thùng, hòm, cấu kiện Kho thuốc nổ được sắp xếp đảm bảo những yêu cầu sau:

- Bao thuốc nổ được xếp thành các chồng trên bục kê trong các nhà kho, bục kê phải cao ít nhất 0,2 m so với sàn kho.

- Các chồng bao được xếp liền nhau thành một khối, các khối xếp cao không quá 1,8 m so với sàn kho, rộng không quá 2 m, dài không quá 5 m.

- Giữa các khối bao phải để lối đi rộng ít nhất 1,3m, cách tường nhà kho ít nhất 0,2m.

- Các chồng, các hàng bao thuốc nổ phải được sắp xếp ngay ngắn, chắc chắn, dễ quan sát, dễ kiểm đếm.

Công tác bảo quản thuốc nổ cần đảm bảo an toàn tuyệt đối. Khối lượng dự trữ thuốc nổ trong kho là 1,41 T. Vậy ta chọn diện tích kho thuốc nổ là 30 m2, loại kho bảo quản là kho kín, có hàng rào bảo vệ.

Diện tích kho bãi phục vụ các trạm trộn bê tông được tổng hợp trong các bảng sau:

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp diện tích kho bãi phục vụ dự trữ vật tư trạm trộn bê tông Loại vật

Đơn vị

Khối lượng cần

dự trữ

Định mức chứa trên 1m2 kho bãi

Loại kho dự trữ

Hệ số sử dụng mặt

bằng

Diện tích kho bãi

(m²)

Xi măng Tấn 69.8 1.3 Kho kín 1.2 109

Cốt thép Tấn 20.3 4 Bán lộ thiên 1.5 122

Cát m3 9.48 3.5 Lộ thiên 1.2 40

Đá m3 164.4 3.5 Lộ thiên 1.2 691

Phụ gia Tấn 3.22 1.3 Kho kín 1.2 5

3.2.3. Công tác lán trại

Lán trại là những vật kiến trúc không nằm trong danh mục xây dựng công trình chính nhưng cần thiết cho hoạt động của công trường và được xây dựng bằng nguồn kinh phí riêng ngoài giá thành xây lắp công trình chính. Tùy loại hình, quy mô, địa điểm, thời gian xây dựng mà nhu cầu nhà tạm công trình có thể khác nhau về chủng loại, số lượng, đặc điểm kết cấu, giá thành xây dựng.

Việc thiết kế tổ chức lán trại bao gồm các nội dung cơ bản sau: tính toán nhân khẩu công trường, xác định diện tích các loại nhà tạm, chọn hình thức kết cấu nhà, so sánh chọn phương án kinh tế.

a. Phân loại lán trại

* Theo chức năng phục vụ

- Nhà sản xuất: trong đó bố trí các quá trình sản xuất để phục vụ thi công xây lắp công trình chính (các trạm xưởng phụ trợ, các trạm điện, nước..).

- Nhà kho công trình: dùng để bảo quản vật tư.

- Nhà phục vụ công nhân trên công trường: nhà ăn, nhà vệ sinh…

- Nhà quản lý hành chính: nhà làm việc ban quản lý, bộ phận kỹ thuật, tài chính…

- Nhà ở và phục vụ sinh hoạt công cộng: nhà ở gia đình, tập thể, nhà y tế, phục vụ văn hóa…

*Theo giải pháp kết cấu - Nhà toàn khối cố định.

- Nhà lắp ghép có thể tháo dỡ và di chuyển được.

- Nhà tạm di động kiểu toa xe.

b. Đặc điểm nhu cầu lán trại

Nhu cầu về các loại nhà tạm rất khác nhau, nó không chỉ phụ thuộc vào khối lượng xây lắp mà còn phụ thuộc vào điều kiện xây dựng. Công tác lán trại phục vụ thi công cần có các khu lán trại gồm kho, nhà quản lý hành chính, nhà vệ sinh.

Việc tính toán nhà tạm đối với nhà sản xuất và kho căn cứ vào khối lượng xây lắp và các nhu cầu sử dụng vật tư để tính toán. Đối với các nhóm quản lý hành chính, nhà ở, vệ sinh tính toán dựa trên số lượng người hoạt động trên công trường, bao gồm công nhân chính, phụ, quản lý, phục vụ và 1 số loại khác.

c. Các nguyên tắc thiết kế bố trí lán trại

Nhà tạm công trình bảo đảm phục vụ đầy đủ, có chất lượng việc ăn ở sinh hoạt của công nhân, lực lượng phục vụ…

Kinh phí đầu tư xây dựng nhà tạm có hạn nên cần phải giảm tối đa giá thành xây dựng, như sử dụng nhà lắp ghép, cơ động, sử dụng 1 phần công trình chính đã xây dựng xông nếu có thể…

Kết cấu và hình thức nhà tạm phải phù hợp với tính chất luôn biến động của công trường.

Bố trí nhà tạm tuân theo tiêu chuẩn vệ sinh, đảm bảo an toàn sử dụng.

3.3. BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Thiết kế tổ chức thi công đường hầm áp lực đoạn từ KM0 – KM3+288 thuộc tuyến năng lượng công trình thủy điện sông bung 2 (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w