Thông qua việc đánh giá tình hình tài chính của Công ty trong quý 2 và quý 3 năm 2015 ta thấy được cách nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Traphaco và em xin trình bày một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Của Công ty như sau:
- Đánh giá , lựa chọn và thực hiện tốt các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp.
- Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh để góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát được tình hình sử dụng tài sản để có biện pháp huy động cao độ tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh. Công ty có quyền chủ động và có trách nhiệm tiến hành nhượng bán tài sản cố định không cần dùng, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật , không có nhu cầu sử dụng..
để nhanh chóng thu hồi vốn. Thực hiện định kỳ kiểm kê tài sản, xác định số lượng, hiện trạng tài sản (tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư
- Công ty cần lựa chọn và biết sử dụng các phương pháp khấu hao thích hợp làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ vốn đầu tư ứng trước vào tài sản cố định. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung vốn nhanh để đầu tư đổi mới tài sản cố định.
- Chú trọng thực hiện đổi mới tài sản cố định một cách kịp thời và thích hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Áp dụng nghiêm minh các biện pháp thưởng phạt vật chất trong việc bảo quản và sử dụng các tài sản kinh doanh để tăng cường ý thức trách nhiệm của người quản lý, sử dụng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn kinh doanh.
- Giữ vững mối quan hệ với các khách hàng chiến lược, mở rộng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng nhằm giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí.
- Tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng để vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư cho các dự án của công ty.
- Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ này có thể tham gia học ở các lớp tập huấn ngắn hạn nhằm phát triển năng lực chuyên môn cũng như tư duy của mình.
- Tích cực tìm các đối tác liên doanh, liên kết và nguồn vốn tín dụng dài hạn để triển khai hợp tác mở rộng kinh doanh
- Tiếp tục phát động phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên toàn công ty. Bảo quản và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị
- Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn, nhưng không quá dư thừa. Ngoài ra cần phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn
- Dự trữ 1 lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu…để đảm bảo tính thanh khoản cho tài sản lưu động.
- Đối với hàng tồn kho: công ty cần dự trữ lượng hàng vừa phải để kịp đáp ứng cho nhu cầu của thị trường.
Công ty nên có chính sách tín dụng không quá lỏng để không bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên cũng không nên quá hà khắc vì nếu thế có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Như vậy đối với mỗi hoạt động kinh doanh, công ty nên có một cơ chế quản lý phù hợp với từng đối tượng, tình hình thực tế để làm tăng tính thanh khoản của tài sản lưu động.
- Tăng cường vốn đầu tư vào việc mua máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất để nâng cao năng lực kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty cần tìm nguồn nguyên liệu ổn định và hạn chế nhập nguyên liệu nước ngoài. Ngoài ra, cần tiến hành các hoạt động Marketing làm tăng vị thế của công ty trên trường quốc tế.
- Muốn tăng lợi nhuận công ty có thể tăng doanh thu và giảm chi phí, nhưng với tình hình hiện nay việc tăng doanh thu rất khó khăn vì vậy các công ty đều cố gắng giảm chi phí trong sản xuất. Công ty có thể áp dụng các giải pháp như: Tăng cả về số lượng và chất lượng của sản phẩm bằng cách đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo cán bộ nhân viên có tay nghề cao.
- Trên thực tế nghiên cứu các chỉ số tài chính cho thấy công ty bán chịu cho khách hàng chiếm 1 tỷ lệ khá cao. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng luân chuyển vốn cung như thiếu vốn trong quá trình sản xuất. Mà nguồn này có tốc độ giải ngân rất chậm, song nền kinh tế hiện nay không thể không bán chịu vì vậy công ty cần có giải pháp
+ Xây dựng mục tiêu bán chịu : tăng doanh thu , giải tỏa hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính cho công ty.
+ Xây dựng các điều kiện bán chịu : căn cứ vào mức giá, thời gian bán chịu, lãi suất.
+ Kết hợp chặt chẽ các chính sach bán chịu với chính sách thu hồi vốn.
- Tăng cường khâu bán hàng tiếp thị, đầu tư đổi mới công nghệ.