Chọn địa điểm xây dựng nhà máy

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm trộn sản xuất bêtông nhựa công suất 120 tấngiờ theo công nghệ rải nóng (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM TRẠM TRỘN 3.1. Yêu cầu về địa điểm xây dựng

3.3. Chọn địa điểm xây dựng nhà máy

Với các phân tích về ưu điểm, nhược điểm khi lựa chọn từng địa điểm ở trên.

Trên nguyên tắc địa điểm xây dựng trạm phải đáp ứng nhu cầu hoạt động của trạm (cung cấp chủ động nguyên vật liệu cho trạm trộn).

Mặt khác, việc đặt trạm trộn phải đảm bảo vấn đề môi trường, mang tính phát triển bền vững, cũng như cần xem xét để đảm bảo việc lưu thông, nghiên cứu yếu tố kỹ thuật để đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm.

Căn cứ vào các yêu cầu trên, thống nhất cùng chủ trương địa điểm xây dựng phải nằm trong địa bàn thành phố Đà Nẵng, đưa ra các phương án so sánh nhận thấy: Địa điểm 3: thôn Đại La, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng với các ưu điểm: quỹ đất đáp ứng được khả năng xây dựng trạm, gần nguồn nguyên liệu, giao thông thuận lợi xa khu dân cư (cách khu dân cư khoảng 1,5 km), không phải giải phóng mặt bằng, thuận lợi trong công tác đổ thải... là vị trí đặt trạm đạt hiệu quả tối ưu nhất so với các phương án đã nêu.

 Mô tả vị trí thực hiện dự án xây dựng trạm trộn:

- Hiện trạng khu đất:

Khu đất triển khai dự án là một khu đất trống bằng phẳng, xung quanh là các đồi núi đang được khai thác để lấy vật liệu san lấp cho các công trình dự án của thành phố và có trạm trộn bê tông nhựa Hoàn Tiến đang hoạt động. Khu đất này được hình thành từ việc khai thác đất đồi lấy vật liệu san lấp cho nên địa tầng trong khu vực này rất chắc vì nằm trên lớp đá granit. Ngoài ra, khu đất thực hiện dự án nằm trên địa hình cao nên hướng thoát nước cho dự án theo hướng độ cao giảm dần của địa hình.

Hình 3.1. Vị trí dự định xây dựng trạm trộn - Mối tương quan với các đối tượng:

+ Đường giao thông: dự án được triển khai xây dựng gần với trục đường tránh Nam Hải Vân, khoảng cách từ vị trí dự án đến tuyến đường là 20 m. Đường

tránh Nam Hải Vân là tuyến đường rộng, chất lượng công trình giao thông tốt và được kết nối với nhiều tuyến đường lớn như quốc lộ 14B, quốc lộ 1A và nhiều tuyến đường nội thành khác nên việc thông thương của dự án với bên ngoài rất dễ dàng. Ngoài ra, con đường này ít có dân cư qua lại nên khi dự án đi vào hoạt động không gây ùn tắc giao thông tại khu vực.

+ Khu dân cư: khoảng cách gần nhất từ vị trí triển khai dự án đến khu dân cư là khoảng 1,5 km đi ngược về hướng Túy Loan. Các hộ dân ở đây sống rải rác bên tuyến đường tránh Nam Hải Vân và nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông, buôn bán nhỏ, công nhân cho các công ty trong vùng…

+ Sông : cách khu vực dự án về phía tây 5km có sông Túy Loan.

+ Đồi núi: xung quanh khu vực triển khai dự án là đồi núi có trồng các cây công nghiệp như keo lá tràm, bạc hà… nên khi dự án đi vào hoạt động thì lượng cây xanh này sẽ hấp thụ những chất thải độc hại do dự án phát thải ra.

+ Khí hậu: khí hậu thành phố Đà Nẵng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng bức xạ dồi dào, nắng nhiều, nên nhiệt độ cao và lượng mưa dồi dào. Số liệu quan trắc liên tục trên 50 năm được tổng hợp như sau:

• Nhiệt độ không khí (0C)

Nhiệt độ trung bình năm: 250C; nhiệt độ cao nhất trung bình: 290C; nhiệt độ thấp nhất trung bình: 220C

• Độ ẩm không khí (%)

Độ ẩm không khí trung bình năm: 82%; độ ẩm không khí cao nhất trung bình 90%; độ ẩm không khí thấp nhất trung bình: 75%.

• Mưa (mm)

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 kết thúc vào cuối tháng 12. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11. Tổng lượng mưa 2 tháng này chiếm đến 40 đến 60% tổng lượng mưa năm.

• Bốc hơi

Lượng bốc hơi nước trung bình: 2.107 (mm/năm)

• Nắng

Nắng nóng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Trong đó: từ tháng 1 đến tháng 4 là khô nhất. Số giờ nắng trung bình 2158 (giờ/năm); số giờ nắng trung bình tháng nhiều nhất 248( giờ/tháng); số giờ nắng trung bình tháng ít nhất 120 (giờ/tháng).

• Đặc điểm bức xạ

Hàng năm lượng bức xạ tổng cộng thực tế ở thành phố Đà Nẵng hơn 150 (kcal/cm2 năm), lượng bức xạ tổng cộng phân bố không đều trong các mùa, mùa khô chiếm 75%, mùa mưa chỉ chiếm 25%.

• Gió - bão

Hướng gió tại Đà Nẵng tương đối phân tán, hầu như 8 hướng đều có gió. Bão ở Đà Nẵng thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 12 và thường có bão cấp 9, cấp 10, kéo theo mưa to và dài ngày gây lũ lụt trên diện rộng.

- Việc đảm bảo cung ứng nguồn nguyên vật liệu:

+ Đá dăm: nguồn cung cấp là mỏ đá Hòa Nhơn, Phước Tường... Đá sau khi được khai thác, chế biến đạt các kích thước yêu cầu được vận chuyển về trạm trộn bằng xe tải tải trọng lớn với khoảng cách vận chuyển 5 km.

+ Cát: nguồn khai thác là cát sông Túy Loan, cát Đại Lộc. Cát sau khi được khai thác được tập kết tại bãi sau đó được các xe tải vận chuyển về trạm trộn với khoảng cách 5km.

Đá và cát sau khi đưa về tới trạm trộn được đổ trong bãi chứa cốt liệu nhằm dự trữ và tận dụng ánh sáng mặt trời, gió để làm giảm độ ẩm trong cốt liệu xuống mức thấp nhất. Sau đó được đưa vào kho chứa nhằm tiếp tục làm giảm độ ẩm, và khống chế độ ẩm cốt liệu xuống ≤ 4%. Việc khống chế hàm lượng nước có tính quyết định đến sản lượng trạm và chi phí nhiên liệu.

+ Bột khoáng: bột khoáng là sản phẩm nghiền mịn của đá tại các trạm chế biến của mỏ đá Hòa Nhơn, hoặc tại nhà máy xi măng quân khu 5 được chứa trong các bao tải và được vận chuyển về trạm trộn bằng xe tải. Tại trạm bột khoáng được chứa trong các nhà kho .

+ Nhựa: nguồn nhựa đường được cung cấp từ Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex có kho phân phối tại Đà Nẵng. Tại trạm trộn nhựa cũng được dự trữ trong các bồn chứa trong một khoảng thời gian nhất định.

- Địa bàn tiêu thụ:

Do đặc thù của sản phẩm: nếu nhiệt độ của sản phẩm sau khi tới công trình <

1200C thì phải không còn tác dụng sử dụng nên chỉ giới hạn phạm vi tiêu thụ trong địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam và Huế với thời gian vận chuyển ≤ 1.5 giờ.

CHƯƠNG 4: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BÊ TÔNG NHỰA

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm trộn sản xuất bêtông nhựa công suất 120 tấngiờ theo công nghệ rải nóng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w