Khái quát về vườn quốc gia Kirirom

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm mapinfo trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất vườn quốc gia kirirom - campuchia (Trang 22 - 25)

I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1. Khái quát về Vương quốc Campuchia

I.2.2. Khái quát về vườn quốc gia Kirirom

Vườn quốc gia Kirirom có quy mô diện tích 34.000 ha nằm trong vùng núi Cardamom thuộc 2 tỉnh Kampong Speu, Koh Kong.Từ những năm 1960 vùng này là nơi nghỉ dưỡng của vua Sihanouk do cảnh quan đẹp với rừng cây lá rộng, rừng hỗn giao, đặc biệt rừng cây lá kim chỉ có ở vùng này, nhiều thác và hồ nước, khí hậu mát mẽ mang tính chất cao nguyên, lượng mưa trung bình 2.000 mm/năm thuộc vùng có lương mưa cao ở Campuchia. Thời Khmer đỏ vùng này bị chiến tranh tàn phá .Từ năm 1990 Vườn quốc gia Kirirom mở cửa tiếp đón du khách tham quan nghĩ dưỡng và là một trong những khu du lịch sinh thái gần Thủ đô Phnon Penh.

1. Vị trí khu vực dự án

Khu vực dự án có quy mô diện tích dự kiến 244 ha nằm trong Vườn quốc qia Kirirom (34.000 ha), nằm về phía tây nam và cách Thủ đô Phnong Penh 100 km đường chim bay. Đi đường bộ (150 km) từ Phnon Penh theo Quốc lộ 4 (nối Phnon Penh với Sihanoukville) đi về tỉnh Kampong Speu, đến ngã ba T’ra Katung (132 km) theo đường 46 đi Kirirom (18 km) đến khu vực dự án.

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí khu vực dự án

2. Điều kiện tự nhiên a. Địa hình, địa mạo

Địa hình khá chia cắt, riêng khu vực ven 2 hồ nước có địa hình khá bằng phẳng.

Khu vực có độ dốc từ cấp I (0 – 30) – cấp IV (15 – 200), phổ biến độ dốc cấp II (3 – 80) và cấp III (8 – 150). Nhìn chung khu vực dự án có dạng địa hình thung lũng, trong đó ở địa hình trũng đã được xây dựng 3 hồ chứa nước.

b. Khí hậu

Khu vực dự án nằm trong một vùng có khí hậu đặc trưng mang tính chất cận nhiệt đới do nằm trong vùng có độ cao trung bình từ 630 – 800 m. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 180C, nhiệt độ thấp nhất là 150C vào tháng một và cao nhất là 380C vào tháng sáu.

Hàng năm cú hai mựa rừ rệt, mựa mưa bắt đầu từ thỏng năm và kết thỳc vào thỏng mười. Mưa tập trung vào tháng năm, sáu, chín và mười với lượng mưa trung bình là 2000 mm, lượng mưa thấp nhất là 1400 mm và cao nhất là 3000 mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng mười một năm trước đến tháng tư năm sau.

Lượng bốc hơi trung bình là 3,7 mm/ngày, thấp nhất là 1,2 mm/ngày và cao nhất là 5,1 mm/ngày và thường diễn ra vào các ngày của tháng hai, tháng ba và tháng tư.

Ẩm độ tương đối cao. Ẩm độ thấp nhất là khoảng 50% vào các ngày trong tháng hai và cao nhất là 80% vào các ngày của tháng năm và tháng sáu.

Với điều kiện khí hậu như thế vùng dự án thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng vật nuôi bán ôn đới.

c. Tài nguyên thiên nhiên - cảnh quan môi trường Tài nguyên đất

Tài nguyên đất đai là một tài nguyên quý giá nhất của loài người, nhưng nó lại là tài nguyên có giới hạn về không gian. Thực chất của việc quy hoạch sự dụng đất đai là việc bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả.

Kết quả khảo sát đất bao gồm 16 phẫu diện chính trong đó có 3 phẫu chính có phân tích cho thấy rằng khu vực dự án có đặc trưng:

Mẫu chất đá mẹ có thể chia làm 2 nhóm:

- Đá trầm tích: Chủ yếu là đá cuội kết, đá sa thạch bị phá huỷ tạo thành đất tại chỗ, phân bố rộng khắp trong vùng.

- Mẫu chất dốc tụ: Các sản phẩm bị rữa trôi, xói mòn được tích tụ dưới chân đồi, phân bố ven hồ nước.

Tài nguyên nước

Trong khu vực hiện có 3 hồ nước được xây dựng từ những năm 1960, có tổng diện tích là 13,6509 ha, chênh lệch mức nước ngập giữa 2 mùa/năm là 1m có cống điều tiết và có nước quanh năm, chênh lệch cao trình giữa hồ Thượng và hồ Hạ là 6,4m.

- Hồ thượng có diện tích 7,0389 ha, cao trình mép nước là 641m so với mực nước biển, có độ sâu trung bình 5,6m với tổng dung tích 394.228,8m3 nước. Hồ được thiết kế với 2 cống xả. Đây là nguồn tích và dự trữ nước cho các hồ phía dưới. Ngoài ra do chênh lệch về cao trình mép nước giữa hồ Thượng và hồ Trung nên có thể khai thác thuỷ năng nhỏ.

- Hồ Trung có diện tích là 1,3567 ha, đây là hồ có diện tích nhỏ nhất, có cao trình mép nước 635m so với mực nước biển, có độ sâu trung bình 1m với dung tích 13.567m3 nước.

- Hồ Hạ có diện tích 5,2553 ha, có cao trình mép nước 634,6m so với mực nước biển, có độ sâu trung bình 2,5m với dung tích 131.382,5 m3 nước.

Bảng 1.3: Thống kê diện tích của các hồ Tên hồ Diện tích

(ha)

Cao trình mép nước (m)

Dung tích (m3)

Hồ Thượng 7,0389 641 394.288,8

Hồ Trung 1,3567 635 13.567,0

Hồ Hạ 5,2553 634,6 131.382,5

Tổng 13,6509 - 538.937,3

Kết quả phân tích các mẫu nước lấy từ 3 hồ trên cho thấy chất lượng nước đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, trong một thời gian dài các hồ này không được khai thác sử dụng cũng như di tu sửa chữa nên bị xuống cấp do các yếu tố tự nhiên, quá trình bồi lắng do hiện tượng xói mòn rửa trôi diễn ra ở các khu vực đồi núi lân cận và vùng thượng lưu.

Cảnh quan môi trường

Do trong vùng chỉ có một vài hộ dân sinh sống nên cảnh quan của khu vực chưa bị tác động do các hoạt động sống của con người. Tuy nhiên đây là vùng nghỉ dưỡng trước đây của cựu hoàng Sihanouk, nên một số vùng đã bị tác động như xây dựng ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó cảnh quan được tạo bởi các hồ, các đồi thông thấp, kết hợp với thời tiết mát mẻ, ôn hoà nên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

3. Thực trạng kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng Giao thông

Khá thuận lợi, đường trục chính của Vườn quốc gia Kirirom đã được nhựa hóa, từ đường trục chính có đường nhánh cấp phối vào đến khu vực dự án khoảng 1km và hệ thống đường mòn nội bộ ven 2 hồ nước, cách khu vực dự án khoảng 1km là khu du lịch Thác Cham Kate (Thác vườn chè) được kết nối bằng đường cấp phối.

Nguồn điện

Khu vực dự án chưa có lưới điện quốc gia cũng như mạng lưới điện cục bộ. Đây là những bất lợi cho việc bố trí sản xuất. Cần quan tâm tiềm năng thủy điện nhỏ giải quyết yêu cầu năng lượng tại chỗ.

Lực lượng lao động

Gần Thác Cham Kate có phum nhỏ khoảng 25 – 30 nóc nhà sống trong vùng đệm của Vườn quốc gia, chủ yếu sống bằng nghề rừng và dịch vụ du lịch. Cư dân vùng này có thể là nguồn lao động tại chổ đáp ứng yêu cầu lao động của dự án.

4. Quá trình canh tác và tập quán sử dụng đất

Vườn quốc gia Kirirom có diện tích khoảng 34.000 ha nằm trong vùng núi Cadarmom trước kia là khu nghĩ dưỡng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đến thời kỳ Khmer đỏ vùng này đã bị chiến tranh tàn phá, phải mất một thời gian khôi phục.

Năm 1990 vườn quốc gia đã mở cửa tiếp đón du khách trở lại và hằng năm đã thu hút một lượng lớn khách du lịch.

Thực vật: Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim, rừng lá kim (thông ba lá) thuần loại phân bố ở độ cao trên 600 m, thực bì chỉ thị cho đất chua, khô hạn.

Cây trồng chính của khu vực dự án là chè shan ngoài ra còn có nông trại trồng hoa nằm tiếp giáp hồ trên nhưng hiện nay đã bỏ hoang hóa.

Căn cứ vào địa hình, địa mạo hiện nay cho thấy quá trình canh tác trước kia chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với ruộng bậc thang.

5. Hiện trạng sử dụng đất

Vì đây là khu vực có ít dân cư sinh sống, nên phần lớn diện tích của dự án bị phủ bởi rừng hỗn giao, rừng lá kim nguyên sinh. Một số khu vực đã xây dựng ruộng bậc thang để trồng hoa màu vào những năm của thập niên 60, hiên nay đã bỏ hoang và bị bao phủ bởi các cây bụi hoặc thông. Chỉ có một vài khu vực gần đường giao thông và hồ có trồng hoa màu và cây ăn trái như mít, xoài.

6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất

Những thuận lợi

Phần lớn diện tích trong khu vực dự án là đất bằng, nằm dọc theo các hợp lưu của hồ và các đồi thấp và trảng cỏ nên thuận lợi cho bố trí sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu thời tiết mang tính chất cận nhiệt đới, khá ôn hoà thuận lợi cho việc trồng các loại cây trồng vật nuôi bán ôn đới và cận nhiệt đới.

Hiện nay, trong khu vực dự án chỉ có một vài hộ dân sinh sống ở khu vực ven hồ Trung và hồ Hạ nên thuận lợi cho việc bố trí sản xuất và định canh, định cư.

Hệ thống hồ có dung tích khá lớn và có nước quanh năm nên có thể chủ động tưới tiêu vào mùa khô.

Do quá trình canh tác trước đây đã để lại nhiều vết tích của ruộng bậc thang nên có thể tận dụng thiết kế mô hình canh tác nông lâm kết hợp trên đất dốc.

Diện tích tập trung có quy mô lớn, thuận lợi cho bố trí sản xuất.

Khó khăn

Tuy có hệ thống hồ nhưng chúng nằm lệch về phía Đông của dự án nên sẽ tăng chi phí cho việc xây dựng hệ thống mương dẫn đưa nước từ hồ sang tưới tiêu cho khu vực phía Tây của dự án.

Hệ thống giao thông trong khu vực tuy có phát triển nhưng nhìn chung vẫn là đường đất nên khó khăn cho việc vận chuyển nông phẩm đến nơi tiêu thụ.

Đất có sa cấu nhẹ, khó giữ nước, địa hình khá chia cắt, đồng thời quá trình canh tác trước đây chưa thật hợp lý nên quá trình thoái quá, xói mòn diễn ra mạnh làm cho tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, nhiều kết von sẽ khó khăn cho quá trình canh tác.

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm mapinfo trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất vườn quốc gia kirirom - campuchia (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w