PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.6. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 1. Thiết kế CSDL
CSDL không gian
Lớp đối tượng dạng vùng: Vùng quy hoạch.
Lớp đối tượng đường: Ranh giới các vùng quy hoạch.
Lớp text: Các ghi chú vùng quy hoạch.
Lớp chú dẫn.
CSDL thuộc tính
Bản đồ phân vùng QHSDĐĐ được xây dựng với cấu trúc dữ liệu theo bảng sau:
Bảng 2.18: Cấu trúc dữ liệu bản đồ phân vùng QHSDĐĐ
Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu
Vung_QH Vùng quy hoạch Character (5)
GD_QH Giai đoạn thực hiện Character (5) LD_QH Loại đất quy hoạch Character (50)
Dtich Diện tích Decimal (10,0)
Dựa trên kết quả của bản đồ phân vùng quy hoạch sử dụng đất diện tích và mục đích sử dụng của các tiểu vùng được thống kê
Bảng 2.19: Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng quy hoạch sử dụng đất của khu vực dự án chia thành 5 tiểu vùng
STT Tiểu vùng Loại đất Diện tích
(ha) Định hướng sử dụng 1 Tiểu vùng I FRch.a 10,4006 Đất trồng rau, màu, cây ngắn
ngày
2 Tiểu vùng II FRx.h=, FRx.f 73,3473 Đất trồng rau, màu, cây ngắn ngày
3 Tiểu vùng III FRx.h, FRx.f 62,2071 Đất trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm
4 Tiểu vùng IV FRx.f, FRx.ho 61,8886
Chăn nuôi dưới tán rừng và thuần dưỡng động vật hoang dã
5 Tiểu vùng V FRx.f, FRx.ho 17,2185 Đất trồng hoa
(1) Tiểu vùng I: Với diện tích 10,4006 ha, loại hình thổ nhưỡng chủ yếu là đất Ferralic hình thành trên sản phẩm dốc tụ có hoạt tính chua. Phân bố ven các hồ.
Định hướng sử dụng đất: trồng rau, màu, cây ngắn ngày.
(2) Tiểu vùng II: Diện tích 73,3473 ha, loại hình thổ nhưỡng chủ yếu là đất Ferralic vàng đỏ có tích mùn phân bố chủ yếu ở địa hình bằng và đất Ferralic vàng đỏ có kết von hình thành trên đá sa thạch. Phân bố dọc theo ranh giới phía Tây của khu vực dự án. Định hướng sử dụng trồng rau, màu, cây ngắn ngày.
(3) Tiểu vùng III: Có diện tích 62,2071 ha bao gồm đất Ferralic vàng đỏ có tích mùn hình thành trên đá sa thạch và đất Ferralic vàng đỏ có kết von hình thành trên đá sa thạch. Phân bố phía Tây giáp ranh với tiểu vùng II, kéo dày theo ranh giới phía Nam và Đông Nam của khu vực dự án. Định hướng sử dụng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.
(4) Tiểu vùng IV: Có diện tích 61,8886 ha bao gồm đất Ferralic vàng đỏ có kết von hình thành trên đá sa thạch và đất Ferralic vàng đỏ hình thành trên sa thạch đã có sự khai phá của con người. Phân bố phía Tây giáp tiểu vùng II, bao quanh hồ Thượng và giáp ranh với tiểu vùng I. Định hướng sử dụng chăn nuôi dưới tán rừng và thuần dưỡng động vật hoang dã.
(5) Tiểu vùng V: Có diện tích 17,2185 ha bao gồm đất Ferralic vàng đỏ có kết von hình thành trên đá sa thạch và đất Ferralic vàng đỏ hình thành trên sa thạch đã có sự khai phá của con người. Phân bố phía Đông của khu vực. Định hướng sử dụng trồng hoa.
Bảng 2.20: Phân bố đất đai theo các giai đoạn quy hoạch
STT Tiểu
vùng Mục đích sử dụng
Phân bố sử dụng đất theo giai đoạn (ha)
Tổng GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3
1 I Đất trồng rau, màu, cây
ngắn ngày 10,4006 2,0038 8,3968 -
2 II Đất trồng rau, màu, cây
ngắn ngày 73,3473 - 41,9500 31,3973
3 III Đất trồng cây ăn quả và
cây công nghiệp lâu năm 62,2071 10,8859 22,3829 28,9383 4 IV Chăn nuôi dưới tán rừng
và thuần dưỡng động vật hoang dã
61,8886 61,8886 - -
5 V Đất trồng hoa 17,2185 17,2185 - -
6 Đập 0,7519
7 Hồ 13,6509
8 Đất giao thông 4,5351
Tổng cộng 244,0000 91,9968 72,7297 60,3356 II.6.2. Định hướng sử dụng đất tại các tiểu vùng đến năm 2020
(1) Tiểu vùng I: Theo kết quả đánh giá đất đai, tiểu vùng này thích nghi nhất cho loại hình cây ăn trái, tuy nhiên có diện tích nhỏ, không thích hợp cho phát triển cây ăn trái có quy mô lớn. Ngược lại, thích nghi trung bình đối với các loại rau màu cận nhiệt đới (các loại đậu, bầu bí, các loại dưa, cải, cà...), Ngoài ra, đây là khu vực gần nguồn
nước tưới cho nên thuận lợi cho việc phát triển các loại rau. Dự kiến khai thác sử dụng:
• Giai đoạn I: Trồng thử nghiệm các loại rau tại phần đất dốc tụ ven phía Đông hồ Thượng và hồ Hạ với hình thức hữu cơ trong nhà lưới.
• Giai đoạn II: Xây dựng và củng cố phần ruộng bậc thang đã xây dựng trước đây dọc theo phía Tây các hồ và phía Đông hồ Thượng để trồng các loại rau màu hữu cơ. Tuy nhiên, đây là khu vực có độ dốc cấp II và cấp III, cho nên cần kết hợp xây dựng các băng chắn xói mòn với các loại cây có nguồn gốc họ đậu nhằm bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, cũng như sử dụng làm nguồn phân hữu cơ bón cho rau màu.
(2) Tiểu vùng II: Dự kiến bố trí cho việc phát triển các loại rau, màu. Trong điều kiện trước mắt các đơn vị đất đai trong tiểu vùng này thích nghi trung bình và kém thích nghi đối với các loại rau, màu do nằm xa nguồn nước tưới. Tuy nhiên, nếu nguồn nước tưới được cải thiện (xây dựng hệ thống hồ chứa trên các đỉnh đồi trong tiểu vùng và hệ thống ống dẫn nước từ các hồ), đây là khu vực thích nghi cho phát triển rau, màu. Chính vì, đây là khu vực sẽ bố trí khai thác sử dụng cho mục đích rau, hoa, màu vào giai đoạn II và III của dự án khi hệ thống thủy lợi được xây dựng hoàn chỉnh hoặc khai thác nguồn nước ngầm tại tiểu vùng này.
(3) Tiểu vùng III: Dự kiến bố trí các loại cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.
Theo kết quả đánh giá đất đai, đây là tiểu vùng có nhiều đơn vị đất đai có mức thích nghi vừa với các loại hình cây ăn trái và cây công nghiệp lâu năm như: Mít, xoài, điều, hồ tiêu, bơ…Bên cạnh đó khu vực này gần các hồ cho nên thuận lợi trong việc tưới tiêu. Tuy nhiên, trong tiểu vùng này có một số khu vực có độ dốc cấp III và cấp IV, cho nên cần chú ý phát triển mô hình nông lâm kết hợp (cây ăn trái, cây lâu năm và trồng rừng) tại các đỉnh đồi và có độ dốc cao nhằm hạn chế xói mòn và thoái hóa đất.
• Giai đoạn I: Trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái và cây công nghiệp lâu năm như hồ tiêu, bơ, điều tại các đơn vị đất đai thích hợp nhất theo kết quả đánh giá đất đai.
• Giai đoạn II và III: Triển khai trồng trên diện rộng các khu vực còn lại trong tiểu vùng sau khi có kết quả trồng thử nghiệm. Trong giai đoạn này cần phát triển hệ thống tưới chủ động cho các vùng xa hồ, đồng thời trồng rừng và khoanh nuôi các khu vực xung yếu nhằm bảo vệ đất đai, nguồn nước…
(4) Tiểu vùng IV: Qua kết quả đánh giá đất đai cho thấy đây là khu vực thích nghi cho phát triển lâm nghiệp, đồng có chăn nuôi. Chính vì thế khu vực này sẽ bố trí khoanh nuôi tái sinh rừng, phát triển đồng cỏ để kết hợp các hình thức chăn nuôi dưới tán rừng như các loài bò, trâu, dê, đà điểu. Ngoài ra, vì dự án nằm trong vườn quốc gia vật hoang dã cho nên bên cạnh chăn nuôi đại gia súc, việc thuần dưỡng các loại động vật hoang dã là rất phù hợp. Việc nuôi thử nghiệm trước khi nhân rộng là cần thiết.
Hơn nữa, tiểu vùng IV nằm trong khu vực có độ dốc cao và cũng là thượng nguồn của các hồ, cho nên chăn nuôi dưới tán rừng là mô hình thích hợp. Một mặt tăng hiệu quả trong sử dụng đất và mặt khác hạn chế các tác động của con người thông qua các hoạt động canh tác dẫn đến hiện tượng xói mòn và bồi lắng.
(5) Tiểu vùng V: Qua kết quả đánh giá đất đai cho thấy vùng này có khả năng trồng các loại hoa cận nhiệt đới (đã có trồng trong quá khứ). Tuy nhiên trong hiện tại ít thích nghi do độ dốc, và một số vị trí có tầng canh tác mỏng. Tuy nhiên gần nguồn nước tưới. Để phát triển hoa trên tiểu vùng này cần quan tâm đến việc thiết kết ruộng bậc thang và cải thiện tầng canh tác thông qua việc sử dụng các loại phân hữu cơ.
(6) Khai thác các hồ nước: Bên cạnh khai thác cho mục đích tưới tiêu, thủy điện nhỏ, dựa vào kết quả phân tích nước cho thấy chất lượng nước trong các hồ cũng thích nghi cho việc nuôi thả cá. Tuy nhiên để hạn chế ô nhiễm nguồn nước (đối với nước sinh hoạt), nên khuyến khích hình thức nuôi trồng quảng canh, nhằm hạn chế dư lượng từ thức ăn cho cá.
II.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢN ĐỒ