Nội dung – phương pháp nghiên cứu 1. Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ung dung cong nghe vien tham đánh giá biến động su dung dat huyen dinh quan giai doan 1995 2005 (Trang 29 - 36)

- Tìm hiểu cách phối hợp màu.

- Nghiên cứu và phân loại vùng mẫu đặc trưng cho đối tượng.

- Tiến hành khảo sát thực địa nhằm xác định, đối chiếu giữa vùng mẫu với đối tượng xuất hiện ngoài thực địa.

- Xây dựng bản đồ lớp phủ thực vật.

- Đánh giá biến động đất đai.

- Trang 21 -

I.3.2. Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Phương pháp này nhằm định hình , bổ sung và hoàn chỉnh những hiểu biết về khu vực nghiên cứu một cách trực quan và toàn diện. Mặt khác từ khảo sát thực địa có thể sữa chữa sai sót kết quả giải đoán trong phòng cũng như hoàn chỉnh bổ sung những đối tượng không giải đoán được trực tiếp trên ảnh do ảnh hưởng của các điều kiện trong quá trình thu nhận hình ảnh cũng như những đối tượng còn nghi ngờ.

2. Phương pháp phân tích thống kê

Mỗi thông tin thu thập cần phải phân tích, chọn lọc để đưa ra những thông tin chính phục vụ cho công tác nghiên cứu. Phải đưa ra được những dấu hiệu đặc trưng mang tính chất đơn lẻ hay thống kê tổng hợp phục vụ cho công tác giải đoán các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội. Những thông tin này cũng cần phải thống kê có hệ thống để từ đó ta phải biết so sánh, phân tích, xử lý và chọn lọc các tư liệu, số liệu phù hợp với nội dung của mục đích nghiên cứu.

3. Phương pháp xử lý tư liệu viễn thám - Nắn chỉnh hình học ảnh số:

Một tấm ảnh vệ tinh dạng nguyên góc chưa xử lý không thể chập khích lên một tờ bản đồ hoặc một ảnh khác vì chúng có đặc tính hình học khác nhau.

Tuy nhiên, hoàn toàn có thể thay đổi đặc tính hình học của một tấm ảnh số hay nói cách khác là có thể thay đổi hệ toạ độ qui chiếu của tấm ảnh đó để có thể chập khích nó lên một tờ bản đồ hoặc một tấm ảnh khác. Động tác này gọi là nắn chỉnh hình học.

- Nâng cao chất lượng hình ảnh (xử lý phổ).

Hình ảnh vệ tinh thu được dạng góc ban đầu chưa được hiệu chỉnh phổ , có độ tương phản rất thấp, ảnh tối và mờ, giá trị các pixel chỉ ở trong khoảng từ 50 đến 140.

như vậy khoảng giá trị từ 0 đến 49 và từ 141 đến 255 không được sử dụng. Vì vậy cần thiết phải xử lý hỡnh ảnh vệ tinh thụ để cú được một hỡnh ảnh rừ nột, cú độ tương phản tốt, tận dụng được mọi giá trị trong khoảng sáng cho phép, động tác này gọi là xử lý phổ.

Xử lý phổ ảnh số có thể chia ra hai loại chính:

Tăng cường chất lượng ảnh theo phương án chuẩn:

 Lọc nét hình ảnh.

 Tăng cường độ tương phản.

 Hiệu chỉnh màu sắc.

Tăng cường chất lượng ảnh theo mục đích chuyên dụng:

 Tổng hợp màu giả.

 Trộn ảnh.

 Tổng hợp ảnh tựa màu tự nhiên.

 Phân loại ảnh.

 Các thể loại xử lý khác … 4. Phương pháp bản đồ

- Trang 22 -

Thể hiện các đối tượng bản đồ trên không gian đồ họa tuân thủ theo đúng cơ sở toán học bản đồ.

5. Phương pháp chuyên gia

Trong suốt quá trình nghiên cứu luôn tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn kinh nghiệm.

PHẦN II

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

II.1.1. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý

Hình II.1: Sơ đồ vị trí huyện Định Quán - Huyện Định Quán nằm trong vùng tọa độ:

- Trang 23 -

107007’30” – 107030’00” kinh độ Đông 11000’30” – 11025’00” vĩ độ Bắc

- Và có tứ cận như sau:

Phía Đông giáp huyện Tân phú và tỉnh Bình Thuận Phía Tây giáp huyện Vĩnh Cữu

Phía Nam giáp 3 huyện Thồng Nhất, Long Khánh và Xuân Lộc Phía Bắc giáp huyện Tân Phú

2. Địa hình

Do thuộc vùng chuyển tiếp giữa vùng cao nguyên và trung du nên huyện Định Quán có địa hình bằng phẳng, nhiều đồi gò lượn sóng, đèo dốc liên tục. Độ nghiêng trung bình 2,50/km theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, độ cao trung bình 180m so với mực nước biển.

3. Khí hậu

Khí hậu huyện Định Quán mang tính chất chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa cận xích đạo (nóng ẩm và mưa nhiều). Lượng mưa trung bình khoảng 2.500 – 2.800 mm vá số ngày mưa từ 150 – 160 ngày mỗi năm. Nhiệt độ trung bỡnh khoảng 27,50C và hầu như ổn định quanh năm. Khớ hậu phõn bố thành 2 mựa rừ rệt, đó là:

Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, chiếm đến 90% tổng lượng mưa trong năm và có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm từ biển Ấn Độ Dương

Mùa khô: từ tháng 11 đến trước tháng 4 năm sau, chiếm 10% còn lại của tổng lượng mưa trong năm. Khí hậu mùa này mang đặc tính chủ yếu của vành đai Tín Phong, gió mùa Đông Bắc, khô nóng và hầu như không mưa.

4. Thủy văn - Mặt nước

Các nhánh của sông Đồng Nai trong đó có sông La Ngà là nguồn cung cấp nước mặt chính của huyện. Hệ thống sông này còn đóng vai trò lớn hơn là cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt cho nhiều vùng kinh tế quan trọng của tỉnh và miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, mực nước biến đổi mạnh theo mùa, mùa khô hầu như không có nước, mùa mưa lại ngập úng ở nhiều vùng gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của huyện. Ngoài ra trong điều kiện tự nhiên ảnh hưởng của thủy triều khống chế hoàn toàn vùng hạ lưu lên tận chân thác Trị An.

+ Sông

Sông Đồng Nai: bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn Nam, có độ dốc bình quân lưu vực 4,6%, độ cao trung bình lưu vực 470m, độ cao nguồn 1.700m và lưu lượng nước vào khoảng 30 tỷ m3/năm.

Sông La Ngà: là một nhánh của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ phía nam của cao nguyên Bảo Lộc, dài 65 km, lưu lượng nước bình quân 4,5 tỷ m3/năm. Sông có đặc điểm là rất quanh co và có nhiều ghềnh thác, cung cấp khoảng 1/9 lượng nước tập trung về hồ Trị An

+ Suối: do thuộc vùng chuyển tiếp giứa cao nguyên và trung du, địa hình bị chia cắt bởi nhiều đồi gò và đường hợp thủy nên hệ thống suối của Định Quán khá phong phú,

- Trang 24 -

quanh co uốn khúc rất đa dạng với nhiều ghềnh thác (thác Mai, thác Ba Giọt, thác Trời…).

+ Nước ngầm

Được tìm thấy ở độ sâu từ 6 – 30m (cá biệt có những nơi 70-80m như ở Phú Ngọc, Ngọc Định) với chất lượng khá tốt nhưng mực nước thay đổi theo mùa. Nguồn nước ngầm đang được khai thác nhưng chỉ với quy mô gia đình phục vụ cho sinh hoạt và một phần cho sản xuất nông nghiệp. Vào mùa mưa thì chất lượng nước ngầm bị giảm do các chất trên bề mặt đất (rác thải, dư lượng thuốc trừ sâu,…) theo nước mưa ngấm xuống gây ô nhiễm. Đến mùa khô thì ở một số nơi nước ngầm bị cạn kiệt nghiêm trọng (Phú Ngọc, Ngọc Định…) gây trở ngại cho cuộc sống người dân.

II.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 1. Tài nguyên đất

Trên cơ sở bản đồ đất huyện Định Quán tỷ lệ 1:25000 xây dựng theo phương pháp phân loại của Bộ Nông nghiệp năm 1976 và bản đồ đất xây dựng theo phương pháp phân loại của FAO/UNESCO năm 1996 tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1:50000, đất đai của huyện Định Quán được phân theo các nhóm sau:

- Nhóm đất xám (Acrisols): Chiếm tỷ lệ cao nhất (63, 42%) và là nhóm đất chính của huyện. Nhóm đất này gồm 4 loại: xám vàng, xám loang lổ, xám điển hình, xám có kết von. Trong đó đất xám vàng chiếm tới 80% nhóm đất xám. Nhóm đất này đa phần phát triển trên đá phiến và đá Granit, nghèo mùn, chất dinh dưỡng tổng số và dể tiêu thấp. Đất chua, nghèo cation trao đổi, CEC thấp. Đất nhẹ đến trung bình, thích hợp cho trồng cây màu (mía, bắp, đậu…), cây lâu năm (xoài, nhãn, điều…)

- Nhóm đất đá bọt (Andosols): chiếm 0.54%. Đất này được hình thành trên đá Bazalt, tầng đất lẫn nhiều đá, có khi có kết von. Do tầng đất hiện hữu có lẫn nhiều đá cục nên nhóm đất này ít có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp.

- Nhóm đất đỏ (Ferrasols): chiếm 13,17%. Được hình thành trên mẫu chất Bazalt, tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, dạng viên tơi xốp, giàu đạm và lân, các cation trao đổi cao. Thích hợp trồng cây lâu năm cao su, cà phê và cây ăn quả.

- Nhóm đất Gley (Gleysols): chiếm 0,77%. Chủ yếu được dùng để trồng lúa và các cây hoa màu ngắn ngày.

- Nhóm đất đen (Luvisols): chiếm 21,86%, đứng thứ hai về diện tích sau nhóm đất xám. Được hình thành trên mẫu chất Bazalt, với đặc tính giàu chất dinh dưỡng và chất hữu cơ dể tiêu, đặc biệt là hàm lượng lân tổng số và calcium, magne cao nên nhìn chung đất đen rất thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng trong nông nghiệp.

2. Tài nguyên rừng

Trước giải phóng, rừng bao phủ gần như 100% diện tích hiện nay của huyện.

Từ đó đến nay, diện tích rừng không ngừng tỷ lệ nghích với dân số của huyện. Địa bàn huyện có hai lâm trường lớn là lâm trường Tân Phú và lâm trường La Ngà. Tình trạng quản lý rừng không chặt chẽ và khai thác rừng bừa bãi làm cho diện tích rừng sụt giảm nghiêm trọng. Hiện nay rừng chỉ còn chiếm diện tích 32% diện tích tự nhiên.

- Trang 25 -

3. Tài nguyên khác - Tài nguyên khoáng sản

Hầu như không có ngoại trừ các loại đất đá làm vật liệu xây dựng, phân bố rời rạc trên địa bàn huyện. Tuy nhiên trữ lượng có hạn cũng như quy mô khai thác nhỏ lẻ nên không đóng góp nhiều vào giá trị sản xuất hàng năm của toàn huyện.

- Tài nguyên nhân văn

Có thể nói Định Quán được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên này với nhiều địa điểm rất có triển vọng để phát triển du lịch. Gần đây, chính quyền địa phương rất quan tâm đến lĩnh vự đầy hứa hẹn này, cụ thể việc đầu tư phát triển một số khu vực vui chơi, giải trí, dã ngoại như Khu văn hóa Đá Ba Chồng, Khu du lịch Thác Mai, suối nước nóng…Kết quả đã thu hút đước sự chú ý của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Tuy vậy, song song với việc khai thác thế mạnh du lịch của mình thì địa phương phải có cách bảo vệ chúng khỏi nguy cơ bị tàn phá do hậu quả luôn đi kèm của du lịch là ô nhiễm môi trường.

* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện Định Quán:

Huyện có vị trí khá thuận lợi, mạng lưới giao thông rộng khắp rất dể dàng cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Do vậy, có điều kiện mở mang phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú: đất đai đa dạng và có chất lượng khá tốt, khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đây là điều kiện quan trọng, tiên quyết để có thể phát triển một nền nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Môi trường trong lành, cảnh quan tương đối đẹp và đa dạng, tốt cho sức khỏe của con người nên tiềm năng du lịch là rất lớn.

* Những khó khăn chính:

Trước hết là vấn đề nước – nhân tố chính của cuộc sống. Vào mùa mưa, sông suối nhiều nơi chảy xiết do nhiều thác ghềnh, lũ quét, ngập úng gây thệt hại ở một số nơi vùng sâu vùng xa của huyện. Ngược lại, vào mùa khô nhiều nơi nguồn nước cạn kiệt trầm trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

Đất đai địa phương dể bị thoái hóa nếu không có biện pháp cải tạo và bảo vệ thích hợp. Nguyên nhân do địa hình cao, đồi gò lượn sóng, tầng đất lại khá mỏng gây quá trình xói mòn, rửa trôi lớn và quá trình phong hóa thổ nhưỡng diển ra mạnh mẽ nhất là vào mùa mưa

Có tiềm năng lớn về nông nghiệp nhưng hiệu quả kinh tế mà ngành này mang lại chưa tương xứng. Điều này do cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa hợp lý, chưa được chuyên môn hóa. Hơn nữa giá cả chưa thực sự ổn định. Đây là vấn đề địa phương đặc biệt quan tâm và tìm cách giải quyết.

II.1.3. Hiện trạng kinh tế - xã hội 1. Hiện trạng xã hội

- Dân số và lao động + Dân số

- Trang 26 -

Dân số của huyện là 225.000 người, mật độ dân số 233 người/km2, trong đó dân số thành thị chiếm 89,6%. Huyện có 29 dân tộc sinh sống trên địa bàn, trong đó dân tộc Kinh chiếm 75,1%, đứng thứ hai là dàn tộc Hoa (17,5%), còn lại là các dân tộc khác như Mường, Dao, Châu Ro…

+ Lao động

Huyện có 122.159 lao động trong độ tuổi, chiếm 56,6% dân số trung bình toàn huyện, trong đó số đang làm việc trong các ngành kinh tế là 103,104 người, chiếm 84,4%, chia ra:

Lao động trong ngành nông lâm thủy sản: 82.855 người, chiếm 80,3%.

Lao động phi nông nghiệp 20.249 người, chiếm 19,7%. Riêng lao động trong công nghiệp – xây dựng là 5.869 người, chiếm 5,7%.

Lực lượng lao động trẻ dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động có trình độ chuyên môn, kỷ thuật và tay nghề còn chiếm tỷ lệ thấp. Hầu hết số lao động kỷ thuật tham gia các nhà máy xí nghiệp, lĩnh vực hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh cá thể hoặc tham gia lao động tại các nhà máy, xí nghiệp ở các thành phố hoặc khu công nghiệp lớn ngoài huyện.

Bảng II.1: Cơ cấu nguồn lao động của huyện so sánh với tỉnh

Chỉ tiêu Huyện Định Quán Tỉnh Đồng Nai

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

TỔNG NGUỒN LAO ĐỘNG 122.159 100 1.379.640 100

1. Lao động làm việc trong nền

kinh tế 103.104 84,4 1.084.150 78,6

2. Lao động nội trợ và chưa có việc

làm 20.000 21,3 295.490 21,47

(Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Quán) Bảng II.2: Biến động sử dụng lao động các năm của huyện Định Quán

Chỉ tiêu Năm Biến động

Tăng bình quân năm (%)

2000 2005 2000 - 2005 2001 - 2005

1. Nông lâm nghiệp 79.817 83.000 3.187 0,8

2. Công nghiệp – xây dựng 5.211 6.320 1.109 3,9

3. Dịch vụ 9.713 15.500 7.787 9,8

(Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Quán) - Các vấn đề về môi trường

- Trang 27 -

Vấn đề bảo vệ môi trường những năm gần đây đã được quan tâm. Năm 2003 HĐND huyện đã có Nghị quyết chuyên đề số 37/2003 về một số biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn 2003 – 2005. Huyện đã tập trung vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân; đã lập đề án xây dựng bãi xử lý chất thải rắn ở xã Túc Trưng và phương án xử lý rác khu dân cư tập trung. Việc tổ chức thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn, bước đầu đã có một số cơ sở tư nhân thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Định Quán, cụm xã: Phú Vinh – Phú Lợi – Thị trấn Định Quán, Phú Túc – Túc Trưng, La Ngà. Tuy nhiên các vấn đề ô nhiễm khác như nguồn nước, không khí, khói bụi, khí thải công nghiệp …đặc biệt là nguồn nước chưa được quan tâm đúng mức.

2. Tình hình phát triển kinh tế

- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện + Về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng trong các nghành:

Nông lâm nghiệp – thủy sản là nghành sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của huyện đạt mức tăng trưởng bình quân là 8,2%/năm (cao hơn mức tăng trưởng bình quân trên lĩnh vực nông nghiệp cả tỉnh 4,3%/năm).

Ngành công nghiệp – TTCN: là nghành sản xuất có mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các ngành kinh tế của huyện, bình quân tăng 16,8% (thấp hơn mức tăng bình quân công nghiệp của tỉnh 17,6%/năm)

Ngành dịch vụ: có mức tăng trưởng đứng thứ nhì sau ngành công nghiệp của huyện, tăng 7,26%/năm (thấp hơn so với tỉnh 10,3%/năm).

+ Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển dịch dần theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ lên, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp – thủy sản đã giảm. Tuy nhiên, mức chuyển dịch còn thiếu bền vững và chưa đạt theo yêu cầu đặt ra, tỷ trọng ngành CN – TTCN tăng lên, nhưng mức tăng còn chậm và chưa vững chắc, giá trị sản xuất chưa cao.

- Thu nhập và mức sống dân cư

Do điểm xuất phát kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của huyện còn thấp cộng với tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nên thu nhập bình quân đầu người của huyện thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của tỉnh và đang có nguy cơ tụt hậu so với tỉnh và một số tỉnh khác.

II.2. Đánh giá biến động đất đai bằng phương pháp viễn thám và hệ thống thông

Một phần của tài liệu Ung dung cong nghe vien tham đánh giá biến động su dung dat huyen dinh quan giai doan 1995 2005 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w