II.2. Đánh giá biến động đất đai bằng phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
II.2.5. Đánh giá biến động
3. Đánh giá biến động đất đai
Từ bảng ma trận biến động sử dụng đất ta lập được bảng so sánh diện tích hai thời điểm như sau:
Bảng II.9: Bảng so sánh diện tích thời điểm 1995 và 2005
Loại đất Diện tích (ha) Biến động
(ha) Tỷ lệ (%)
Biến động (%)
1995 2005 1995 2005
Đất rừng 34.478,86 30.100,92 -4.377,94 36,07 31,49 -4,58
Đất mặt nước 21.263,52 18.657,56 -2.605,96 22,25 19,52 -2,73 Đất trồng cây
lâu năm 12.552,74 24.353,20 11.800,46 13,13 25,48 12,35
Đất trồng cây
hàng năm 21.931,91 13.344,05 -8.587,86 22,95 13,96 -8,99
Đất xây dựng 5.348,36 9.119,66 3.771,30 5,60 9,55 3,95
Tổng cộng 95.575,39 95.575,39 0 100,00 100,00 0
- Trang 55 -
Biểu đồ II.1: Tình hình biến động sử dụng đất huyện Định Quán
Sau 10 năm phát triển, tình hình sử dụng đất huyện Định Quán có nhiều thay đổi. Đất trồng cây hàng năm, đất trồng rừng, đất mặt nước giảm. Đất trồng cây lâu năm, đất xây dựng tăng. Trong đó, đất trồng cây lâu năm tăng mạnh nhất từ 13,13%
lên 25,48% (tăng 11.800,46 ha). Diện tích đất rừng giảm mạnh từ 36,07% còn 31,49%
(giảm 8.587,86 ha). Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo hướng chuyển từ cây hàng năm sang cây lâu năm, chuyển từ cây hàng năm sang đất ở, chuyển từ đất rừng sang trồng cây lâu năm.
Về sự phân bố:
• Đất rừng: biến động chủ yếu tập trung ở xã Gia Canh, xã Thanh Sơn
• Đất mặt nước: biến động tập trung ở xã Thanh Sơn, xã Ngọc Định, xã La Ngà, xã Túc Trưng
• Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm: biến động tập trung ở xã Phú Tân, xã Túc Trưng và xã La Ngà
• Đất xây dựng: biến động tập trung ở thị trấn Định Quán, xã Phú Túc, xã Túc Trưng, xã La Ngà
- Sự thay đổi của đất xây dựng năm 1995 và 2005
Theo phân tích ở bảng II.9 cho thấy có 3.799,35 ha đất chuyển sang đất xây dựng. Các loại đất đó là đất mặt nước, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm.
Trong đó, đất trồng cây hàng năm chuyển một diện tích lớn nhất sang đất xây dựng với 2.935,89 ha. Bên cạnh đó cũng có 28,05 ha đất xây dựng chuyển sang đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm. Sự chu chuyển trên thể hiện qua bảng sau:
- Trang 56 -
Bảng II.10: Chu chuyển của đất xây dựng
Đất xây dựng Chu chuyển
Đất rừng
Đất mặt nước
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây
hàng năm Tổng
Diện tích tăng (ha) 360,54 502,92 2.935,89 3.799,35
Diện tích giảm (ha) 13,05 14,99 28,05
Biến động (ha) 360,54 489,86 2.920,89 3.771,30
Hình II.24: Một phần đất xây dựng năm 1995 và 2005
Cùng với vị trí địa lý, một số chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nhằm nâng cao đời sống của người dân đã tác động rất lớn đến biến động đất xây dựng và quản lý đất đai trong huyện.
Sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu về nhà ở và đất tăng;
Quá trình đô thị hóa với việc xây dựng các khu công nghiệp, cũng cố phát triển cơ sở hạ tầng… gây áp lực đến việc sử dụng tài nguyên đất đai của huyện.
Sự tăng diện tích đất xây dựng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng; sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đến Huyện. Sự phát triển này tập trung chủ yếu ở Thị trấn Định Quán, xã Phú Túc, xã Túc Trưng và xã La Ngà.
- Sự thay đổi của đất trồng cây hàng năm năm 1995 và 2005
Đất trồng cây hàng năm biến động giảm 8.587,8560 ha. Do việc chuyển từ đất rừng, đất mặt nước, đất trồng cây lâu năm, đất xây dựng sang đất trồng cây hàng năm thấp hơn nhiều so với việc chuyển đất trồng cây hàng năm sang các loại đất trên. Đặc
- Trang 57 -
biệt là sự giảm mạnh của đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm (7.317,12 ha) và đất xây dựng (2.935,89 ha). Sự chu chuyển trên được thể hiện qua bảng sau:
Bảng II.11: Chu chuyển của đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây hàng
năm
Chu chuyển Đất
rừng Đất mặt
nước Đất trồng
cây lâu năm Đất xây
dựng Tổng
Diện tích tăng (ha) 718,83 1.568,80 869,94 14,99 3.172,56 Diện tích giảm (ha) 565,92 941,49 7.317,12 2.935,89 11.760,42 Biến động (ha) 152,91 627,31 -6.447,18 -2.920,89 -8.587,86
Hình II.25: Đất hàng năm chuyển đổi năm 1995 và 2005
Một diện tích lớn đất trồng cây hàng năm (2.935,89 ha) được chuyển sang đất xây nhà ở, các công trình, đường giao thông… cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Việc chuyển từ cây hàng năm có giá trị thấp sang cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như từ rau, đậu, bắp (vùng ít thích nghi) sang vùng trồng xoài, nhãn, quýt…là kết quả của sự mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Định Quán nên quan tâm hơn việc áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tạo giống, thâm canh để sản lượng các loại cây trồng tăng lên.
- Sự thay đổi của đất trồng cây lâu năm năm 1995 và 2005
Đất trồng cây lâu năm tăng đáng kể (11.800,46ha) do việc chuyển từ đất rừng, đất mặt nước, đất trồng cây hàng năm và đất xây dựng sang đất trồng cây lâu năm. Sự chu chuyển trên thể hiện qua bảng sau:
- Trang 58 -
Bảng II.12: Chu chuyển của đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây lâu
năm
Chu chuyển Đất
rừng
Đất mặt nước
Đất trồng cây hàng năm
Đất xây
dựng Tổng
Diện tích tăng (ha) 4.225,03 1.632,42 7.317,12 13,05 13.187,62
Diện tích giảm (ha) 14,31 869,94 502,92 1.387,17
Biến động (ha) 4.225,03 1.618,11 6.447,18 -489,86 11.800,46
Hình II.26: Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm năm 1995 và 2005 Nguyên nhân chính việc tăng diện tích đất trồng cây lâu năm là do việc chuyển phần lớn diện tích từ cây hàng năm sang (7.317,12 ha). Sự chuyển dịch diện tích này cho thấy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích đất trồng cây hàng năm có giá trị thấp sang đất trồng cây lâu năm có giá trị cao; chuyển dịch từ cây hàng năm có suất đầu tư lớn, kém hiệu quả sang đất trồng cây lâu năm có suất đầu tư thấp, hiệu quả hơn như từ cây mía, khoai mì…sang trồng xoài, điều…, một bộ phận nông dân có điều kiện về vốn đã mạnh dạn đầu tư chuyên canh các loại cây lâu năm có suất đầu tư lớn, có giá trị kinh tế cao như quýt, bưởi, sầu riêng…Hiện nay việc áp dụng khoa học kỷ thuất, cải tạo giống, thâm canh tăng vụ và tiếp cận với thị trường tiêu thụ nông sản là việc làm cần thiết.
- Sự thay đổi của đất rừng năm 1995 và 2005
- Trang 59 -
Năm 2005 Năm 1995
Theo phân tích của bảng II.9 cho thấy có 565,92 ha đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất rừng. Trong khi đó đất rừng lại chuyển sang đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm 4.943,86 ha. Sự chu chuyển trên được thể hiện qua bảng sau:
Bảng II.13: Chu chuyển của đất rừng
Hình II.27: Đất rừng chuyển thành đất trồng cây lâu năm và hàng năm Diện tích đất rừng giảm mạnh sang diện tích đất trồng cây lâu năm và hàng năm. Vì vậy công tác bảo tồn vốn rừng và phát triển diện tích đất rừng là công việc cần đặc biệt quan tâm. Tránh để tình trạng chắt phá, lấn chiếm rừng làm rẫy, công tác phòng chống cháy rừng cần được thực hiện tốt hơn.
- Sự thay đổi của đất mặt nước năm 1995 và 2005
Huyện có tài nguyên nước dồi dào do hai con sông lớn của Đông Nam Bộ chảy qua (sông Đồng Nai và sông La Nga) và hệ thống suối của Định Quán khá phong
- Trang 60 - Đất rừng
Chu chuyển Đất mặt
nước
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây hàng năm
Đất xây
dựng Tổng
Diện tích tăng (ha) 565,92 565,92
Diện tích giảm (ha) 4.225,03 718,83 4943,86
Biến động (ha) -4.225,03 -152,91 -4.377,94
Xã Gia Canh Xã Thanh Sơn
phú, quanh co uốn khúc rất đa dạng với nhiều ghềnh thác (thác Mai, thác Ba Giọt, thác Trời…). Hiện nay đất mặt nước của Huyện giảm diện tích đáng kể (2.605,96 ha) do việc chuyển từ đất mặt nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm và đất xây dựng. Sự chu chuyển trên được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng II.14: Chu chuyển của đất mặt nước Đất mặt nước
Chu chuyển Đất
rừng
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây hàng năm
Đất xây
dựng Tổng
Diện tích tăng (ha) 14,31 941,49 955,80
Diện tích giảm (ha) 1.632,42 1.568,80 360,54 3.561,76
Biến động (ha) -1.618,11 -627,31 -360,54 -2.605,96
Hình II.28: Đất mặt nước chuyển qua các loại đất khác giai đoạn 1995 - 2005 Sự chuyển dịch này chủ yếu diển ra ở các xã có hồ Trị An và sông La Ngà như Thanh Sơn, Ngọc Định, La Ngà, Túc Trưng.
- Trang 61 -