Khấu trừ gia cảnh

Một phần của tài liệu Mức khấu trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam (Trang 66 - 80)

CHƯƠNG 2: KHẤU TRỪ THUẾ TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2011

2.2 Khấu trừ gia cảnh

2.2.1 Tính hợp lý về khấu trừ gia cảnh hiện nay ở Việt Nam

Từ mức khởi điểm chịu thuế đến mức khấu trừ gia cảnh, khi xây dựng luật thuế thu nhập cá nhân, điều mà các chính phủ quan tâm nhất là xác định mức khởi điểm chịu thuế là bao nhiêu để thuế thu nhập cá nhân phát huy tốt vai trò của nó trong việc điều tiết thu nhập, kích thích nền kinh tế phát triển, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Mức khởi điểm thu nhập chịu thuế như hiện nay 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm) cao gấp 4,8 lần so với mức lương tối thiểu (830,000 đồng/tháng).

Thông tƣ 84/2008/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân

Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc nhƣ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.

Đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập chịu thuế từ kinh doanh đƣợc xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.

Mức khấu trừ gia cảnh đối với đối tƣợng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm và đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dƣỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dƣỡng.

Việc quy định mức khấu trừ gia cảnh cho người phụ thuộc đã là một bước tiến lớn trong việc hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân. Nhìn bề ngoài thu thuế theo hộ gia đình có vẻ hợp lý. Tuy nhiên muốn thực hiện đƣợc chế độ đó phải

có điều kiện là gia đình ổn định và phải đƣa ra đƣợc định nghĩa cụ thể về gia đình. Nếu đơn vị tính thuế là cá nhân, thì trước hết người nộp thuế cũng được phép khấu trừ các chi phí cho bản thân, chi phí nuôi con, nuôi bố mẹ già, chi phí nuôi người tàn tật. Trong thực tế ở nhiều nước, quy định này lại bị người nộp thuế lợi dụng việc khấu trừ cho con hoặc người phụ thuộc mà khấu trừ hai lần (nhất là trong trường hợp người phụ thuộc không ở cùng trong gia đình). Giải pháp khắc phục được nhiều nước áp dụng là mọi người thuộc diện kê khai khấu trừ phải kê mã số thuế cá nhân để cơ quan thuế kiểm soát. Mặc dù đơn vị tính thuế là cá nhân khó đạt đƣợc sự công bằng so với đơn vị tính thuế là gia đình song lại nhận đƣợc sử ủng hộ rộng rãi nhất, vì nó thích hợp với hệ thống thuế thu nhập chuẩn.

Các nhân tố tác động đến sự hình thành mức khấu trừ gia cảnh

Nhằm xác định các nhân tố tác động đến mức khấu trừ gia cảnh, Luận văn thu thập số liệu thống kê thứ cấp hàng quý, từ quí 1/1995 đến quí 1/2011, nhƣ trong bảng 2.5.

Bảng 2.5 : Các nhân tố tác động đến sự hình thành mức khấu trừ gia cảnh

STT Thời gian

Mức khấu trừ trong nước

Mức chi tiêu bình quân đầu người

Lương TT

GDP bình quân đầu người

Chỉ số giá (%) 1 Quý 1-1995 1,500,000 470,307 360,000 783,159 107.54 2 Quý 2-1995 1,500,000 470,307 360,000 781,604 111.46 3 Quý 3-1995 1,500,000 470,307 360,000 780,119 112.35 4 Quý 4-1995 1,500,000 470,307 360,000 777,574 112.91 5 Quý 1-1996 1,500,000 548,568 360,000 909,756 100.90 6 Quý 2-1996 1,500,000 548,568 360,000 910,169 98.80 7 Quý 3-1996 1,500,000 548,568 360,000 911,574 100.40 8 Quý 4-1996 1,500,000 548,568 360,000 920,254 101.40 9 Quý 1-1997 1,500,000 582,579 360,000 1,011,989 102.10

10 Quý 2-1997 1,500,000 582,579 360,000 1,036,620 101.08

STT Thời gian Mức khấu trừ trong nước

Mức chi tiêu bình quân đầu người

Lương TT

GDP bình quân đầu người

Chỉ số giá (%) 11 Quý 3-1997 1,500,000 582,579 360,000 1,039,544 101.99 12 Quý 4-1997 1,500,000 582,579 360,000 1,082,072 103.63 13 Quý 1-1998 1,500,000 629,709 360,000 1,173,068 103.00 14 Quý 2-1998 1,500,000 629,709 360,000 1,151,739 106.12 15 Quý 3-1998 1,500,000 629,709 360,000 1,191,299 107.82 16 Quý 4-1998 1,500,000 629,709 360,000 1,246,080 109.11 17 Quý 1-1999 1,500,000 663,000 360,000 1,277,604 102.91 18 Quý 2-1999 1,500,000 663,000 360,000 1,281,560 101.57 19 Quý 3-1999 6,000,000 663,000 360,000 1,286,436 100.16 20 Quý 4-1999 6,000,000 663,000 360,000 1,179,440 100.05 21 Quý 1-2000 6,000,000 712,113 540,000 1,389,470 100.88 22 Quý 2-2000 6,000,000 712,113 540,000 1,394,298 99.08 23 Quý 3-2000 6,000,000 712,113 540,000 1,403,264 98.39 24 Quý 4-2000. 6,000,000 712,113 540,000 1,436,075 99.47 25 Quý 1-2001 6,000,000 785,616 630,000 1,485,713 100.00 26 Quý 2-2001 6,000,000 785,616 630,000 1,488,259 99.30 27 Quý 3-2001 9,000,000 785,616 630,000 1,524,503 99.59 28 Quý 4-2001 9,000,000 785,616 630,000 1,532,851 100.79 29 Quý 1-2002 9,000,000 807,000 630,000 1,627,150 102.50 30 Quý 2-2002 9,000,000 807,000 630,000 1,638,344 102.91 31 Quý 3-2002 9,000,000 807,000 630,000 1,648,892 103.11 32 Quý 4-2002 9,000,000 807,000 630,000 1,653,197 104.04 33 Quý 1-2003 9,000,000 992,814 870,000 1,844,405 102.50 34 Quý 2-2003 9,000,000 992,814 870,000 1,850,746 102.09 35 Quý 3-2003 9,000,000 992,814 870,000 1,856,489 101.79 36 Quý 4-2003 9,000,000 992,814 870,000 1,867,856 103.01 37 Quý 1-2004 9,000,000 1,080,000 870,000 2,140,674 104.97 38 Quý 2-2004 9,000,000 1,080,000 870,000 2,145,583 107.29 39 Quý 3-2004 15,000,000 1,080,000 870,000 2,147,491 108.80

STT Thời gian Mức khấu trừ trong nước

Mức chi tiêu bình quân đầu người

Lương TT

GDP bình quân đầu người

Chỉ số giá (%) 40 Quý 4-2004 15,000,000 1,080,000 870,000 2,148,718 109.67 41 Quý 1-2005 15,000,000 1,087,560 870,000 2,453,437 103.73 42 Quý 2-2005 15,000,000 1,087,560 870,000 2,459,806 105.29 43 Quý 3-2005 15,000,000 1,087,560 870,000 2,465,864 106.99 44 Quý 4-2005 15,000,000 1,087,560 1,050,000 2,469,902 108.71 45 Quý 1-2006 15,000,000 1,380,000 1,050,000 2,676,444 102.81 46 Quý 2-2006 15,000,000 1,380,000 1,050,000 2,681,993 104.05 47 Quý 3-2006 15,000,000 1,380,000 1,050,000 2,689,391 105.20 48 Quý 4-2006 15,000,000 1,380,000 1,350,000 2,700,321 106.57 49 Quý 1-2007 15,000,000 1,393,800 1,350,000 3,345,428 103.12 50 Quý 2-2007 15,000,000 1,393,800 1,350,000 3,353,569 105.40 51 Quý 3-2007 15,000,000 1,393,800 1,350,000 3,368,390 107.52 52 Quý 4-2007 15,000,000 1,393,800 1,350,000 3,357,535 112.75 53 Quý 1-2008 15,000,000 2,115,000 1,620,000 3,847,200 109.27 54 Quý 2-2008 15,000,000 2,115,000 1,620,000 3,864,480 118.46 55 Quý 3-2008 15,000,000 2,115,000 1,620,000 4,017,360 121.93 56 Quý 4-2008 15,000,000 2,115,000 1,620,000 4,033,920 119.87 57 Quý 1-2009 12,000,000 2,147,571 1,620,000 4,807,825 101.32 58 Quý 2-2009 12,000,000 2,147,571 1,620,000 4,891,425 102.68 59 Quý 3-2009 12,000,000 2,147,571 1,620,000 4,898,850 104.11 60 Quý 4-2009 12,000,000 2,147,571 1,620,000 4,967,875 106.52 61 Quý 1-2010 12,000,000 2,158,953 1,620,000 5,418,940 104.73 62 Quý 2-2010 12,000,000 2,158,953 2,190,000 5,518,700 102.20 63 Quý 3-2010 12,000,000 2,158,953 2,190,000 5,577,570 102.60 64 Quý 4-2010 12,000,000 2,158,953 2,190,000 5,655,000 102.20 65 Quý 1-2011 12,000,000 2,204,292 2,190,000 6,486,350 102.20

-Chính phủ (1991,1994,1997,1999,2001,2004), Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

- Quốc Hội(2007),Luật Thuế thu nhập cá nhân.

-Tổng cục thống kê (2011), Mức chi tiêu bình quân đầu người.

-Chính phủ( 2000,2003,2004,2005,2006 ), Mức lương tối thiểu.:

-Tổng cục thống kê (2011), GDP bình quân đầu người - Tổng cục thống kê (2011), Chỉ số giá

Phương án 1 - dựa vào mức lương tối thiểu Gọi Y là mức khấu trừ gia cảnh

Gọi X1 là mức lương tối thiểu, X2 là mức chi tiêu bình quân đầu người, X3 là tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân đầu người, và X4 là chỉ số giá .

Y= f (X1, X2, X3, X4)

Y = β0+ β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4

Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy

Hồi quy Binary Logistic đòi hỏi việc kiểm định giả thiết hệ số hồi quy khác không, giả sử nếu hệ số hồi quy β0 và β1 đều bằng không thì tỷ lệ chênh lệch giữa các xác suất sẽ bằng 1, tức xác suất để sự kiện xảy ra hay không xảy ra nhƣ nhau, lúc đó mô hình hồi quy không có ý nghĩa trong việc dự đoán.

Bảng 2.6 Theo phương pháp forward

Mẫu

Hệ số chƣa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

Giá trị

T(t)

-Stat

Mức ý nghĩa thống Sig.

Thống kê cộng tuyến

β Sai số

chuẩn B Tolerance Sai số

chuẩn

1 Tham số tự do β0 2,070,532 832,128 2.488 0.015 Mức lương tối thiểu 7.319 0.793 0.758 9.231

2.588799 93569584

7E-13 1.000 1.000

2 Tham số tự do β0 1,993,979 804229.529 2.479 0.016

Mức lương tối thiểu 15.412 3.517 1.597 4.382 0.000 0.047 21.101 Tổng sản phẩm quốc

nội bình quân đầu người

-3.050 1.294 -0.859 -2.357 0.022 0.047 21.101

Bảng 2.7 Theo phương pháp stepwise

Mẫu

Hệ số chƣa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

Giá trị

T(t)

-Stat

Mức ý nghĩa thống Sig.

Thống kê cộng tuyến

β Sai số

chuẩn Β Tolerance VIF

1

Tham số tự do β

0 2,070,532 832,128 2.488 0.015

Mức lương tối thiểu 7.319 0.793 0.758 9.231

2.588799 93569584

7E-13 1.000 1.000

2

Tham số tự do β

0 1,993,979 804,229 2.479 0.016

Mức lương tối thiểu 15.412 3.517 1.597 4.382 0.000 0.047 21.101 Tổng sản phẩm quốc nội

bình quân đầu người -3.050 1.294 -.859 -2.357 0.022 0.047 21.101

Theo 02 phương pháp forward và stepwise này chỉ có mức lương tối thiểu có ý nghĩa thống kê với sig. là 0.00 < 0.05 và không có hiện tƣợng đa cộng tuyến với VIF < 10 là 1, giá trị t là 9.231 .

Từ các phương pháp trên, các biến độc lập X2 mức chi tiêu bình quân đầu người , X3 tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân đầu người , X4 chỉ số giá bị loại khỏi mô hình là do các kiểm định tính không phù hợp với mô hình, có hiện tượng đa cộng tuyến (có VIF lớn hơn 10), và tính ổn định phương sai của sai số đã thực hiện có hiện tƣợng vi phạm, mức ý nghĩa thống kê sig. lớn hơn 0.05, không có ý nghĩa thống kê, các biến trên không có ảnh hưởng đến Y mức khấu trừ gia cảnh. Riêng theo bảng 2.10 và 2.11, trong mô hình này biến mức lương tối thiểu X1 có ý nghĩa thống kê, có ảnh hưởng đến mức khấu trừ gia cảnh Y .

Kiểm định giả thiết

Kiểm định giả thiết về mối tương quan giữa 2 biến định lượng Y mức khấu trừ gia cảnh và X1 mức lương tối thiểu:

Thiết lập giả thiết:

H0: β1= 0 ( X1 không ảnh hưởng đến Y) H1: β1 ≠ 0 (X1 có ảnh hưởng đến Y) Cách 1 :

Với độ tin cậy γ = 95% => α =0.05

P-Value (X1 ) = 0.00 ≤ 0.05, bác bỏ H0 chấp nhận H1, ở mức ý nghĩa 95%, biến mức lương tối thiểu X1 có ý nghĩa thống kê, có ảnh hưởng đến mức khấu trừ gia cảnh Y .

Cách 2:

Nếu T-Stat ≥ t α/2, n-k => Bác bỏ H0 chấp nhận H1 Theo bảng 3.10 , 3.11 , mẫu 1: giá trị T-Stat = 9.231

t α/2, n-k = Tinv( 0.05, 65-2) = Tinv( 0.05, 63) = 1,998341

T-Stat = 9.231 ≥ 1,998341 => Bác bỏ H0 chấp nhận H1, ở mức ý nghĩa 95%, biến mức lương tối thiểu X1 có ý nghĩa thống kê, có ảnh hưởng đến mức khấu trừ gia cảnh Y .

Bảng 2.8 Tóm tắt theo biến độc lập là mức lương tối thiểu Tóm tắt mô hình

Bảng kết quả hồi quy

Mẫu R R2 R2 điều chỉnh Sai số ƣớc tính

1 0,758 a 0,575 0,568 3489518,588

(Nguồn : Tác giả tự tính) : Có R2 điều chỉnh là 0,568

a. Dự báo: Hằng số , Lương tối thiểu b. Biến phụ thuộc : Mức khấu trừ gia cảnh

Bảng 2.9 Kết quả tổng hợp

Mẫu

Hệ số chƣa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn

hóa Giá

trị (t)

Mức ý nghĩa thống

Sig.

Thống kê cộng tuyến

β chuẩnSai số B Tolerance VIF

Hằng số β0 2,070,532 832,128 2,488 0,015

Lương tối thiểu 7,319 0,793 0,758 9,231 0,000 1,000 1,000

(Nguồn : Tác giả tự tính)

Biến phụ thuộc : Mức khấu trừ gia cảnh

Mô hình có R2 điều chỉnh là 0,568 cho biết có 56,8 % mức khấu trừ gia cảnh được giải thích bởi biến mức lương tối thiểu trong mô hình hồi quy. Các kiểm định tính phù hợp với mô hình, hiện tƣợng đa cộng tuyến (có VIF =1, nhỏ hơn 10) và tính ổn định phương sai của sai số đã thực hiện không có hiện tượng vi phạm.

Phương trình hồi quy dự đoán mức khấu trừ gia cảnh được xác định như sau:

Y = β0+ β1 X1 = 2 070 532 + 7,319 X1 (1)

Mức khấu trừ gia cảnh = 2,070,532 + 7,319* Lương tối thiểu

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lương tối thiểu tăng 1 đơn vị thì mức khấu trừ gia cảnh tăng 7,319 đơn vị, như vậy khi lương tối thiểu là 830,000 đồng /tháng thì mức khấu trừ gia cảnh một tháng phải là:

(2,070,532 +( 7,319 *830,000*3))/3 = 6,764,947 đồng Phương án 2 - dựa vào mức chi tiêu bình quân đầu người

Bảng 2.10

Phương án 2 : Theo biến độc lập là mức chi tiêu bình quân đầu người

Biến Kết quả hồi

qui Sai số chuẩn Thống kê t

Mức ý nghĩa thống kê

sig.

Mức chi tiêu bình quân

đầu người 6.765960 0.767498 8.815605 0.0000

Hằng số 1,092,173. 963,624.8 1.133400 0.2613

R2 0.552286 Ý nghĩa phương sai phụ thuộc 8,630,769

R2 điều chỉnh 0.545180 S.D. phương sai phụ thuộc 5,310,130

S.E. của hồi qui 3,581,171. Tiêu chuẩn thông tin Akaike 33.05056

Tổng bình phương resid 808*1012 Tiêu chí Schwarz 33.11747

Đăng nhập khả năng -1072.143 Hannan-Quinn criter. 33.07696

Durbin-Watson stat 0.131505 F- Thống kê 77.71489

(Nguồn : Tác giả tự tính)

Sau khi sử dụng phần mềm Eviews, ta có R2 điều chỉnh là 0,545 cho biết có 54,5 % mức khấu trừ gia cảnh đƣợc giải thích bởi các biến trong mô hình hồi quy.

Các kiểm định tính phù hợp với mô hình, hiện tƣợng đa cộng tuyến và tính ổn định phương sai của sai số đã thực hiện không có hiện tượng vi phạm

Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy

Phương trình hồi quy dự đoán mức khấu trừ gia cảnh được xác định như sau:

Y = β0+ β2 X2 Kiểm định giả thiết

Kiểm định giả thiết về mối tương quan giữa 2 biến định lượng Y mức khấu trừ gia cảnh và X2 mức chi tiêu bình quân đầu người:

Thiết lập giả thiết:

H0: β1= 0 ( X2 không ảnh hưởng đến Y) H1: β1 ≠ 0 (X2 có ảnh hưởng đến Y) Cách 1 :

Với độ tin cậy γ = 95% => α =0.05 : P-Value (X2 ) = 0,000 ≤ 0.05, bác bỏ H0 chấp nhận H1, ở mức ý nghĩa 95%, biến X2 mức chi tiêu bình quân đầu người có ý nghĩa thống kê, có ảnh hưởng đến mức khấu trừ gia cảnh Y .

Cách 2:

Nếu T-Stat ≥ t α/2, n-k => Bác bỏ H0 chấp nhận H1 Theo bảng 2.11 : giá trị T-Stat = 8.815605

t α/2, n-k = Tinv( 0.05, 65-2) = Tinv( 0.05, 63) = 1,998341

T-Stat = 8.815605 ≥ 1,998341 => Bác bỏ H0 chấp nhận H1, ở mức ý nghĩa 95%, biến X2 mức chi tiêu bình quân đầu người có ý nghĩa thống kê, có ảnh hưởng đến mức khấu trừ gia cảnh Y .

Nhƣ vậy, mức khấu trừ gia cảnh phụ thuộc tuyến tính vào mức chi tiêu bình quân đầu người như sau:

Y = 1092173 + 6,76596 X2 (2)

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi mức chi tiêu bình quân đầu người tăng 1 đơn vị thì mức khấu trừ gia cảnh tăng 6,76596 đơn vị, như vậy khi mức chi tiêu bình quân đầu người là 734,764 đồng /tháng thì mức khấu trừ gia cảnh một tháng phải là:

(1,092,173 + ( 6,76596 *734,764 *3))/3 = 5,335,441 đồng 2.3. Những thành công

Hiện nay, các khoản thu từ thuế thu nhập cá nhân đóng góp cho ngân sách 29.000-30.000 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, khoảng 70% số thuế đƣợc thu từ đối tượng làm công ăn lương; 12% thu từ các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, tương đương 3.600 tỷ đồng. Còn lại là từ các khoản thu nhập khác. Riêng thu thuế thu nhập cá nhân năm 2011 tăng 23,7% so với thực hiện năm 2010, tổng tiền thu thuế thu nhập cá nhân là gần 24.000 tỉ đồng. Trong số này, gần 60% là từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, đóng góp không nhỏ cho tổng số thu trên, theo Bộ Tài chính, có phần rất lớn từ người nước ngoài làm việc tại Việt

Nam. Và những người đóng thuế thu nhập cá nhân là đối tượng chấp hành tốt nhất, đóng

góp chăm chỉ nhất nhưng cũng dễ bị tổn thương nhất do thu nhập đa số chưa cao, chủ yếu là trung lưu.

Những thành công thuế đạt hiệu quả khi chi phí bỏ ra cả chi phí hành chính và chi phí xã hội là thấp nhất trong khi đó số tiền thuế thu đƣợc là cao nhất. Điều này đƣợc cân nhắc khi xác định các loại thu nhập miễn thuế , điển hình đối với thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp, vì thuế thu đƣợc khá nhỏ (với mức thu nhập thấp) so với chi phí bỏ ra (thu thuế nơi vùng xâu, vùng xa, công tác tuyên truyền- hướng dẫn- hành thu đều cao).

Bên cạnh những hiệu quả có thể tính đƣợc, yêu cầu về tính hiệu quả của luật thuế còn có thể đƣợc thể hiện thông qua vai trò của nó đối với quá trình quản lý xã hội. Chẳng hạn nhƣ, việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân, mức thuế suất thích hợp sẽ thúc đẩy người lao động tăng cường làm việc để tăng thêm thu nhập cho bản thân, làm giàu cho xã hội. Vì vậy, công tác nghiên cứu tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với cung lao động và cung tiết kiệm, sự lựa chọn nghề nghiệp (nếu có) cần phải đƣợc thực hiện ngay sau một thời gian triển khai thuế thu nhập cá nhân nhằm kịp thời có bước điều chỉnh hợp lý.

2.4 Những khuyết điểm cần khắc phục

Với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế cũng nhƣ phải thực hiện các chính sách xã hội ngày càng toàn diện hơn, chính sách thuế điều tiết thu nhập cá nhân của Việt Nam còn những nhƣợc điểm cơ bản :

Mức điều tiết chƣa hợp lý, chƣa bao quát hết đặc điểm của đối tƣợng nộp thuế, chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế, phân biệt thuế suất áp dụng cho thu nhập của người Việt Nam và của người nước ngoài, áp dụng thuế suất thuế thu nhập cá nhân toàn phần đối với người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam từ 25%

trước năn 2009 giảm còn 20% , tuy nhiên thuế suất này vẫn còn cao, mặc dù có tác dụng khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng lao động trong nước tuy nhiên làm hạn chế

về mặt sử dụng lao động nước ngoài với trình độ kỹ thuật cao ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất trong nước.

Miễn thuế trong thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam chƣa bao quát hết các đối tƣợng chịu thuế và miễn thuế, trong 14 loại miễn thuế thu nhập cá nhân chú trọng nhiều đến lĩnh vực bất động sản gồm có 6 loại, chỉ có loại thứ 9 và 10 có ảnh hưởng đến người lao động thu nhập tiền lương, tiền công làm việc ngoài giờ, chƣa đề cập đến những khoản miễn thuế thu nhập cá nhân cho lực lƣợng sinh viên, học sinh làm việc ngoài giờ đi học.

Một phần của tài liệu Mức khấu trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam (Trang 66 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w