CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH KHẤU TRỪ THUẾ TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM
3/ Giai đoạn hiện tại năm 2012 : Theo kịch bản yếu đƣợc thực hiện theo mức chi tiêu bình quân đầu người
Y = 1092173 + 6,76596 X2 (2)
Mức khấu trừ gia cảnh phụ thuộc tuyến tính vào mức chi tiêu bình quân đầu người là 5,335,441 đồng/người/tháng.
Ƣu điểm :
Có mức khấu trừ gia cảnh duy nhất cho tất cả các đối tƣợng, việc tính toán bảng lương đơn giản và gọn nhẹ.
Nhƣợc điểm :
Không có sự phân chia vùng để tạo sự công bằng, hợp lý giữa mức khấu trừ gia cảnh của người lao động có mức sống khác nhau giữa các vùng miền, đồng thời không kích thích việc giãn dân về các vùng miền xa xôi và không phân bổ hợp lý lại nguồn lao động trên cả nước.
Việc xác định mức chi tiêu bình quân đầu người này phải tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức khi thống kê mức chi tiêu bình quân đầu người của các tỉnh sau đó tổng hợp cả nước, thường việc thống kê kéo dài thường kỳ 2 năm một lần.
Từ 3 kịch bản trên, trong giai đoạn đầu nền kinh tế còn khó khăn cần sự đóng góp của nhân dân cả nước do đó theo kịch bản trung bình có thể áp dụng ngay trong giai đoạn này để tận dụng sức người sức của đóng góp vào ngân sách nhà nước và kịch bản yếu chỉ để tham khảo và không có sức thuyết phục để trở thành chính sách thuế, riêng kịch bản phấn đấu có thể xem xét và trong chừng mực giai đoạn phát triển kinh tế xã hội có thể áp dụng cho những năm sau này.
Mức khấu trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2010 của Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh mức chi tiêu bình quân đầu người là 2,237,228 đồng 9, do đó cần có sự xem xét về mức khấu trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là 1,600,000 đồng không còn phù hợp trong thời gian hiện tại, đề xuất nâng mức về mức khấu trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là 2,500,000 đồng / người/tháng. Việc thay đổi mức khấu trừ gia cảnh cho người phụ thuộc ảnh hưởng theo mức khấu trừ gia cảnh của người lao động ở từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.
Giải pháp phụ trợ
Phát triển hạ tầng vật chất của ngành thuế Hệ thống thông tin nội bộ
Phần mềm khai báo thuế thu nhập cá nhân, phát triển cơ sở hạ tầng ngành thuế, cơ sở hạ tầng ngành thuế cũng cần phải tiếp tục đƣợc hoàn thiện nhằm gia tăng tính hiệu quả của công việc, giảm thiểu thời gian v à chi phí cho chủ thể nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
Phần mềm khai báo thuế thu nhập cá nhân
Xây dựng chế độ thông tin thống kê thuế dựa trên hệ thống thông tin dữ liệu tập trung tại cấp trung ƣơng với sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và hệ thống máy tính hiện đại nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê tập trung, đầy đủ, chính xác và chi tiết đến từng đối tƣợng nộp thuế phục vụ cho việc phân tích thông tin theo nhiều cấp độ khác nhau, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo và cung cấp
9 Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh( 2011), điều tra sơ bộ về mức chi tiêu bình quân đầu người.
thông tin cho việc hoạch định chính sách, chiến lƣợc của ngành, thiết lập hệ thống tính thuế thu nhập cá nhân tự động nhằm kết nối thông tin trong hệ thống thuế;
giữa thuế và kho bạc; hoàn thiện hệ thống “tự tính, tự khai và tự nộp thuế” theo dự án IMF ( Quỹ tiền tệ Quốc tế); xây dựng chương trình đối chiếu hóa đơn; đăng ký thuế thu nhập và xây dựng hệ thống xử lý tính thuế thu nhập cá nhân…
Kiểm tra thuế
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức tuân thủ của đối tƣợng nộp thuế Xây dựng hệ thống pháp luật thuế nhằm giữ vững vị trí nguồn thu từ thuế trong kết cấu ngân sách nhà nước. Khi mục tiêu thu ngân sách trong năm 2006- 2010 có xu hướng tăng hai lần so với giai đoạn 2001-2005; trong đó động viên từ thuế chiếm 20-21% tổng sản phẩm quốc nội GDP. Yêu cầu đặt ra cho hệ thống pháp luật thuế là phải tìm ra các phương thức thích hợp để tăng nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân nhƣ sau:
Cần xác định đúng và đủ phạm vi điều chỉnh của thuế.
Việc xác định đúng và đủ phạm vi áp dụng không chỉ đảm bảo nguyên tắc công bằng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế mà còn là biện pháp tăng thu thực tế và tạo cơ sở pháp lý ổn định các loại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Rừ ràng chuyển hộ kinh doanh cỏ thể sang chịu thuế thu nhập cỏ nhõn đó mở rộng diện chịu thuế so với qui định Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nhƣng nếu xét cụ thể hơn, nguồn thu có thể lại bị giảm do qui định về ngƣỡng chịu thuế . Tuy nhiên sẽ có hàng loạt các đối tƣợng, các loại thu nhập nằm trong diện chịu thuế của loại thuế mới, nhƣ: thu nhập từ đầu tƣ chứng khoán, thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn, thu nhập từ chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất… Điều cần thiết là chúng ta phải khai thác đƣợc nguồn thu mới này, đảm bảo bù đắp đƣợc lƣợng bị giảm.
Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh theo đúng qui định để xác định thu nhập tính thuế đúng đắn , xác định đƣợc thuế thu nhập cá nhân đƣợc hoàn và phải nộp thêm. Trong giai đoạn hiện tại , người có thu nhập dưới 500,000,đồng/
người/tháng bị khấu trừ tại nguồn 10%, và thu nhập chịu thuế hàng năm dưới
48,000,000 đồng ( không có đăng ký người phụ thuộc), thường đến cơ quan thuế đề nghị hoàn trả, số lƣợng này rất đông: giáo viên thỉnh giảng, hoa hồng đại lý, văn nghệ sỹ,..do đó cơ quan thuế phải tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế với khối lượng công việc lớn. Việc thu nhập dưới 500,000 đồng bị khấu trừ tại nguồn 10% đƣợc điều chỉnh lên 1,000,000 đồng từ 19/9/2011 giảm bớt áp lực về số lượng người đến cơ quan thuế đề nghị hoàn thuế, phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế.
Kiểm tra thuế dựa theo rủi ro
Quản lý kê khai khấu trừ gia cảnh, ở các nước tiên tiến, để quản lý gia cảnh của người nộp thuế, các cơ quan lý đã xây dựng hồ sơ từng cá nhân ngay từ khi họ đƣợc sinh ra nên rất thuận lợi. Nhƣng với Việt Nam, vì điều kiện cơ sở dữ liệu về công dân chưa được quản lý tập trung, cơ sở dữ liệu để quản lý người nộp thuế phải thiết lập lại từ đầu, nên chắc chắn trong 2-3 năm đầu triển khai, việc quản lý người phụ thuộc sẽ không tránh khỏi sự lúng túng và cũng sẽ là kẽ hở để các cá nhân lợi dụng.
Để khắc phục điều này các dữ liệu do người nộp thuế khai cần được lưu giữ trên hệ thống, trên cơ sở đó, cơ quan thuế đƣợc quyền kiểm tra, kiểm soát trong phạm vi 3-5 năm. Trong 3-5 năm đó, bằng nhiều biện pháp kiểm tra chéo, nếu phát hiện số liệu cá nhân khai không khớp giữa các năm, cơ quan thuế sẽ có quyền truy ngƣợc lại để kiểm tra và xử lý theo luật định.
Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan nhƣ thuế, ngân hàng, công an…
Về mặt quản lý, cơ quan thuế kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị của đơn vị chi trả thu nhập và hội đồng tư vấn thuế phường, xã để nắm chắc thông tin về người nộp thuế và thông tin người phụ thuộc, trên cơ sở đó kiểm soát trở lại việc kê khai của cá nhân nộp thuế..
Về mặt công nghệ, ngay sau khi cá nhân nộp thuế nộp bản khai và hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thì toàn bộ những dữ liệu về thu nhập của cá nhân nộp thuế cũng sẽ đƣợc các đơn vị chi trả thu nhập khai và đƣợc nhập vào dữ liệu
quản lý của cơ quan thuế. Cá nhân có thu nhập khai mang tính chất đột biến, có dấu hiệu khai không đúng thì dữ liệu máy tính sẽ báo để cơ quan thuế biết. Cơ chế này sẽ càng hoàn thiện khi hệ thống liên kết thông tin giữa ngân hàng và cơ quan thuế đƣợc thiết lập hoàn chỉnh.
KẾT LUẬN
Việc xây dựng mức khấu trừ gia cảnh khi xác định thuế thu nhập cá nhân trong từng giai đoạn phát triển của đất nước là một trong những giải pháp hết sức cần thiết nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực, đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo.
PHẦN KẾT LUẬN
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thuế các quốc gia, tác động mạnh mẽ đến đời sống của mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Trên thế giới, đây là sắc thuế đƣợc áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam , Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao - Phạm vi áp dụng hẹp của thuế thu nhập cá nhân đã đƣợc áp dụng từ năm 1991 đến nay song qua gần 20 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế về mức khởi điểm chịu thuế. Trong chiến lƣợc cải cách thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng, việc Quốc hội đã thông qua Luật thuế thu nhập cá nhân tháng 11/2007 là một bước tiến đáng kể trong quá trình hoàn thiện thuế thu nhập cá nhân. Song Luật vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là những biện pháp để thực thi Luật thuế này trong thực tiễn của Việt Nam. Những hạn chế còn tồn tại sẽ làm chính sách thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam không phát huy hết đƣợc vai trò của nó trong việc đảm bảo phân phối thu nhập công bằng trong xã hội, chƣa phát huy đƣợc hiệu quả về kinh tế - xã hội và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế, gây cản trở quá trình hội nhập của nước ta.
Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết đƣợc một số vấn đề cơ bản:
Hệ thống hóa vấn đề cơ bản của thuế thu nhập cá nhân từ góc độ lý luận và thực tiễn: phạm trù thu nhập, thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân, phân tích đƣợc mức khởi điểm chịu thuế, mức khấu trừ gia cảnh của sắc thuế này.
Phân tích xu hướng áp dụng và cải cách thuế thu nhập cá nhân trên thế giới cả về nội dung sắc thuế và kinh nghiệm thực thi thuế thu nhập cá nhân. Phân tích, đánh giá quá trình thực thi thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Xuất phỏt từ mục tiờu đề ra, luận văn đó chỉ rừ những thành cụng, những hạn chế trong quá trình thực thi luật thuế thu nhập cá nhân và chỉ ra đƣợc nguyên nhân của những hạn chế đó.
Phân tích những điểm mới, tính khả thi và những vấn đề còn tồn tại của Luật thuế thu nhập cá nhân đƣợc Quốc hội thông qua tháng 11/2007 và chính thức đƣợc áp dụng từ 1/2009.
Trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực trạng áp dụng thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, cũng nhƣ từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực thi thuế thu nhập cá nhân của một số nước trên thế giới, luận văn đã đưa ra các quan điểm, các giải pháp xác định mức khấu trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong thời gian tới.
Luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam cần thể hiện tính toàn diện từ đối tượng nộp thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế, phương pháp tính thuế, ngƣỡng thu thuế, thuế suất, khấu trừ thuế, hoàn thuế. Bên cạnh đó, các quy định của Luật sửa đổi cũng nên theo hướng chi tiết, cụ thể và phù hợp với thông lệ quốc tế để dễ áp dụng trong thực tế, có hiệu quả trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và hợp lòng dân khi thực thi luật thuế.
Thuế là nghĩa vụ của mọi công dân, mỗi người đóng góp một ít sẽ góp phần nào đó để chung tay xây dựng đất nước. Cần phải đặt ngân sách Nhà nước với người dân, tất cả các khoản chi tiêu hiện nay đều đặt gánh nặng lên ngân sách Nhà nước. Càng lạm phát thì càng cần phải xử lý các vấn đề đối với bà con vùng sâu, vùng xa, những vùng gặp khó khăn... Những khoản chi từ ngân sách mà Thuế là một trong số nguồn đó. Nói chung là người dân ai cũng muốn được miễn giảm gia cảnh, bớt phải đóng thuế tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung thì ngân sách Nhà nước cũng rất cần được chia sẻ. Một chính sách thuế thu nhập cá nhân khi xác định hợp lý mức khấu trừ gia cảnh sẽ đem lại tác động to lớn trong việc nâng cao đời sống cho nhân dân Việt nam đồng thời đem lại nguồn thu hợp lý cho ngân sách nhà nước, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO