Các quy chuẩn của bản đồ số địa chính a. Chuẩn hệ quy chiếu

Một phần của tài liệu DO AN tốt nghiệp chuyên ngành trắc địa : Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính khu vực quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 20 - 39)

Hệ quy chiếu của bản đồ số địa chính đồng nhất với hệ quy chiếu của bản đồ địa chính thông thường về Elipxoid thực dụng, mặt quy chiếu độ cao, kinh tuyến trục và lưới chiếu tọa độ vuông góc phẳng.

Khi thành lập bản đồ địa chính dạng số, mọi đối tượng bản đồ đều được thể hiện trong cùng một hệ quy chiếu không gian. Ngoài ra còn sử dụng thêm

một số yếu tố tham chiếu khác để đảm bảo tính duy nhất khi nhận dạng, tìm kiếm các yếu tố trong phạm vi tờ bản đồ hoặc trong khu vực đo vẽ.

Cơ sở toán học của bản đồ địa chính được chuẩn hóa cho từng tỉnh tính theo quy phạm quy định thống nhất

- Hệ tọa độ, độ cao nhà nước VN – 2000.

- Múi chiếu UTM 30, hệ số tham chiếu trên kinh tuyến trục m = 0,9999 - Kinh tuyến trục địa phương cho từng tỉnh

Cơ sở toán học bản đồ địa chính được phần mềm thành lập bản đồ địa chính FAMIS chuẩn hóa qua định nghĩa file khởi tạo ban đầu( seed file). Khi tạo một file bản đồ mới, người sử dụng nên dùng Seed file đã được định nghĩa trước bằng FAMIS.

Các phần mềm thành lập bản đồ chuyên dụng đều đảm bảo có thể tính toán chuyển đổi giữa các hệ tọa độ trắc địa thông dụng.

b. Chuẩn khuôn dạng dữ liệu đồ họa

- Khuôn dạng ( fomat ) dữ liệu bản đồ số địa chính cần tuân theo dạng chuẩn quy định. Việc lựa chọn khuôn dạng dữ liệu cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Khuôn dạng dữ liệu được công bố và sử dụng rộng rãi

- Khuôn dạng dữ liệu có thể biểu diễn thuận lợi các đối tượng đa dạng của bản đồ địa chính

- Khuôn dạng dữ liệu có khả năng chuyển đổi để sử dụng trong các phần mềm bản đồ thông dụng khác nhau và làm cơ sở cho các hệ thống thông tin địa lý và hệ thống thông tin đất đai.

Trong thực tế công tác trắc địa bản đồ Việt Nam hiện nay có 2 khuôn dạng dữ liệu đã và đang được sử dụng để thành lập bản đồ địa chính dạng số, đó là: File DWG hoặc DXF và file DGN.

File DXF là file dạng ASCII, là khuôn dạng đồ họa của hãng AutoDesk sử dụng trong phần mềm Autocad, là một trong các khuôn dữ liệu phổ biến nhất hiện nay, có khả năng trao đổi thông tin giữa các hệ thống.

File .DGN là file nhị phân ( Binary ), là khuôn dạng dữ liệu của hãng Bentley sử dụng trong phần mềm Microstation.

Yêu cầu của fomat dữ liệu trong cơ sở dữ liệu là phải thể hiện các đối tượng bản đồ theo mô phỏng topology. Dựa trên yêu cầu này chuẩn khuôn dạng dữ liệu lưu trữ trong cơ sở dữ liệu là: file đồ họa DGN và file topology POL của phần mềm FAMIS; covergage của phần mềm Arc/Info ( ESRI ).

Chuẩn trao đổi dữ liệu: DGN, DXF, SHP ( Arc View ), SIF ( Integraph).

c. Chuẩn phân lớp nội dung bản đồ địa chính

Để thể hiện và quản lý các thông tin nội dung bản đồ địa chính một cách thuận lợi, các đối tượng được tổ chức thành nhiều lớp thông tin, mỗi lớp thể hiện một loại đối tượng bản đồ. Mỗi lớp thông tin sử dụng một kiểu điểm, một kiểu đường, một kiểu chữ và một màu nhất định để thể hiện.

Các lớp thông tin được định vị trong cùng một hệ quy chiếu nên khi chồng xếp các lớp thông tin chúng ta được cơ sở dữ liệu không gian có hình ảnh giống như một tờ bản đồ hoàn chỉnh.

Việc phân lớp thông tin trên bản đồ địa chính cần đảm bảo các nguyên tắc:

- Các đối tượng trong cùng một lớp thông tin thuộc mọi loại đối tượng hình học như điểm, đường, vùng

- Phân lớp thông tin dựa trên cơ sở phân loại đối tượng bản đồ

- Yếu tố cơ bản của thông tin bản đồ là loại đối tượng. Các đối tượng có cùng một số đặc tính được gộp lại thành lớp đối tượng. Các lớp đối tượng được gộp thành nhóm đối tượng.

- Mỗi loại đối tượng, mỗi lớp và mỗi nhóm đối tượng được gán mã duy nhất. Đảm bảo đánh số theo thứ tự liên tục đối với mỗi loại trong lớp, các lớp trong nhóm.

- Các loại đối tượng, các lớp đối tượng, các nhóm đối tượng được đặt tên theo kiểu viết tắt sao cho dễ dàng nhận biết loại thông tin.

d. Chuẩn hóa thể hiện bản đồ số địa chính.

Nội dung chuẩn hóa thể hiện bản đồ dưới dạng số bao gồm:

Chuẩn hóa về thư viện kí hiệu (Symbol Libary ): Mỗi một đối tượng kiểu điểm tương ứng với một kiểu kí hiệu nhất định trong thư viện. Hình dáng kí hiệu được thiết kế theo quy phạm quy đinh.

Chuẩn hóa về thư viện kiểu đường ( Line Style Libary ): Mỗi một đối tượng kiểu đường tương ứng với một kiểu đường nhất định trong thư viện. Hình dáng kiểu đường được thiết kế dựa theo quy phạm quy định.

Chuẩn hóa về thư viện mẫu tô ( Pattern Libary ): Mỗi một đối tượng dạng vùng tương ứng với một mẫu tô nhất định trong thư viện. Hình dáng mẫu tô được thiết kế dựa theo quy phạm quy định.

Chuẩn hóa thư viện kiểu Font chữ ( Font Libary ): Mỗi một đối tượng kiểu chữ tương ứng với một font chữ và kích thước chữ nhất định trong thư viện. Các font trong thư viện dùng bộ font chuẩn ABC của ban công nghệ thông tin quốc gia.

Chuẩn hóa các lớp thông tin đối với từng nội dung bản đồ chuyên đề khác nhau Các đối tượng dạng đường dùng Line String để vẽ. Điểm đầu đến điểm cuối của 1 đối tượng phải là đường liên tục, không đứt đoạn. Phải tạo điểm nút tại chỗ giao cắt của các đối tượng cùng loại.

Đối tượng dạng vùng phải là các vùng đóng kín, kiểu đối tượng dạng shape hay Complex shape để có thể vẽ nét trải hoặc tô màu ( Pattern, Fill color).

Các thửa đất được liên kết với thông tin thuộc tính

Bản đồ số địa chính được biên tập theo mảnh bản đồ nhưng phải đảm bảo nối tiếp dữ liệu cho toàn khu vực, đảm bảo trình bày trong và ngoài khung đúng như yêu cầu chung để có thể in bản đồ ra giấy.

Khung trong và lưới tọa độ vuông góc của bản đồ địa chính phải được xây dựng bằng chương trình chuyên dụng cho việc lập lưới chiếu bản đồ, không dùng công cụ đo vẽ của phần mềm đồ họa để trực tiếp vẽ khung, lưới ô vuông trên màn hình.

Sông, kênh, mương 1 nét cần thể hiện dạng đường liên tục, mỗi đoạn rẽ nhánh cần phải nối thành nút, các đường biểu diễn sông 1 nét phải nối với sông 2 nét tại các điểm nút.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

2.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

Xây dựng CSDL địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Nhằm hoàn thiện hệ thống CSDLĐC thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (gọi chung là địa phương), kết nối với các cơ quản thuộc lĩnh vực quản lý đất đai; các cơ quan khác có liên quan như: thuế, ngân hàng, quản lý xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn để chia sẻ thông tin; cung cấp các dịch vụ công về thông tin đất đai cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; hỗ trợ cải cách hành chính, hướng tới một chính phủ điện tử.

Tại Trung ương quản lý thông tin tổng hợp, tại địa phương quản lý các thông tin chi tiết đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng.

2.1.1. Khái niệm

Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính (gồm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử.

Dữ liệu : là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự

2.1.2. Cấu trúc, nội dung và kiểu thông tin CSDLĐC 2.1.2.1. Nội dung dữ liệu địa chính

Cơ sở dữ liệu đất đai gồm các cơ sở dữ liệu thành phần:

+ Cơ sở dữ liệu địa chính + Cơ sở dữ liệu quy hoạch + Cơ sở dữ liệu đất

+ Cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất + Cơ sở dữ liệu chất lượng đất

+ Cơ sở dữ liệu liên quan khác

Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng các cơ sở dữ liệu thành phần khác.

Dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây:

- Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất;

- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;

- Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đuờng giao thông;

- Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và dường địa giới hành chính các cấp;

- Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh son văn, thuỷ văn, dân cư, biển đảo và các ghi chú khác;

- Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo,vẽ lập bản đồ địa chính;

- Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.

2.1.2.2. Cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu địa chính

Mỗi nhóm thông tin xác định tại khoản 1 Điều này được thể hiện cụ thể thông qua cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu.

Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL Địa chính

SDL Địa chính bao gồm:

Nhóm dữ liệu về Người;

Nhóm dữ liệu về Thửa đất;

Nhóm dữ liệu về Tài sản;

Nhóm dữ liệu về Quyền;

Nhóm dữ liệu về Thủy hệ;

Nhóm dữ liệu về Giao thông;

Nhóm dữ liệu về Biên giới, địa giới;

Nhóm dữ liệu về Địa danh và ghi chú

Nhóm dữ liệu về Quy hoạch.

Hình 2.4: Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần

2.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ.SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH 2.2.1. Khảo sát, thu thập tài liệu và dữ liệu

Bản đồ địa chính

Thu thập bản đồ địa chính đã được thành lập quan các thời kỳ: trước năm 1999, thành lập theo quy phạm đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500, 1/1000,1/2000, 1/5000, 1/10000 ban hành theo Quyết định số 720/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/1999 hoặc Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000,1:10000 ban hành theo Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008

Hồ sơ địa chính

Sổ bộ địa chính: sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đất đai được lập theo các Thông tư số 1990/2001/TT- TCĐC ngày 30/11/2001; Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 và Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007; Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009

* Dữ liệu dạng số hoặc cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính (nếu có) Bản lưu (hoặc bản photo) giấy chứng nhận

Hồ sơ đăng ký đất đai; Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu Hồ sơ đăng ký biến động đất đai Phân loại, đánh giá tài liệu và dữ liệu Phân loại tài liệu

Các tài liệu, dữ liệu thu thập được phân loại như sau Nhóm tài liệu, dữ liệu phục vụ xây dựng dữ liệu không gian địa chính Bản đồ địa chính số đo mới (tuân theo các quy định, quy phạm hiện hành)

Bản đồ địa chính số đã có (chưa tuân theo các quy định, quy phạm hiện hành, cần chuẩn hóa)

Bản đồ giấy

Các nguồn dữ liệu không gian khác: ảnh hàng không, ảnh viễn thám, các nguồn dữ liệu khác

Nhóm tài liệu, dữ liệu phục vụ xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính Hồ sơ giấy Dữ liệu dạng số có cấu trúc (dữ liệu dạng excel theo mẫu, *text...)

Cơ sở dữ liệu thuộc tính chưa theo chuấn Đánh giá, tổng họp khối lượng Sau khi phân loại tài liệu, dữ liệu cần phải đánh giá và tổng họp khối lượng cho từng loại để đưa vào CSDLĐC như sau:

Đánh giá mức độ đầy đủ thông tin trong sổ đổ bộ địa chính: sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đất đai;

Đánh giá tình trạng chỉnh lý biến động trong các loại sổ đổ bộ địa chính so với hồ sơ đăng ký đất đai

Đánh giá tình trạng chỉnh lý biến động đồng bộ giữa sổ đổ bộ địa chính và bản đồ địa chính

Đánh giá mức độ sử dụng tài liệu, dữ liệu thu thập được và thông tin cần điều tra bổ sung so với chuẩn dữ liệu địa chính Tổng họp khối lượng

Căn cứ vào kết quả đánh giá, tổng họp tài liệu phục vụ xây dựng CSDLĐC, xác định số lượng lớp thông tin không gian và tổng số đổi tượng thuộc mỗi lớp thông tin không gian đưa vào cơ sở dữ liệu địa chính

Tổng họp số lượng thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với thửa đất trên mỗi tờ bản đồ địa chính đưa vào CSDLĐC

Tổng hợp số lớp thông tin, không gian thuộc nhỏm dữ liệu: địa giới, giao thông, thủy lợi, thủy hệ, quy hoạch, địa danh có thể đưa vào CSDLĐ

Tổng họp thông tin thuộc tính (phân thành hai loại, loại thu nhận được từ bản đồ địa chính và loại cần phải thu nhận từ các nguồn tài liệu khác) cho mỗi lớp thông tin không gian đưa vào cơ sơ dữ liệu địa chính.

Tổng hợp số lượng bản đồ đã được thành lập qua các thời kỳ cần số hóa để đưa vào cơ sở dữ liệu địa chính

Căn cứ vào kết quả đánh giá tư liệu hồ sơ địa chính, hồ sơ đăng ký đất đai, tổng hợp dữ liệu thuộc tính đưa vào cơ sở dữ liệu địa chính

Tổng hợp số lượng thửa đất đã đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu tương ứng với các thửa đất không gian được đưa vào cơ sở dữ liệu địa chính

Tổng hợp số lượng đăng ký biến động phi không gian được đưa vào cơ sở dữ liệu địa chính

Tổng hợp số lượng đăng ký biến động không gian nhưng chưa đưa vào thực hiện chỉnh lý trên bản đồ

Tổng hợp số lượng giấy chứng nhận, quyết định giao đất cần quét cho các trường họp đăng ký lần đầu,' đăng ký biến động không gian được đưa vào cơ sở dữ liệu địa chính

Tổng hợp số lượng giấy chứng nhận, quyết định giao đất cho các trường họp đăng ký chưa được đưa vào cơ sở dữ liệu địa chính dưới dạng số

2.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Quy trình tổng thể

Khi áp dụng quy trình tổng thể để xây dựng CSDLĐC cho địa phương thì tùy thuộc vào nguồn dữ liệu đầu vào để thực hiện một trong các bước tại quy trình tổng thể.

Cụ thể đối với từng nguồn dữ liệu thì thực hiện theo các mục trình bày dưới đây 2.2.2.1. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn. Một số tỉnh đã cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện.

Dữ liệu không gian đỉạ chính có thề được xây dựng từ các nguồn dữ liệu sau a. Dữ liệu

Hình 2.6. Quy trình xây dựng CSDL không gian từ bản đồ đo mới Mô tả quy trình:

Bản đồ địa chính đã dược chuẩn hoá các lớp theo quy phạm được thảnh lập dưới các định dạng microstation (dgn) hay autocad (dwg). Các định dạng này được chuyển vào cơ sở dữ liệu không gian theo quy trình chuyển đổi.

Bước 1: Nhập tham số đơn vị hành chính, tỷ lệ của bản đồ Bước 2: Kiểm tra tính đóng vùng của bản đồ

Bước 3: Chuyển đổi các lớp bản đồ, giá trị thuộc tính vào CSDLĐC theo chuẩn

Một phần của tài liệu DO AN tốt nghiệp chuyên ngành trắc địa : Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính khu vực quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 20 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w