CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
2.1 Giới thiệu về công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển a. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần ĐTTM Hà Nội (tên giao dịch: TOCONTAP HANOI JSC) tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương), được thành lập năm 1956, với tên gọi ban đầu là Công ty Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm Việt Nam.
Công ty tiến hành cổ phần hóa vào tháng 4 năm 2005 theo Quyết định số 1801/QĐ-BTM ngày 03/12/2004 của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) về việc chuyển Công ty Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh thành Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm Hà Nội.
Thực hiện Nghị quyết của Đại Hội cổ đông thường niên năm 2009 ngày 10/04/2009, Công ty đã chính thức đổi tên thành: Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Hà Nội (tên giao dịch: TOCONTAP HANOI JSC) kể từ tháng 06/2009.
b. Quá trình phát triển
Được thành lập vào năm 1956 và là một trong 13 đầu mối xuất nhập khẩu của cả nước vào thời điểm đó, Công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như: hàng gia dụng, giày da, sản phẩm cao su, quần áo theo nghị định thư... và thực hiện các hợp đồng hàng đổi hàng với các nước trong khối Đông Âu.
Từ năm 1989-1990, hòa vào xu thế mở cửa của đất nước, Công ty đã chuyển sang lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu: thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, nông sản, hải sản... và mở rộng các thị
trường: Châu Á, Châu Âu, Mỹ, Canada, Úc... Bên cạnh đó, Công ty cũng đã xây dựng hệ thống các xí nghiệp may mặc, xí nghiệp may Kimono ... được đối tác bao tiêu sản phẩm.
Năm 2002, Công ty mở rộng phạm vi hoạt động trên lĩnh vực xuất khẩu lao động, kinh doanh phát triển nhà và văn phòng, kinh doanh kho bãi, và các dịch vụ hỗ trợ giáo dục. Với thị trường truyền thống là Nhật, nay Công ty đã khai thác thêm được thị trường Trung Đông thông qua việc cung ứng lao động ngành xây dựng, ngành điện... và hiện đang đàm phán, giao dịch với các đối tác để cung ứng lao động sang các thị trường mới: Macau, Đài Loan, Sip, ... và hướng tới việc mở rộng cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cao sang các thị trường có mức thu nhập cao như Mỹ, Úc, Canada...
Công ty luôn lấy uy tín làm tôn chỉ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chính vì điều đó, các đối tác khi đến với Công ty luôn nhận được sự hài lòng trong quan hệ, sản phẩm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Với hơn 50 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, Công ty TOCONTAP HANOI tin tưởng sẽ mang đến khách hàng sản phẩm chất lượng cao nhất, dịch vụ hoàn hảo nhất với giá cả cạnh tranh.
Đến nay, Công ty là thành viên của các tổ chức sau:
1. Thành viên của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 2. Thành viên của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA)
3. Thành viên của Hiệp Hội Xuất Khẩu Lao Động (VAMAS) 4. Thành viên của Hiệp Hội Doanh Nghiệp
Công ty TOCONTAP HANOI mong muốn được hợp tác với tất cả khách hàng trong và ngoài nước trên các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, sản xuất, dịch vụ...
với tinh thần cùng phát triển bền vững.
c. Các thông tin chính về Công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TẠP PHẨM Hà Nội
- Tên giao dịch: TOCONTAP HANOI JSC
- Tên tiếng Anh: HANOI SUNDRIES INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK COMPANY
- Biểu tượng của công ty:
- Trụ sở chính:
- Điện thoại: 84-8-39325687 Fax: 84-8-39325963 - E-mail: tocontapHANOI@hcm.vnn.vn
- Website: www.tocontapHANOI.com
- Giấy CNĐKKD: số 0301462583 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HN cấp, đăng ký lần đầu ngày 24/03/1995.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính bao gồm:
Kinh doanh xuất nhập khẩu:
+ Xuất khẩu: hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may...
+ Nhập khẩu: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng, hóa chất, thực phẩm, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử...
Sản xuất hàng dệt may: với các sản phẩm chính: veston, quần áo thời trang, quần áo bảo hộ lao động, quần áo thể thao, áo kimono...
Dịch vụ:
+ Xuất khẩu lao động: đưa người lao động, công nhân, kỹ sư... đi nước ngoài làm việc.
+ Đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động đi nước ngoài.
+ Hỗ trợ giáo dục.
+ Kinh doanh và phát triển nhà, văn phòng.
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TẠP PHẨM Hà Nội TẠI HảI PHềNG
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Chi nhánh công ty cổ phần đầu tư và thương mại tạp phẩm Hà Nội tại Hải Phòng
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:
Mã số doanh nghiệp: 0301462583-001 Ngày thành lập: 28/11/1998
Địa chỉ trụ sở: số 13 Phố Nguyễn Chế Nghĩa, p. Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hải Phòng
Điện thoại: 9435813/9435814 E-mail:
Fax: 9435802
Người đại diện: Đặng Trí Nghĩa
Địa chỉ: 14 Nguyễn Quang Bích, Quận Hoàn Kiếm, Hải Phòng 2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Giám đốc
Phó giám đốc Kinh doanh
Phòng Kinh doanh 2 Phòng
Kinh doanh 1 Phòng
Tài chính
Phòng Nhân sự
Phòng hành chính và thiết bị
Kho
Do đây chỉ là công ty thành viên là chi nhánh tại Hải Phòng của công ty cổ phần đầu tư và thương mại tạp phẩm Hà Nội nên cơ cấu tổ chức của công ty hết sức đơn giản, toàn bộ hàng hóa kinh doanh của công ty được đưa trực tiếp từ trong thành phố Hồ Chí Minh ra bán tại Hải Phòng và các khu vực lân cận mà không sản xuất tại Hải Phòng, chính vì thế nên về cơ bản, phòng kinh doanh tìm kiếm khách hàng, tiến hành ký hợp đồng, chuyển hợp đồng cho đại diện chi nhánh tức giám độc chi nhánh. Giám đốc chi nhánh thông báo với công ty mẹ trong thành phố Hồ Chí Minh về loại hàng, số lượng hàng, thời gian giao hàng và chỉ đạo bộ phận kho tiếp nhận hàng đưa ra. Vì vậy có thể nói mô hình cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản, được bố trí theo cơ cấu trực tuyến.
1. Giám đốc Công ty:
Là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Pháp luật trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, trực tiếp giao nhiệm vụ cho các các đơn vị phòng ban. Khi Giám đốc đi vắng thì có thể uỷ quyền cho người thay thế giải quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của người được uỷ quyền.
2. Phó giám đốc kinh doanh:
Trước hết nhận nhiệm vụ từ Giám đốc, chịu trách nhiệm và tư vấn cho giám đốc về các vấn đề có liên quan đến lãnh vực kinh doanh của Công ty.
Khi Giám đốc đi vắng tuỳ theo công việc cụ thể Giám đốc sẽ uỷ quyền cho Phó Giám đốc (thông qua giấy uỷ quyền) để Phó giám đốc trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
3. Phòng tài chính:
- Tham mưu quản lý công tác tài chính kế toán, quản lý bảo tồn vốn và tài sản trong Công ty cho Giám đốc Công ty
- Thường xuyên báo cáo tình hình tài chính cho Giám đốc để giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty một cách hợp lý.
- Tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán trong Công ty, phản ánh kịp thời, chính xác các khoản chi phí và kết quả lao động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện công tác quyết toán hàng quý, hàng năm.
- Quản lý khai thác và sử dụng vốn, tài sản của Công ty có hiệu quả, đúng với chế độ chính sách quy định của Nhà nước và Công ty.
- Lập kế hoạch thu, chi tài chính tín dụng Ngân hàng và quản lý tiền mặt.
- Theo dừi quản lý cỏc khoản nộp Nhà nước, nộp nội bộ, cụng nợ thanh toỏn khách hàng, chủ công trình, cán bộ, công nhân viên.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, công tác tài chính kế toán thống kê, và đề xuất biện pháp xử lý những vi phạm tài chính, thất thu vốn, tài sản của Công ty, của Nhà nước.
4. Phòng nhân sự:
- Hỗ trợ cho cấp trên (Giám đốc/ ban giám đốc) giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sự trong công ty.
- Điều hành các hoạt động trong phòng nhân sự.
- Tương tác, hỗ trợ các phòng, ban khác khi họ có yêu cầu hay khó khăn trong vấn đề nhân sự.
- Xây dựng quan hệ tốt với các tổ chức bên ngoài liên quan đến công việc nhân sự như: các cơ quan chính quyền, sở lao động, công đoàn, các nhà cung ứng lao động.
- Lập kế hoạch và tuyển dụng nhân sự
- Phối hợp với các phòng ban trong công ty để lâp kế hoạch nguồn nhân lực:
theo dừi thụng tin nhõn lực toàn cụng ty, đưa ra bảng mụ tả cụng việc chuẩn húa cho từng vị trí nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự.
- Tham vấn, giám sát quá trình tuyển dụng.
- Hoạch định những chính sách phù hợp thu hút người tài cho công ty.
- Về mặt đào tạo và phát triển nhân lực
5. Phòng Hành chính thiết bị:
Tham mưu cho giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
- Công tác quản lý Vật tư, thiết bị - Tổng hợp, đề xuất mua vật tư
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
- Chịu trỏch nhiệm kiểm tra, theo dừi, đụn đốc và tham mưu giỳp giỏm đốc về lĩnh vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn công ty.
- Quản lý toàn bộ vật tư, hàng hoá luân chuyển qua công ty, thực hiện quy trỡnh xuất nhập vật tư. Mở sổ sỏch, theo dừi, ghi chộp, đảm bảo tớnh chớnh xỏc, hàng tuần tập hợp, cập nhật, phân loại, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ nhập xuất vật tư, hàng hoá cùng các hồ sơ đi kèm.
- Chủ trì trong việc lập kế hoạch vật tư , thiết bị phục vụ công tác vận hành và bảo trì trong toàn công ty.
- Kiểm tra, giám sát quản ký các đơn vị sử dụng các loại vật tư, thiết bị nêu trên để có biện pháp thu hồi khi sử dụng không đúng mục đích, gây lãng phí, thất thoát.
- Hàng tháng kiểm kê, đối chiếu số liệu tồn kho với thủ kho, bộ phận sản xuất và các bộ phận có liên quan.
- Kiểm tra việc mua bán, tình hình dự trữ vật tư, công cụ dụng cụ, giá vật tư theo giá thị trường, đề xuất xử lý số liệu vật tư chênh lệch, thừa thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất và các nguyên liệu, vật tư có số lượng lớn bị tồn kho lâu ngày, ngăn ngừa sử dụng vật tư, công cụ dụng cụ sai quy định của công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
6. Bộ phận kho:
- Gom hàng: Khi hàng hoá/nguyên liệu được chuyển từ Tổng công ty trong TP.HCM ra thì kho đóng vai trò là điểm tập kết để hợp nhất thành lô hàng lớn, như
vậy sẽ có được lợi thế nhờ qui mô khi tiếp tục vận chuyển tới thị trường bằng các phươngtiện đầy toa/xe/thuyền
- Phối hợp hàng hoá: Để đáp ứng tốt đơn hàng gồm nhiều mặt hàng đa dạng của khách hàng, kho bãi có nhiệm vụ tách lô hàng lớn ra, phối hợp và ghép nhiều loại hànghoá khác nhau thành một đơn hàng hoàn chỉnh, đảm bảo hàng hoá sẵn sàng cho quá trình bán hàng. Sau đó từng đơn hàng sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện nhỏ tới khách hàng
- Bảo quản và lưu giữ hàng hoá: Đảm bảo hàng hoá nguyên vẹn về số lượng, chất lượng trong suốt quá trình tác nghiệp; tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho; chăm sóc giữ gìn hàng hoá trong kho
+ Quá trình lưu kho chủ yếu bao gồm:
• Nhận hàng
• Kiểm tra/Chấp nhận và cho lưu
• Lưu trữ , sắp xếp hàng hóa.
• Xuất kho, Gửi/Giao hàng tận nơi
• Quản lý tồn kho (Kiểm tra số hàng hóa tại kho so với chứng từ thực tế) Việc quản lý kho có thể được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý.
7. Phòng kinh doanh:
- Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện
- Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối
- Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho Doanh nghiệp
- Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Sản xuất, Phân phối,...nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng
- Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
- Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Công ty
- Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc;
- Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập.
- Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên;
- Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó;
- Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình theo quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu;
- Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc;
- Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao;
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên;
2.2 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010 –