Các nhân tố bên ngoài 1. Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng NHNoPTNT (agribank) việt nam chi nhánh thăng long (Trang 22 - 25)

6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Thương mại

6.3. Các nhân tố bên ngoài 1. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý tạo hành lang cho kinh doanh tín dụng Ngân hàng, Ngân hàng hoạt động trong hành lang hẹp được kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước vì đây là lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm cần phải kiểm soát hậu quả của nó, tuy vậy không phải là không cần còn nhiều bất cập. Hiện nay, điều kiện cho vay đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần như bắt buộc là phải thế chấp tài sản trong khi đó chúng ta chưa có Luật về sở hữu nên không có cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý quá trình chuyển dịch sở hữu tài sản. Vì thế trong nhiều trường hợp Ngân hàng khó có thể xác định chính xác chủ sở hữu của tài sản đó, hoặc phải lấy chứng nhận của cơ quan nào về nguồn gốc tài sản thế chấp, cầm cố hoặc nguồn gốc số tiền trả nợ là hợp pháp. Mặt khác, pháp luật cho phép các doanh nghiệp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất nhưng lại phải có điều kiện gắn với tài sản thuộc quyền sở hữu của chính mình cho nên quy định này khó có thể được áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

Các qui định của pháp luật và các yêu cầu giải quyết các tranh chấp tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự phát mại tài sản, bán đấu giá còn chưa rừ ràng, cụ thể. Thời gian khởi kiện vụ ỏn kinh tế quỏ dài, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự thì rườm rà, phức tạp. Quy định về việc vô hiệu hợp đồng quá rộng, các biện pháp cưỡng chế dân sự để thu hồi tài sản trả cho ngân hàng còn chưa đầy đủ và tính khả thi trong thực tế còn chưa cao. Đặc biệt là phỏp luật cũn chưa quy định rừ cụ thể trỏch nhiệm của người trực tiếp cầm tiền, người sử dụng tiền vay để ngăn chặn hành vi lừa đảo, lẫn lộn giữa trách nhiệm của người vay với trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, đồng thời còn rất khó phân biệt giữa kinh tế với dân sự, hình sự, lẫn lộn trách nhiệm hành chính, hình sự.

Việc quản lý của Nhà nước, quản lý kinh doanh của NHNN đối với ngân hàng cấp dưới, các ngân hàng cổ phần còn chưa chặt chẽ, đầy đủ đúng với chức năng là ngân hàng của các ngân hàng.

6.3.2. Môi trường kinh tế :

Môi trường kinh doanh còn chưa ổn định. Các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước ta đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện, đòi hỏi phải thật năng động, nhiều doanh nghiệp chưa điều chỉnh kịp kế hoạch kinh doanh với sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô hoặc có trường hợp ngộ nhận nhu cầu thị trường dẫn đến phát triển tràn lan quá mức.

Vì thế nhiều doanh nghiệp bị phá sản do không theo kịp với chính sách quản lý kinh tế mà hậu quả là ngân hàng cho vay phải gánh chịu. Sự biến động về chính trị, thay đổi về chính quyền cũng tác động tới niềm tin của dân chúng của các nhà đầu tư qua đó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng.

Hơn nữa nhu cầu tín dụng cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, môi trường

kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, do đó nhu cầu tín dụng của ngân hàng cũng tăng cao. Trái lại trong nền kinh tế thị trường kém phát triển thì nhu cầu về tín dụng cũng giảm. Ngoài ra, tình hình kinh tế bên ngoài nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác tín dụng ngân hàng, đặc biệt ở các thị trường xuất nhập khẩu truyền thống làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm sút, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu không bán được hàng, chịu thua lỗ ảnh hưởng tới việc trả nợ ngân hàng.

6.3.3. Môi trường chính trị xã hội

Môi trường chính trị xã hội thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vốn , đầu tư lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh . Khi nhà nước muốn phát triển các ngành nghề phục vụ cho các mục tiêu chính trị x ã hội thì sẽ có ưu đãi về mặt thời gian ,số lượng lãi suất cho các doanh nghiệp này vay vốn ngân hàng .

Ngược lại , nếu môi trường kinh tế bất ổn định thì không có một doanh nghiệp nào dám mạnh dạn đầu tư mà chỉ duy trì v ới mức lãi suất giản đơn . Để đảm bảo an toàn vốn người dân thường có xu hướng tiết kiệm tiền hơn là gửi ngân hàng . Mặt khác về mặt xã hội , tín dụng là sự vay mượn trên cơ sở niềm tin . Ngân hàng ngày càng có tín nhiệm cao thì thu hút khách hàng ngày càng lớn và ngược lại khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng thì mới được vay vốn dễ dàng với lãi suất ưu đãi h ơn .

Qua phân tích về môi trường kinh tế - chính trị - xã hội các ngân hàng sẽ xây dựng chiến lược phát triển cho riêng mình nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu gia tăng lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng mà vẫn đảm bảo độ an toàn tín dụng cao đối với đồng vốn kinh doanh .

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐÔNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng NHNoPTNT (agribank) việt nam chi nhánh thăng long (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w