Thực trạng công tác XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NHTMCP công thương (Vietinbank) Ba Đình (Trang 38 - 66)

Thực trạng XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình

2.2. Thực trạng công tác XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình

2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển của hệ thống XHTD DN tại NHCTVN và NHCT Ba Đình

Quá trình thực hiện XHTD DN tại NHCTVN có thể chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ năm 2005 trở về trước

Sau khi NHNN có công văn số 538/CV-CLPT ngày 16/09/2004 chấp thuận và cho phép NHCTVN ban hành chính thức sổ tay tín dụng. Hội đồng quản trị NHCTVN đã có quyết định số 163/QĐ-NHCT về việc ban hành sổ tay tín dụng áp dụng trong toàn hệ thống NHCT, trong đó chương “Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng” là một chương cơ bản, đánh dấu điểm khởi đầu cho việc triển khai chẩm điểm tín dụng và XHKH tại NHCTVN nói chung và tại chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng.

XHTD DN được thực hiện dựa trên phương pháp chấm điểm hai nhóm chỉ tiêu chính là: nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính.

Khách hàng được phân chia theo bốn nhóm ngành nghề chính: Ngành nông, lâm, ngư nghiệp; ngành thương mại và dịch vụ; ngành công nghiệp; ngành xây dựng. Việc phân chia này phù hợp với quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của NHNN về việc thí điểm triển khai đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp. Sau khi thực hiện chấm điểm, khách hàng được xếp thành 10 loại theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao. Từ đó, đưa ra quyết định đồng ý hay từ chối cấp tín dụng cho khách hàng, đồng thời có biện pháp kiểm soát những khoản tín dụng sau khi cho vay.

Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến 2008

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN, trong vòng tối đa 03 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực thì các tổ chức tín dụng phải xây dựng Hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế.

Mặt khác, theo yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế, đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trường tài chính ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và của NHCTVN nói riêng phải tuân thủ theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Do vậy, hệ thống XHTD nội bộ của NHCTVN phải đảm bảo việc XHTD khách hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của NHCT VN. Qua đó, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHCT VN sẽ đảm bảo tuân thủ theo thông lệ quốc tế.

Sau nhiều lần khảo sát áp dụng Hệ thống XHTD khách hàng trong thực tế, kết hợp nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn chấm điểm, xếp hạng trong nước và nước ngoài. NHCT đã có những định hướng sửa đổi, hoàn thiện quy trình

chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng hơn bằng việc ra đời Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mã số QT.35.02 ngày 30/10/2006 (Áp dụng cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân) ban hành kèm theo Quyết định số 1880/QĐ-NHCT 35 với nội dung sửa đổi tập trung vào việc tăng cường quy trình kiểm tra và kiểm soát kết quả xếp hạng.

Giai đoạn 3: Từ 2008 đến nay

Sau một thời gian áp dụng Quy trình QT 35.02, xuất hiện một số vấn đề không hợp lý và chưa thật cụ thể trong việc hướng dẫn xếp hạng. Do đó, NHCTVN lại tiếp tục nghiên cứu và Sửa đổi quy trình QT.35.02 nói trên bằng việc ra đời Quy trình chấm điểm tín dụng và XHKH mã số QT.35.02 với nội dung thay thế các chỉ tiêu không phù hợp, hướng dẫn chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cụ thể hơn.

2.2.2. Phương pháp XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình

NHCTVN ban hành phương pháp và quy trình XHTD doanh nghiệp thống nhất từ trụ sở đến toàn Chi nhánh. Theo đó, chi nhánh NHCT Ba Đình áp dụng phương pháp XHTD doanh nghiệp dựa trên việc chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng.

XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình có những đặc điểm cơ bản sau:

- Khách hàng vay vốn được phân loại theo loại hình, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Từ đó, tiến hành đánh giá quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Ứng với mỗi loại hình và quy mô khác nhau, chấm điểm áp dụng thang điểm và trọng số khác nhau đối với mỗi chỉ tiêu.

- Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được phân thành 5 khoảng giá trị tương ứng với 5 mức điểm ban đầu khác nhau là 100,80,60,40,20 đối với các chỉ tiêu tài chính và 20,16,12,8,4 đối với các chỉ tiêu phi tài chính. Tuỳ vào

mức độ trọng yếu của từng chỉ tiêu mà áp dụng trọng số khác nhau. Do đó, điểm cuối cùng mà khách hàng nhận được là điểm tổng hợp giữa tích số của điểm ban đầu và trọng số tương ứng của chúng. Ngoài ra có kể đến các yếu tố như: báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay chưa? Doanh nghiệp có báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay không?...

- Việc chấm điểm dựa trên hệ thống lớn các chỉ tiêu, chúng có mối quan hệ tương hỗ và cùng có tác dụng hỗ trợ nhau trong việc đưa ra quyết định cuối cùng của cán bộ tín dụng, tuy nhiên việc sai sót một hoặc một vài chỉ tiêu cũng không gây ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả đánh giá và XHTD khách hàng.

- Sau khi việc chấm điểm và XHTD doanh nghiệp được thực hiện xong, kết quả phải được lãnh đạo phòng và Giám đốc Chi nhánh kiểm tra để đảm bảo tính trung thực, khách quan, hạn chế sai sót trong quá trình đánh giá.

- Thực tế hiện nay tại chi nhánh NHCT Ba Đình, toàn bộ quá trình thu thập thông tin, chấm điểm và XHTD doanh nghiệp đều do cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Họ chính là người trực tiếp chịu trách nhiệm đến quá trình XHTD doanh nghiệp.

2.2.3. Quy trình XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình

Một Quy trình XHTD luôn được thiết lập sao cho phù hợp với phương pháp XHTD khách hàng mà ngân hàng áp dụng. Theo đó, cùng với phương pháp chấm điểm, NHCT VN đã ban hành quy trình XHTD doanh nghiệp theo trình tự gồm 5 bước, được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống NHCT. Do đó, quy trình XHTD doanh nghiệp của NHCT VN nói chung và Chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng được mô tả khái quát qua sơ đồ như sau:

Bảng 5: Quy trình xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

Theo quy trình trên, việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng do phòng chấm điểm tín dụng thực hiện. Việc rà soát đối với khách hàng được thẩm định rủi ro do phòng QLRR thực hiện. Cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên như sau:

- Cán bộ tín dụng:

+ Thu thập hồ sơ, thông tin khách hàng, thẩm định lại thông tin, thực hiện chấm điểm tín dụng và XHKH.

+ Chuyển kết quả CĐTD và XHKH (đã được lãnh đạo phòng CĐTD kiểm soát) của những khách hàng phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập cho phòng quản lý rủi ro.

- Lãnh đạo phòng CĐTD:

+ Kiểm soát kết quả CĐTD và XHKH của cán bộ CĐTD.

+ Báo cáo lãnh đạo NHCV kết quả CĐTD và XHKH.

- Cán bộ phòng quản lý rủi ro:

Thu thập thông tin về khách hàng

Xác định ngành nghề KD của KH

Xác định quy mô của doanh nghiệp

Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Tổng hợp điểm và xếp hạng KH

+ Rà soát việc thực hiện CĐTD và XHKH của cán bộ CĐTD đối với các khách hàng phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy trình này

+ Dự thảo bỏo cỏo rà soỏt kết quả CĐTD, nờu rừ cỏc nội dung chưa chính xác, không phù hợp, đề nghị sửa đổi.

- Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro:

Kiểm tra lại kết quả rà soát CĐTD và XHKH, đồng thời kiểm tra các đề xuất của cán bộ phòng QLRR.

2.2.4. Nội dung quy trình xếp hạng khách hàng Bước 1: Thu thập thông tin về khách hàng

Thông tin sử dụng để chấm điểm và xếp hạng khách hàng là thông tin tài chính được cập nhật đến thời điểm lập báo cáo năm tài chính gần nhất và thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm điểm và xếp hạng.

Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, cán bộ CĐTD tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn:

Thứ nhất: Nguồn từ các báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

Đây là nguồn tài liệu hết sức quan trọng và cần thiết đối với ngân hàng trong việc chấm điểm và XHTD. Thông qua báo cáo tài chính, ta có thể tính được các tỷ số tài chính, qua đó rút ra được các nhận định cơ bản về hiệu quả hoạt động, khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại. Từ đó, có thể đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của chiến lược kinh doanh trong thời gian tới của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trước khi cho vay.

Thứ hai: Nguồn thông tin từ các đối tác kinh doanh của khách hàng, các tổ chức tín dụng mà khách hàng đã từng quan hệ, trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam(CIC)…

Theo Quyết định số 1253, CIC chính thức được phép thực hiện nhiệm vụ phân tích và XHTD doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng và đánh giá năng lực của các doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng có nhu cầu tự xếp hạng doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin của CIC để làm tài liệu tham khảo trước khi quyết định cho vay.

Ngoài ra, thông qua các đối tác của doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng mà doanh nghiệp đã từng có quan hệ, ngân hàng cho vay có thể lấy được các thông tin quan trọng như: lịch sử trả nợ lãi và gốc vay của khách hàng trong thời gian qua, tình hình tài chính của các đối tác để từ đó có thể dự báo được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới…

Thứ ba: nguồn thông tin có được thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng, đi thăm thực địa khách hàng…Đây là cách khai thác thông tin quan trọng vì giúp cho cán bộ tín dụng có cái nhìn tổng quan, thực tề về doanh nghiệp mình cần đánh giá.

Thứ tư: Các nguồn khác như báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng…

Bước hai: Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, xác định phân loại ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành 4 ngành nghề chính là:

- Ngành nông, lâm và ngư nghiệp.

- Ngành thương mại và dịch vụ.

- Ngành xây dựng.

- Ngành công nghiệp.

Bảng 6: Bảng phân loại doanh nghiệp Nông, lâm, ngư

nghiệp

- Chăn nuôi

- Trồng trọt: Cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp...

- Trồng rừng

- Khai thác lâm sản

- Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản - Làm muối

Thương mại, dịch vụ - Cảng sông, biển

- Khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch

- Siêu thị, đại lý phân phối, kinh doanh bán buôn, bán lẻ các loại nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hoá phẩm, vật liệu xây dựng, hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải, hoá chất (bao gồm cả phân bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, điện, khí đốt.

- In ấn, xuất bản sách, báo chí.

- Sửa chữa nhà cửa, các loại máy móc, phương tiện giao thông

- Chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp.

- Tư vấn, môi giới.

- Thiết kế thời trang, gia công may mặc - Bưu chính viến thông.

- Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, đường hàng không.

- Vệ sinh môi trường, văn phòng…

Xây dựng - Hạ tầng giao thông, khu công nghiệp.

- Hạ tầng đô thị và nhà ở.

- Xây lắp (xây dựng cơ bản)

Công nghiệp - Chế biến các loại nông sản, lâm sản, thuỷ hải sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát.

- Sản xuất thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hoá phẩm, vật liệu xây dựng, hoá chất (bao gồm cả phân bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, nguyên vật liệu cho các ngành khác.

- Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải.

- Sản xuất điện, khí đốt.

- Khai thác khoáng sản

- Khai thác than, vật liệu xây dựng (cát, đá…), dầu khí.

Nguyên tắc: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại trên 50% doanh thu hàng năm được xem là ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Trường hợp không có ngành nghề nào đáp ứng được điều kiện trên, NHCV lựa chọn ngành có tiềm năng nhất theo kế hoạch và xu hướng phát triển của doanh nghiệp là ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính.

Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp

Khi đó, việc chấm điểm quy mô doanh nghiệp được tiến hành theo bảng sau:

Bảng 7: Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp

STT Tiêu chí Trị số Điểm

1 Nguồn vốn

kinh doanh

Từ 50 tỷ đồng trở lên 30

Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ 25 Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 10

Dưới 10 tỷ đồng 5

2 Lao động

Từ 1500 người trở lên 15

Từ 1000 người đến dưới 1500 người 12 Từ 500 người đến dưới 1000 người 9 Từ 100 người đến dưới 500 người 6 Từ 50 người đến dưới 100 người 3

Dưới 50 người 1

3 Doanh thu thuần

Từ 200 tỷ đồng trở lên 40

Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 10 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 5

Dưới 5 tỷ đồng 2

4 Nộp ngân sách

Từ 10 tỷ đồng trở lên 15

Từ 7 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng 12 Từ 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng 9 Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 6 Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng 3

Dưới 1 tỷ đồng 1

Căn cứ vào kết quả chấm điểm thu được, xếp loại quy mô doanh nghiệp theo bảng thang điểm sau:

Điểm Quy mô Ghi chú

Từ 70-100 điểm Loại 1 Lớn

Từ 30-69 điểm Loại 2 Vừa

Dưới 30 điểm Loại 3 Nhỏ

Nhận xét

Việc xác định quy mô của doanh nghiệp dựa trên bốn tiêu chí trên của Chi nhánh là tương đối hợp lý và phù hợp với cách xác định chung trên thế giới. Tuy nhiên khi nói đến quy mô mà không xét đến quy mô tổng tài sản ( tổng nguồn vốn) là chưa chính xác. Mặt khác, với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau có thể có quy mô khác nhau đối với mỗi tiêu chí trên, do đó việc chấm điểm quy mô nhưng chưa xét đến loại hình doanh nghiệp là điều chưa hợp lý.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính

Các chỉ số tài chính mà chi nhánh NHCT Ba Đình áp dụng gồm 11 chỉ tiêu, được chia thành 4 nhóm cơ bản là: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; nhóm chỉ tiêu hoạt động; nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉ tiêu sinh lời.

Căn cứ vào kết quả xác định ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp tại bước 2 và bước 3, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp theo hướng dẫn theo phụ lục từ PL01 ->04:

PL01: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

PL02: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại dịch vụ.

PL03: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng.

PL04: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp.

Nguyên tắc : Sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc: Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp

hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì áp dụng thang điểm của trị số có thang điểm thấp hơn.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính tại chi nhánh NHCT Ba Đình được tiến hành dựa trên 5 tiêu chí: Chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ, theo tiêu chỉ năng lực kinh nghiệm và quản lý, theo tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng, theo tiêu chí môi trường kinh doanh, theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác. Cụ thể được khái quát lần lượt theo các phụ lục từ PL05-> PL09. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các phụ lục trên, cán bộ chấm điểm tiến hành tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính dựa trên kết quả chấm điểm từ PL05-PL09 và bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính theo PL10.

Bước sáu: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

Từ kết quả tính được theo bước bốn và bước năm ở trên, ta cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính, rồi nhân với trọng số áp dụng đối với nhóm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính (có tính đến báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp, cụ thể theo bảng sau:

Bảng 8: Bảng tổng hợp điểm tín dụng Báo cáo tài chính

không được kiểm toán

Báo cáo tài chính được kiểm toán

Các chỉ tiêu phi tài chính 60% 45%

Các chỉ tiêu tài chính 40% 55%

Căn cứ vào điểm tổng hợp, tiến hành xếp hạng doanh nghiệp theo bảng sau:

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NHTMCP công thương (Vietinbank) Ba Đình (Trang 38 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w