ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả phân lập nấm Phytophthora sp. gây thối đen quả ca cao
Nấm Phytophthora thường mọc chậm trên môi trường, do vậy dễ bị cạnh tranh bởi các loài nấm khác. Khả năng phân lập trực tiếp từ mô bệnh rất khó thành công. Áp dụng biện pháp dùng mồi bẫy để xác định được mẫu bệnh có xuất hiện nấm Phytophthora và từ mồi bẫy sẽ được sử dụng làm nguyên liệu để phân lập.
Nghiên cứu vật liệu bẫy thích hợp đối với nấm Phytophthora gây thối đen quả ca cao, các loại mồi bẫy là quả ca cao, đu đủ, lê, táo tây còn xanh được sử dụng trong thí nghiệm. Kết quả được ghi nhận trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của vật liệu bẫy đến khả năng bẫy nấm Phytophthora gây thối đen quả ca cao TT Vật liệu bẫy Tỷ lệ mồi bẫy bẫy được
nấm Phytophthora (%)
Tỷ lệ mồi bẫy phân lập được Phytophthora (%)
1 Quả ca cao xanh 78,0 26,0
2 Quả táo tây 24,0 10,0
3 Quả đu đủ xanh 22,0 8,0
4 Quả lê xanh 14,0 4,0
(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Sử dụng mồi bẫy là quả ca cao xanh cho tỷ lệ bẫy nấm Phytophthora sp. cao nhất (78%) và cho tỷ lệ phân lập cao nhất (26%). Các loại quả khác cũng bẫy được nấm Phytophthora sp. nhưng cho tỷ lệ thấp hơn.
Nguyên tắc phương pháp bẫy là lợi dụng tính gây bệnh chọn lọc của loài Phytophthora đối với mô ký chủ còn sống, các cây ký chủ này sẽ được coi là môi trường chọn lọc, vết bệnh do nấm Phytophthora gây ra sẽ được phân lập trên môi trường nhân tạo chọn lọc. Đặc điểm vết bệnh trên vật liệu bẫy (các loại quả) do nấm Phytophthora gây nên thường rắn, cứng dễ nhận biết, còn những vết hoại do Pythium và vi khuẩn gây nên thường thối mềm, nhũn.
3.2. Phân lập nấm Trichoderma sp. ở các vùng trồng ca cao của tỉnh Bình Phước, Đăk Lăk, Đăk Nông.
Các mẫu đất ở các vườn trồng không có cây bệnh và vùng đất quanh các cây khỏe trong các vườn ca cao tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Lăk, Đăk Nông được thu thập bởi các cán bộ Viện Bảo vệ Thực vật và được sử dụng để phân lập nấm Trichoderma. Nấm Trichoderma được phõn lập trờn mụi trường PDA, theo dừi sự phát triển của nấm Trichoderma và kiểm tra trên kính hiển vi, kết quả được trình bày ở bảng 3.2, 3.3.
Bảng 3.2. Nguồn Trichoderma thu thập được từ 3 tỉnh Bình Phước, Đăk Lăk và Đăk Nông
TT Địa điểm thu mẫu
Số mẫu thu thập
Số mẫu có nguồn nấm Trichoderma
Nguồn Trichoderma có triển vọng
1 Bình Phước 40 6 1
2 Đăk Lăk 40 4 3
3 Đăk Nông 20 2 1
Tổng số 100 12 5
(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013)
Hình 3.1. Đồ thị thể hiện tỷ lệ phân lập được nguồn nấm Trichoderma từ đất tại 3 tỉnh Bình Phước, Đăk Lăk, Đăk Nông.
Trong tổng số 100 mẫu thu thập tại 3 tỉnh Bình Phước, Đăk Lăk, Đăk Nông, có 12 mẫu phân lập được nấm Trichoderma sp., trong đó có 5 mẫu có triển vọng đối kháng với nấm Phytophthora sp. gây thối đen quả ca cao. Kết quả cho thấy nguồn đối kháng Trichoderma sp. trong tự nhiên còn quá thấp, việc nhân nuôi và bổ sung vào trong đất các vi sinh vật đối kháng có ý nghĩa quan trọng trong hạn chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất. Việc nghiên cứu các loài có khả năng đối kháng tác nhân gây bệnh trong đất là hết sức cần thiết. Giúp tăng cao lượng thiên địch tự nhiên của các loài nấm gây bệnh và là một trong những biện pháp quan trọng ứng dụng trong cơ chế phát triển sạch.
Bảng 3.3. Nguồn Trichoderma có triển vọng đã thu thập được tại 3 tỉnh Bình Phước, Đăk Lăk và Đăk Nông
Ký hiệu mẫu
Ký hiệu nguồn
Tên nguồn
nấm Xuất xứ nguồn nấm
ĐLTr-23 Tr-H Trichoderma sp. Đất trồng ca cao ở Krong ana, Đăk Lăk
ĐNTr-8 Tr-tv Trichoderma sp. Đất trồng ca cao ở Đăk mil, Đăk Nông
ĐLTr-47 Tr-1 Trichoderma sp. Đất trồng ca cao của Viện Tây Nguyên
BPTr- 36 Tr-2 Trichoderma sp. Đất trồng ca cao ở Bù Đăng, Bình Phước
ĐLTr-69 Tr-3 Trichoderma sp. Đất trồng ca cao của Krong ana, Đăk lăk (Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Trong tổng số 100 mẫu đất quanh vùng rễ của các cây ca cao có 5 nguồn Trichoderma có triển vọng, các nguồn này đều có sợi nấm phát triển rất tốt trên môi trường PDA, màu sắc sợi nấm khác nhau từ xanh đậm, xanh nhạt đến màu xanh lá mạ…
3.3. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma sp. đối với nấm Phytophthora gây thối đen quả ca cao
3.3.1. Khả năng ký sinh của nấm Trichoderma sp.
Nghiên cứu khả năng ký sinh của các dòng Trichoderma đã phân lập được để có các dòng có triển vọng trong phòng trừ nấm Phytophthora gây thối đen quả ca cao. Sử dụng 5 nguồn Trichoderma sp. đã được tuyển chọn, cấy đối xứng trên mụi trường PDA, theo dừi sự phỏt triển của sợi nấm sau nuụi cấy 2, 4, 6, 8 ngày, kết quả trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Khả năng ký sinh của các dòng nấm đối kháng Trichoderma sp.
đối với nấm Phytophthora palmivora gây thối đen quả ca cao
TT Nguồn
Trichoderma
Phytophthora palmivora Đường kính tản nấm sau cấy
6 ngày (cm) Hiệu quả
ức chế (%) Đối kháng Đối chứng
1 Tr-H 0,4 8,6 92,9
2 Tr-1 2,0 8,6 69,7
3 Tr-2 1,8 8,6 73,8
4 Tr-tv 0,9 8,6 85,8
5 Tr-3 1,5 8,6 81,3
(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Sau khi cấy cả 2 loại nấm Trichoderma và Phytophthora palmivora đều phát triển và lan nhanh trên môi trường, giữa vùng nấm gây bệnh và nấm Trichoderma hỡnh thành một đường gianh giới rừ, gọi là viền đối khỏng. Từ ngày thứ 6 – 8 sau khi cấy trở đi, nấm Trichoderma ký sinh sợi nấm Phytophthora palmivora làm cho nấm này teo dần và chết hoàn toàn. Ở thí nghiệm sử dụng Trichoderma làm nấm đối kháng vùng nấm bệnh P. palmivora có đường kính là 0,4 - 2,0 cm sau 6 ngày, ở
công thức đối chứng (không có nấm Trichoderma) nấm P. palmivora sinh trưởng và phát triển tốt sau 7 ngày đã đạt đường kính tối đa. Hiệu quả ức chế của các dòng nấm Trichoderma đối với nấm Phytophthora palmivora gây bệnh trên ca cao từ 76,7 – 95,3 %.
Hình 3.2. Nấm Trichoderma sp. đối kháng với nấm Phytophthora palmivora 3.3.2. Khả năng sinh kháng sinh bay hơi của nấm Trichoderma sp.
Theo Seiketov (1982), một số dòng nấm Trichoderma còn có khả năng sinh chất kháng sinh bay hơi có khả năng tiêu diệt nấm bệnh, ngay cả khi không có sự
tiếp xúc trực tiếp với nhau. Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh kháng sinh bay hơi của 5 dòng nấm có khả năng đối kháng cao để tiêu diệt nấm bệnh Phytophthora palmivora của Trichoderma được thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Khả năng ức chế nấm Phytophthora palmivora bằng chất kháng sinh bay hơi của các dòng nấm Trichoderma sp.
TT Nguồn
Trichoderma
Phytophthora palmivora Đường kính tản nấm sau cấy(cm)
6 ngày Hiệu quả
ức chế (%) Đối kháng Đối chứng
1 Tr-H 0,6 8,5 92,9
2 Tr-1 2,6 8,6 69,7
3 Tr-2 2,2 8,4 73,8
4 Tr-tv 1,2 8,5 85,8
5 Tr-3 1,6 8,6 81,3
(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013)
Hình 3.3. Hiệu quả ức chế của giống Trichoderma đã phân lập đối với nấm Phytophthora palmivora
Kết quả cho thấy sau 2 ngày cấy truyền cả 2 loại nấm Trichoderma và Phytophthora palmivora đều mọc trên môi trường. Sau 3 ngày nấm Trichoderma đã mọc kín hộp ở cả công thức thử tính đối kháng và đối chứng, ngược lại nấm Phytophthora palmivora sau 3 ngày ở công thức thử tính đối kháng hầu như không mọc tiếp, công thức đối chứng vẫn tiếp tục mọc. Từ ngày thứ 6 – 8 sau khi cấy trở đi, nấm Trichoderma tiết chất kháng sinh làm sợi nấm Phytophthora palmivora teo dần và chết. Ở công thức đối chứng (không có nấm Trichoderma) nấm P.
palmivora sinh trưởng và phát triển tốt sau 7 ngày đã đạt đường kính tối đa. Hiệu quả ức chế của các dòng nấm Trichoderma đối với nấm Phytophthora palmivora gây bệnh trên ca cao từ 73,8 – 92,9 %.
3.4. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của nấm