ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của nấm Trichoderma sp
3.4.1. Đặc điểm hình thái của nấm Trichoderma sp. trên môi trường nhân tạo.
Các nguồn nấm Trichoderma cấy trên môi trường PDA ở nhiệt độ 25 – 28oC phát triển như sau: sau khi cấy bào tử nẩy mầm tạo thành ống mầm. Ống mầm phát triển thành sợi nấm. Từ điểm tăng trưởng ban đầu (điểm cấy nấm), các sợi nấm này lan ra xung quanh tạo thành hình tia. Sợi nấm trong suốt, rất mịn, sau khi cấy 1 ngày sợi nấm bắt đầu phân nhánh, các sợi nấm không rời khỏi mặt môi trường.
Những sợi nấm này gọi là sợi nấm nền. Ngày thứ 2 sau cấy, sợi nấm nền tiếp tục lan rộng, phát triển tạo thành thể sợi nấm nền. Sau đó trên bề mặt môi trường đã hình thành những sợi nấm mọc nổi ở phía trên. Đây là những sợi nấm khí, những sợi nấm khí cụm lại với nhau tạo thành từng đám nhỏ. Trên sợi nấm khí hình thành bào tử. Nếu nhiều sợi nấm khí thì sẽ hình thành nhiều bào tử. Ngày đầu tiên mới hình thành, bào tử có màu xanh lá cây nhạt. Nhiều bào tử cụm lại tạo thành đám có màu xanh. Các đám bào tử cụm lại thành các mụn u trên thảm nấm có màu xanh lá cây rất đặc trưng. Các đám bào tử theo thời gian lan rộng dần, từng đợt tạo thành
những đường tròn đồng tâm trên bề mặt môi trường, sau 4 ngày nuôi cấy nấm Trichoderma trên môi trường có màu xanh (hình 3.4), giai đoạn này lượng bào tử được tích lũy và bắt đầu hiện tượng tự phân giải riêng rẽ của sợi nấm.
Sợi nấm sau 1 ngày nuôi cấy Sợi nấm sau 2 ngày nuôi cấy
Sợi nấm sau 3 ngày nuôi cấy Sợi nấm sau 4 ngày nuôi cấy Hình 3.4. Các giai đoạn phát triển sau nuôi cấy của nấm Trichoderma sp.
trên môi trường
3.4.2. Đặc điểm sinh thái của nấm Trichoderma sp.
3.4.2.1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển của nấm Trichoderma sp.
Sự sinh trưởng, phát triển của nấm Trichoderma sp. liên quan nhiều đến môi trường. Hiện nay có rất nhiều loại môi trường nhân tạo dùng để nuôi cấy các loài nấm. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng của một số
môi trường phổ biến Czapek, CMA, PDA đến sinh trưởng, phát triển của nấm Trichoderma kết quả thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới sự phát triển của nấm Trichoderma sp. có triển vọng
Nguồn nấm
Môi trường nuôi cấy
Chỉ tiờu theo dừi Đường kính
sợi nấm sau 3 ngày (cm)
Ngày xuất hiện bào tử (sau
cấy)
Số bào tử/ml
Tr-H
CMA 6,8 a 3 – 4 92 x 107 a
Czapek 7,7 b 2 – 3 392 x 107 b
PDA 8,3 c 2 – 3 592 x 107 c
CV (%) 1,0 11,4
Tr-tv
CMA 6,4 a 3 – 4 81 x 107a
Czapek 7,5 b 2 – 3 318 x 107 b
PDA 8,0 c 2 – 3 501 x 107 c
CV (%) 1,2 34
(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Ghi chú: - Các chữ khác nhau a, b, c, d chỉ sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.
CV: Độ biến động (%)
Môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm Trichoderma, trong 3 loại môi trường thí nghiệm, môi trường PDA thích hợp nhất cho sự phát triển của sợi nấm sau 3 ngày đường kính đạt kích thước cao nhât (8,0 – 8,3 cm), đồng thời môi trường này cũng cho lượng bào tử cao nhất (501 x 107 – 592 x 107 bào tử/ ml).
Môi trường Czapek cũng khá thích hợp cho sự phát triển của nấm Trichoderma, sau 3 ngày đường kính tán nấm đạt 7,5 – 7,7 cm, lượng bào tử sinh ra từ 318 x 107 - 392 x 107 bào tử/ ml. Môi trường CMA không thích hợp cho sự phát triển của nấm Trichoderma, sau 3 ngày nuôi cấy kích thước đường kính tản nấm chỉ đạt 6,4 – 6,8 cm, bào tử sản sinh với mật độ thấp nhất (81 x 107 - 92 x 107 bào tử/ ml).
3.4.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Trichoderma Nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm Trichoderma. Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự phát triển của nấm Trichoderma được thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh trưởng, phát triển của nấm Trichoderma sp. có triển vọng
Nguồn nấm Điều kiện nhiệt độ
(0C)
Chỉ tiờu theo dừi Đường kính
sợi nấm sau 3 ngày (cm)
Ngày xuất hiện bào tử
(sau cấy)
Số bào tử/ml
Tr-H
15 3,9 a 5 - 6 81 x 107 a
20 5,8 b 4 - 5 17 x 108 b
25 7,4 d 3 - 4 48 x 108 d
30 8,5 e 2 - 3 41 x 108 c
35 7,0 c 4 - 5 18 x 108 b
CV (%) 1,7 7,1
Tr-tv
15 3,7 a 5 - 6 72 x 107 a
20 5,7 b 4 - 5 16 x 108 b
25 7,0 d 3 - 4 41 x 108 d
30 8,1 e 2 - 3 34 x 108 c
35 6,8 c 4 - 5 17 x 108 b
CV (%) 1,8 5,0
(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Ghi chú: - Các chữ khác nhau a, b, c, d chỉ sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.
CV: Độ biến động (%)
Kết quả cho thấy phạm vi nhiệt độ cho cả 2 dòng nấm Trichoderma sp. sinh trưởng, phát triển tương đối rộng từ 15 - 350C. Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp (15 - 200C) nấm Trichoderma sinh trưởng, phát triển chậm và hình thành bào tử ít. Tốc độ sinh trưởng chỉ đạt 1,4 – 2,0 cm/ngày đêm, sau 3 ngày đường kính tản nấm chỉ đạt 3,7 – 5,8 cm, phải sau 5- 6 ngày cấy nấm mới có bào tử xuất hiện. Nhiệt độ từ
25 - 30 C thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm Trichoderma, tốc độ tăng trưởng nấm nhanh đạt 2,3 – 2,9 cm/ngày đêm, sau 3 ngày đường kính tản nấm đạt 7,4 – 8,5 cm. Lượng bào tử sinh ra với mật độ cao nhất (34 x 108 - 48 x 108 bào tử/ ml), sau 2 – 3 ngày đã xuất hiện bào tử. Nhiệt độ 350C nấm sinh trưởng và phát triển chậm hơn.
3.4.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến sự phát triển của nấm Trichoderma sp.
Thí nghiệm tiến hành nuối cấy nấm Trichoderma ở 3 điều kiện chiếu sang khác nhau, sáng xen tối (12 tiếng sáng và 12 tiếng tối), sáng liên tục, tối liên tục. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng đến sinh trưởng và phát triển của nấm Trichoderma sp. có triển vọng
Nguồn nấm
Chế độ ánh sáng
Sự phát triển sợi Ngày xuất hiện bào
tử (sau cấy)
Số bào tử/ml Tốc độ
tăng trưởng (cm/ngày)
Đường kính sau
3 ngày (cm)
Tr-H
Tối liên tục 2,2 6,6 a 3 - 4 25 x 108 a Sáng liên tục 2,6 7,9 c 2 - 3 28 x 108 a 12 tiếng sáng
và 12 tiếng tối 2,5 7,4 b 3 - 4 36 x 108 b
CV (%) 1,9 8,0
Tr-tv
Tối liên tục 2,1 6,4 a 3 - 4 24 x 108 a Sáng liên tục 2,5 7,6 c 2 - 3 29 x 108 b 12 tiếng sáng
và 12 tiếng tối 2,3 7,0 b 3 - 4 32 x 108 c
CV (%) 2,0 5,7
(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Ghi chú: - Các chữ khác nhau a, b, c, d chỉ sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.
CV: Độ biến động (%)
Kết quả trên cho thấy ánh sáng có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của nấm. Công thức sáng xen tối (12 tiếng sáng + 12 tiếng tối) chỉ sau 3 ngày cấy nấm đã có sợi nấm hình thành nhiều với mật độ dày, đường kính vùng sợi nấm lan rộng,
số lượng bào tử đạt cao nhất (32 x 10 - 36 x 10 bào tử/ml), nhiều hơn so với sáng liên tục và tối liên tục. Ở công thức chiếu sáng liên tục, sợi nấm phát triển chiều dài nhưng mật độ sợi nấm lại thưa và số lượng bào tử ít hơn so với điều kiện tối xen sáng. Ở công thức tối liên tục, sợi nấm lan chậm, sợi mọc tới đâu bào tử hình thành từng đợt rất rừ. Như vậy điều kiện ỏnh sỏng xen tối là thuận lợi nhất cho nấm Trichoderma sinh trưởng và phát triển.
3.4.2.4. Ảnh hưởng của độ pH đến sự phát triển của nấm Trichoderma sp.
Sự phát triển và sinh trưởng của các loài vi sinh vật phụ thuộc rất nhiều vào pH của môi trường, cụ thể nấm Trichoderma sinh trưởng, phát triển và tồn tại trong đất, nên pH đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nấm này. Nấm Trichoderma được nuôi cấy trong môi trường tại 4 mức pH, pH =4, 5, 6 và 7. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm Trichoderma sp có triển vọng
Nguồn nấm
Giá trị pH
Tốc độ tăng trưởng của nấm/ngày đêm
(cm)
Đường kính sau 3
ngày (cm)
Ngày xuất hiện bào
tử
Số bào tử/ml
Tr-H 4 0,4 1,1 a 0 0
5 2,7 8,3 c 3 25 x 108
6 2,9 8,7 d 3 36 x 108
7 2,3 7,0 b 3 16 x 108
CV (%) 1,6
Tr-tv 4 0,4 0,9 a 0 0
5 2,6 8,0 c 3 24 x 108
6 2,8 8,5 d 3 34 x 108
7 2,3 6,8 b 3 14 x 108
CV (%) 1,3
(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Ghi chú: - Các chữ khác nhau a, b, c, d chỉ sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.
CV: Độ biến động (%)
Nấm Trichoderma đều phát triển được ở 4 mức pH khác nhau, tuy nhiên tốc độ phát triển có khác nhau. Ở Mức pH thấp (pH=4) nấm sinh trưởng và phát triển
rất kém, tốc độ tăng trưởng của nấm chỉ đạt 0,4 cm/ngày đêm, đặc biệt ở độ pH này nấm không có khả năng hình thành bào tử. Ở pH=5 và 6 tốc độ sinh trưởng sợi nấm đạt 2,6 – 2,9cm/ngày đêm, lượng bào tử từ 24 – 36 x 108/ml. Mức pH=7 tốc độ phát triển của nấm cũng giảm đi đạt 2,3 cm/ngày đếm và lượng bào tử đạt 14 – 16 x 108/ml. Từ kết quả trên cho chúng tôi thấy, khi sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma ở những vùng đất chua thì hiệu quả sẽ bị hạn chế thậm chí phản tác dụng.
3.4.2.5. Định tính hoạt độ enzym chitinase, β-glucanase và cellulase của nấm Trichoderma
Năm dòng nấm Trichoderma có khả năng đối kháng với nấm Phytophthora palmivora cao nhất được lựa chọn để định tính hoạt độ của một số enzyme có khả năng phân giải tế bào của các loài nấm gây bệnh. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Định tính hoạt độ enzyme của nấm đối kháng Trichoderma sp có triển vọng
TT Nguồn nấm Trichoderm
a
Đường kính vòng phân giải (cm) Cellulase Chitinase β-Glucanase
1 Tr-H 4,8 d 4,6 c 4,8 d
2 Tr-1 4,3 c 3,2 b 4,3 c
3 Tr-2 4,3 c 3,2 b 4,3 c
4 Tr-3 4,1 b 3,9 bc 4,1 b
5 Tr-tv 4,8 d 4,7 c 4,7 d
CV (%) 2,0 1,5 2,3
(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Ghi chú: - Các chữ khác nhau a, b, c, d chỉ sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.
CV: Độ biến động (%)
Kết quả cho thấy cả 5 nguồn nấm Trichoderma sp. đều cho vòng phân giải cao khi định tính các enzyme Cellulase, Chitinase, β-Glucanase trên môi trường, trong đó nguồn Tr-H và Tr-tv có vòng phân giải cao nhất: 4,6 - 4,8 cm, tương ứng 2 nguồn này có hoạt độ enzyme Cellulase, Chitinase, β-Glucanase cao nhất. Các dòng khác cho đường kính vòng phân giải thấp hơn, đạt từ 3,2 - 4,3 cm.
Theo Jollès và Muzzarelli, 1999, các loài nấm mốc như Trichoderma sp. cho hàm lượng chitinase cao. Chitinase giữ vai trò chính trong hoạt động ký sinh của các loài nấm này với các loài nấm gây bệnh cho cây trồng. Nấm Trichoderma sp.
khi ký sinh nấm gây bệnh sẽ tiết ra hệ enzyme phân hủy chitin của vách tế bào nấm gây bệnh bao gồm 6 enzyme: 2 enzyme β-1,4-N-acetylglucosaminidase và 4 enzyme endochitinase. Các chủng nấm mốc Trichoderma có khả năng sản sinh β- glucanase cao. β-glucanase của Trichoderma giữ vai trò chính trong hoạt động ký sinh để đối kháng nấm gây bệnh cây trồng. β-1,3-glucanase ở Trichoderma kìm hãm quá trình sinh tổng hợp β-1,3-glucan vách tế bào, ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh.
Hình 3.5. Định tính hoạt độ enzyme của nấm đối kháng Trichoderma sp.
3.5. Nghiên cứu các điều kiện tối ưu để sản xuất chế phẩm đơn dòng nấm Trichoderma sp. đối kháng với nấm Phytophthora palmivora gây thối đen quả ca cao.
Bên cạnh việc nghiên cứu tuyển chọn được các dòng nấm Trichoderma đối kháng có hoạt tính cao, việc nghiên cứu môi trường nhân sinh khối lớn để có chế phẩm ứng dụng trong phòng trừ nấm bệnh hại cây trồng là quan trọng. Môi trường nhân sinh khối và các điều kiện nhân phải bảo đảm trong thời gian ngắn có thể đảm bảo khối lượng lớn để cung cấp ra ngoài thị trường. Bên cạnh đó nghiên cứu môi trường nhân nuôi thích hợp sẽ đảm bảo được chất lượng của vi sinh vật đối kháng.
Một số nghiên cứu của Viện Bảo vệ Thực vật trước đây cũng cho thấy môi trường ngũ cốc là môi trường thích hợp cho nấm Trichoderma sp. phát triển. Tuy nhiên trước đây sản xuất trong điều kiện lọ và bình thủy tinh, số lượng sinh khối nhân lên chậm hơn nhiều không đáp ứng được trong điều kiện sản xuất yêu cầu với số lượng lớn.
Đề tài tiến hành nghiên cứu môi trường và điều kiện nhân sinh khối thích hợp, nhằm nâng cao sức sản xuất chế phẩm đáp ứng nhu cầu của sản xuất.
3.5.1. Nghiên cứu thành phần cơ chất của môi trường nhân sinh khối nấm Trichoderma sp.
Để nghiên cứu môi trường nhân sinh khối thích hợp chúng tôi chọn các loại ngũ cốc với giá thành hợp lý từ 5 – 10 nghìn đồng/kg, không bị hạn chế về nguồn nguyên liệu, có thể đảm bảo nguồn cung cấp khi sản xuất với số lượng lớn làm môi trường nhân sinh khối. Các loại môi trường gạo, thóc, ngô, gạo trộn ngô được sử dụng làm môi trường nhân sinh khối trong thí nghiệm. Kết quả ảnh hưởng của môi trường nhân sinh khối đến sự sinh trưởng, phát triển của Trichoderma sp. được trình bày trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của môi trường nhân nuôi đến khả năng nhân sinh khối của nấm Trichoderma sp.
Nguồn nấm Trichoderm
a
Công thức môi trường
Chỉ tiêu
Số bào tử/g Ngày xuất hiện bào tử (sau cấy)
Tr-tv
CT1 37 x 108 b 3 - 4
CT2 19 x 108 a 3 - 4
CT3 21 x 108 a 3 - 4
CT4 53 x 108 c 3 - 4
CV (%) 12,5
Tr-H
CT1 46 x 108 b 3 - 4
CT2 20 x 108 a 3 - 4
CT3 23 x 108 a 3 - 4
CT4 54 x 108 c 3 – 4
CV (%) 6,9
(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Ghi chú: - Các chữ khác nhau a, b, c, d chỉ sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.
CV: Độ biến động (%)
Cả 2 dòng nấm Trichoderma có khả năng đối kháng cao (Tr-H, Tr- tv) được tuyển chọn đều phát triển tốt trên cả 4 loại môi trường thí nghiệm, sau 1 – 2 ngày
sợi nấm mọc lan nhanh trên bề mặt, sau 3 – 4 ngày sau cấy bào tử nấm xuất hiện, bề mặt chế phẩm có màu xanh nhạt, sau đó chế phẩm phát triển mạnh sẽ chuyển màu xanh nhạt thành xanh đậm. Tuy nhiên khi đếm mật độ bào tử có xử lý thống kê cho thấy các công thức cũng có sự sai khác. Môi trường thóc có độ xốp cao, thoáng khí hơn, cho mật độ bào tử cao nhất (54 x 108 bào tử/g), sau 15 ngày nhân nuôi bào tử mọc kín có màu xanh đậm, sau đó đến môi trường gạo (46 x 108 bào tử/g), môi trường bột ngô không tơi xốp, khi nấm phát triển trên lớp bề mặt thì cũng xanh đều, nhưng khi đảo để nấm phát triển bên trong sinh khối thì kém hơn, vì vậy cho mật độ bào tử thấp hơn (20 x 108 bào tử/g). Mặc dù vậy, tùy theo yêu cầu chế phẩm được sử dụng trong điều kiện nào chúng ta sẽ chọn môi trường nhân nuôi cho thích hợp, nếu sử dụng cho chế phẩm bón gốc thì có thể nhân sinh khối trên môi trường thóc, nếu sử dụng pha dạng nước tưới thì môi trường gạo hoặc ngô khi nghiền nhỏ sẽ tạo bột mịn hơn môi trường thóc.
Hình 3.6. Ảnh hưởng của môi trường nhân nuôi đối với nấm Trichoderma 3.5.2. Nghiên cứu lượng nước trong môi trường nhân sinh khối nấm Trichoderma sp.
Các loại môi trường khi sử dụng để nhân sinh khối cần phải được hấp chín trước khi cấy truyền nấm Trichoderma. Lượng nước là yếu tố rất quan trọng để
đảm bảo cho nấm phát triển, vì vậy cần nghiên cứu lượng nước thích hợp cho từng loại môi trường.
3.5.2.1. Lượng nước cho môi trường gạo
Để xác định được lượng nước thích hợp cho môi trường gạo để nhân sinh khối nấm Trichoderma sp., chúng tôi tiến hành 4 mức nước khác nhau 50 ml, 100 ml, 150 ml, 200 ml trong thí nghiệm, kết quả được thể hiện trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng nhân sinh khối của nấm Trichoderma sp. trên môi trường gạo
Nguồn nấm Trichoderm
a
Công thức thí nghiệm
Chỉ tiờu theo dừi
Số bào tử/g Ngày xuất hiện bào tử (sau cấy)
Tr-tv
CT5 74 x 106 b 5 – 6
CT6 26 x 108 c 3 - 4
CT7 40 x 108 d 3 - 4
CT8 33 x 104 a 4 - 5
CV (%) 12,2
Tr-H
CT5 72 x 106 b 5 - 6
CT6 35 x 108 c 3 - 4
CT7 44 x 108 d 3 - 4
CT8 43 x 104 a 4 - 5
CV (%) 6,4
(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Ghi chú: - Các chữ khác nhau a, b, c, d chỉ sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.
CV: Độ biến động (%)
Lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nấm Trichoderma trên môi trường nhân sinh khối. Mức 250g gạo + 150ml (CT7) nước cho mật độ bào tử cao nhất (40 - 44 x 108 bào tử/g), sau 3 – 4 ngày nuôi cấy bào tử nấm xuất hiện, sau 7 – 10 ngày bào tử nấm mọc đều xanh kín sinh khối nhân nuôi, ở lượng nước gạo
nở vừa phải, khi lắc nhẹ vẫn có độ tơi xốp không bị dính. Ở mức 250g gạo + 50ml (CT5) nước cho lượng bào tử thấp (72 x 106 bào tử/g), nấm phát triển kém là do lượng nước ít, gạo không đủ độ nở, khi hấp xong rất khô. Sau cấy do nấm phát triển sợi kém, sau 5 – 6 ngày mới xuất hiện bào tử nấm trên bề mặt sinh khối nhân nuôi.
Sau đó nấm phát triển kém dần, sinh khối nấm có màu xanh nhạt. Ở mức 250g gạo + 200ml nước (CT8), lượng nước lúc này lại quá dư thừa, gạo nở tạo độ dính, môi trường nhân sinh khối rất bết, không thoáng khí, sợi nấm chỉ phát triển trên bề mặt, sau 4 – 5 ngày bào tử nấm xuất hiện nhưng không mọc lan tỏa được vào phía trong của môi trường nhân sinh khối. Nấm không phát triển được, môi trường nhiều nước sau cấy 6 – 7 ngày bị ôi thiu, thường có mùi chua, mật độ bào tử thấp nhất (43 x 104 bào tử/g).
Hình 3.7. Ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng nhân sinh khối của nấm Trichoderma trên môi trường gạo
3.5.2.2. Lượng nước cho môi trường bột ngô
Nghiên cứu lượng nước thích hợp cho môi trường bột ngô, tiến hành thí nghiệm với 5 mức nước khác nhau: 50 ml, 100 ml, 150 ml, 200 ml, 250 ml, kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng nhân sinh khối của nấm Trichoderma sp. trên môi trường bột ngô
Nguồn nấm Trichoderm
a
Công thức thí nghiệm
Chỉ tiờu theo dừi
Số bào tử/g Ngày xuất hiện bào tử (sau cấy)
Tr-tv
CT9 119 x 106 b 5 - 6
CT10 10 x 108 d 3 - 4
CT11 18 x 108 e 3 - 4
CT12 88 x 107 c 4 – 5
CT13 40 x 104 a 5 – 6
CV (%) 10,6
Tr-H
CT9 181 x 106 b 5 - 6
CT10 12 x 108 d 3 - 4
CT11 19 x 108 e 3 - 4
CT12 10 x 108 c 4 - 5
CT13 80 x 104 a 5 - 6
CV (%) 11,7
(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Ghi chú: - Các chữ khác nhau a, b, c, d chỉ sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.
CV: Độ biến động (%)
Lượng nước cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của nấm Trichoderma trên môi trường nhân sinh khối, ở mức 250g bột ngô + 150 ml nước (CT11), nấm phát triển tốt và cho lượng bào tử cao nhất (18 – 19 x 108 bào tử/g), ở công thức này ngô nở vừa đủ, cho độ tơi xốp, khi lắc không bị vón cục. Ở mức 250g bột ngô + 50ml nước (CT9), bột ngô thiếu nước cũng hạn chế sự phát triển của nấm Trichoderma, nên mật độ bào tử thấp (119 - 181 x 106 bào tử/g), ở mức 250g bột ngô + 250ml nước (CT13), lượng nước lại quá nhiều, ngô bết lại nấm không mọc được, sau 5 – 6 ngày môi trường nhân sinh khối bị chua, lượng bào tử