Tổng vốn huy động
1. Huy động từ khu vực kinh tế 2. Huy động khác 193.406 159.989 33.417 175.43 5 144.81 0 30.625 10.24% 10.48% 9.12% Năm 2009:
Tiếp đà suy thoái năm 2008, nhiều nền kinh tế trên thế giới tiếp tục suy giảm sâu trong nữa đầu năm 2009 nhưng rồi đã gượng dậy và dần hồi phục vào giai đoạn cuối năm. Nền kinh tế Việt Nam đã khá thành công khi đạt mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực và kiềm chế được lạm phát ở mức thấp. Gói kích thích kinh tế của Chính Phủ mà trọng tâm là chương trình hỗ trợ lãi suất đã mang lại những hiệu ứng tích cực cho hoạt động ngân hàng; nhưng những diễn biến phức tạp của lãi suất, tỷ giá, thanh khoản,… cũng khiến hoạt động của các ngân hàng gặp không ít khó khăn.
Mặc dù việc huy động vốn trong năm 2009 rất khó khăn, nhưng với Vietcombank, huy động vốn từ khách hàng bằng VND tăng trưởng tương đối tốt, tăng 18,8% so với năm trước. Cộng với việc lãi suất cho vay trên thị trường biến động liên tục tạo điều kiện công tác huy động vốn năm 2009 như sau:
Tổng huy động vốn từ khu vực kinh tế và các khu vực khác tăng 17,5%. Trong đó huy động từ khu vực kinh tế tăng 5,9% so với năm 2008 đạt 169.457 tỷ đồng. Huy động từ khách hàng bằng VND tăng 18,8% so với năm trước. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động vốn tiền gửi của dân cư vẫn có mức tăng trưởng khá tốt 34.5% là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải đều trong năm, và sự cố gắng nổ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống.
Nguồn: NHTM cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank
Năm 2010:
Năm 2010, nền kinh tế toàn cầu dù đã thoát được khỏi khủng hoảng nhưng vẫn chưa hoàn toàn khôi phục. Thêm vào đó nhiều nguy cơ mới xuất hiện: khủng hoảng nợ công châu Âu, lạm phát ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi…. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam cũng đạt được những bước tăng trưởng khá cao (6.78%), nhưng đổi lại, chỉ số giá tiêu dùng đã vượt quá 2 con số (11.75%). Lạm phát, tỷ giá, lãi suất có nhiều biến đổi phức tạp. Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng cao (29.81%) trong khi tăng trưởng vốn huy động từ nền kinh tế chỉ đạt ~27%.
Đối với ngành ngân hàng, năm 2010 là năm các ngân hàng trong hệ thống phải đối diện với nhiều khó khăn, như: sự biến động mạnh của tỷ giá, lãi suất; chịu áp lực đáp ứng yêu cầu về các tỉ lệ an toàn theo thông tư 13/2010/TT-NHNN, 19/2010/TT- NHNN; v.v.. Kết quả kinh doanh năm 2010 đã phản ánh mức độ phân hoá trong ngành ngân hàng, một số ngân hàng vừa và lớn đạt hiệu quả kinh doanh tốt, song các ngân hàng nhỏ chịu chi phí đầu vào và rủi ro cao, nên kết quả kinh doanh thấp. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như thế, Vietcombank đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được kết quả kinh doanh tốt.
Về hoạt động huy động vốn: Dự báo trước tình hình sẽ xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong hoạt động huy động vốn, ngay từ đầu năm Vietcombank đã xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của năm. Triển khai nhiệm vụ này, trong năm 2010, Vietcombank đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng chi nhánh, đồng thời tích cực đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn có lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình khuyến mại, đầu tư cho hệ thống công nghệ thích đáng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn. Các chi nhánh Vietcombank đã chủ động trong việc xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chu đáo. Kết quả là, nguồn vốn của Vietcombank tăng trưởng rất tốt. Huy động từ nền kinh tế đạt hơn 208.320 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2009 - đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm, đạt kế hoạch do HĐQT đề ra. Huy động vốn VND liên tục tăng trưởng cao và đều đặn. Đặc biệt trong năm 2010, huy động vốn từ dân cư đạt kết quả khá khả quan với số dư đạt 98.880 tỷ quy đồng, tăng 28,5% so với năm trước. Số dư huy động từ TCKT đạt 108.172 tỷ, tăng 16,3%. Huy động vốn từ liên ngân hàng đạt 69.600 tỷ quy đồng, tăng 13,3% so với năm 2009.
III. Đánh giá về thực trạng huy động vốn:
Tình hình huy động vốn của các ngân hàng giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: triệu đồng
Ngân hàng NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
BIDV 206.797.064 240.772.084 296.871.296 Agribank 339.717.358 434.905.857 472.612.098 Vietcombank 195.982.232 230.871.536 277.932.504 Vietinbank 134.687.974 185.690.702 294.964.392
Những hạn chế còn tồn tại:
- Việc khống chế trần lãi suất huy động của ngân hàng hiện nay khiến các doanh nghiệp đang phải vay vốn với lãi suất hơn 20%/năm, chi phí vay vốn quá lớn khiến các doanh nghiệp làm ăn không có lãi. Chi phí vay vốn cảu doanh nghiệp bị đẩy lên làm chi phí của doanh nghiệp tăng, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán hàng hóa và dịch vụ, từ đó làm lạm phát tăng lên.
- Khi NHNN khống chế mặt bằng 14%/năm, nếu lãi suất mặt bằng chung dưới 14% thì các ngân hàng nhỏ có thể đưa lên tối đa 14%thì vẫn huy động được. còn khi mặt bằng chung đều là 14% thì các cá nhân, tổ chức kinh tế sẽ gửi vào các ngân hàng lớn, do các ngân hàng lớn sẽ có độ tin cậy hơn. Vì vậy sẽ gián tiếp đẩy các ngân hàng nhỏ bằng cách này hoặc cách khác sẽ phá rào ảnh hưởng đến thị trường vốn.
- Để có thể huy động được vốn thì các NHTM tăng lãi suất nhưng tăng thế nào để không vi phạm lãi suất huy động trần, vì vậy các ngân hàng có sự gian dối trong giao dịch cũng như trong hạch toán lám sai lệch báo cáo tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ khó kiểm soát, từ đó ẩn chứa rủi ro không lường trước được đói với nên kinh tế.
Nguyên nhân:
Lạm phát: Đây chính là một trong những nguyên nhân tác động rất lớn vào việc huy động vốn của các ngân hàng. Hiện tại thì lạm phát chính là vấn đề nhức nhối của Việt Nam, kiềm chế lạm phát đang là ưu tiên hàng đầu của các chính sách tiền tệ, tài khóa. Tính đến tháng 8/2011 đã lên đến 23%, với mức lam phát hiện nay thì lãi suất huy động vốn cả năm của ngân hàng thậm chí còn thấp hơn. Như thế khì khách hàng gửi tiền vào ngân hàng lãi suất họ thực nhận là âm cho nên có một sự tháo lui vốn lớn khỏi ngân hàng để đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Trần lãi suất: như chúng ta đã biết , chính sách của chính phủ hiện gìờ có một mục tiêu trọng điểm là giảm lạm phát đang phi mã của nước ta. Một trong những chính sách đó là trần lãi suất, các ngân hàng bị giới hạn lãi suất huy động vốn ở mức 14%/năm, nhưng với tình trạng lạm phát cao như thế này đã gây khó khăn rất nhiều cho ngân hàng trong việc huy động vốn. Vì thế đã có tình trạng hầu như tất cả các NH đều tìm cách vượt rào lãi suất dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng cường huy động vốn.
Sự biến động khó lường của giá vàng: tâm lý người Việt Nam khi nền kinh tế bị khủng hoảng, niềm tin bị lung lay thì họ sẽ thường quay lại đầu tư vào một loại hàng hóa dự trữ đặc biệt lâu đời đó là vàng. Dưới sự tác động cùng chiều của nhiều
yếu tố: khủng hoảng kinh tế trên thế giới, bất ổn chính trị, chiến tranh giá vàng leo thang làm cho giá vàng thế giới gia tăng cộng hưởng với lạm phát phi mã hiện nay của Việt Nam làm cho giá vàng tăng đột biến, trong thời gian ngắn tăng từ hơn 37 triệu đ/lượng lên tới gần 50 triệu đ/1 lượng, giá vàng hiện nay dao động ở mức hơn 46 triệu đ/lượng. Với sự thay đổi nhanh chóng mạnh mẽ đã tạo nên một kênh đầu tư thu lợi lớn, khá an toàn, kết quả đã tạo nên một cơn sốt thực sự người người đổ xô đi mua vàng, mọi nguồn vốn nhàn rỗi, thâm chí nhiều người còn rút tiền trước kỳ hạn để cùng nhau đầu tư vàng, làm cho vấn đề huy động vốn trước đã khó khăn lại càng gian nan hơn nữa.
Ngoài ra còn có một nguyên nhân chủ quan nằm ở trong chính các ngân hàng đó là hiện nay các ngân hàng chủ yếu hầu như cạnh tranh với nhau bằng lãi suất, thiếu sự đầu tư mạnh mẽ để phát triển các dịch vụ thanh toán.