THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẦN ĐỀ VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx (Trang 27 - 31)

HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY:

I.Thực trạng huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại:

Xuất phát từ diễn biến lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 và việc cạnh tranh huy động vốn không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động VND ở mức 12%/năm kể từ ngày 26/2/2008 đến 18/5/2008. Năm 2008 có thể nói lả năm khó huy động vốn đối với các NHTM.

Việt Nam chuyển hướng thành công từ các giải pháp chống lạm phát cuối năm 2008 sang chống suy giảm kinh tế năm 2009, vẫn giữ được an toàn hệ thống ngân hàng và kiểm soát được lạm phát ở mức 6,88%. NHNN thực hiện điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá.

Diễn biến một số chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/10/2009 Số tuyệt đối Tăng so cuối năm trước(%) Số tuyệt đối Tăng so cuối năm trước(%) Tổng PTTT 1.601.028 20,34 1.967.176 22,87 Huy động vốn 1.344.580 23,33 1.667.038 23,98

Tín dụng đối với nền kinh tế 1.275.048 23,38 1.706.692 33,85 Nhìn chung diễn biến hoạt động tiền tệ, tín dụng trong năm 2010 tương đối phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Tổng phương tiện thanh toán đến 31/12/2010 ước tăng 25,37% so với cuối năm 2009; huy động vốn tăng 27,25%. Nếu trừ hư số do hạch toán theo điều chỉnh tỷ giá và tăng giá vàng, tổng phương tiện thanh toán tăng 23,04%, huy động vốn tăng 24,5%. Đạt tổng thu lợi nhuận cao và thậm chí có ngân hàng còn hoàn tất kế hoạch lợi nhuận năm, báo cáo kinh doanh của các NHTM trong bảy tháng qua cũng cho thấy, phần nhiều các NHTM đều bội thu vốn huy động VND.

Sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận và cùng với các biện pháp điều hành tiền tệ linh hoạt của NHNN, lãi suất huy động và cho vay VND của các ngân hàng thương mại giảm dần(mức giảm khoảng 1%). Đến đầu tháng 12/2010, do việc triển khai chương trình huy động lãi suất cao của Techcombank, lãi suất huy động VND tăng đột biến lên mức 17%/năm nhưng đã được điều chỉnh giảm ngay sau khi NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động VND không vượt quá 14%; lãi suất cho vay bình quân 15,27%/năm.

Trước tình hình lãi suất huy động tăng cao, NHNN Việt Nam đã ban hành cơ chế lãi suất trần huy động VND. Cơ chế lãi suất trần huy động VND ra đời nhẳm ngăn chặn nguy cơ bùng phát một cuộc đua tăng lãi suất huy động ở tầm cao. Theo công bố hiện nay của NHNN, lãi suất trần huy động VND của các NHTM ở mức 14%/năm.

Tuy nhiên, thực tế việc qui định lãi suất trần bằng công cụ hành chính không đem lại kết quả như mong muốn. Hiện nay, hầu hết các NHTM vẫn giữ nguyên lãi suất huy động bằng VND ở mức 14%/năm. Tuy nhiên, sau một thời gian tuân thủ quy định, nhiều ngân hàng thương mại đang tạo nên một cuộc đua tăng lãi suất huy động VND, với lãi suất quanh mức 18%/năm, thậm chí lên tới 19,5% tùy theo lượng tiền và kỳ hạn gửi.

Do quy định của NHNN về lãi suất trần huy động 14%/năm nên các NHTM không dám công khai mức lãi suất thực. Vì vậy, các NHTM triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút VND. Việc quy định trần lãi suất gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng.

Đối với ngân hàng nhỏ:

Nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhỏ là nguồn tiết kiệm huy động từ dân cư, còn tài khoản tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp tại ngân hàng thì không đáng kể. Họ không có nguồn tiền gửi từ kho bạc, nhà nước, tập đoàn kinh tế và cũng không có trái phiếu chính phủ để vay NHNN. Do đó, họ phải huy động ở mức cao.

Đồng thời, phía người gửi tiền muốn gửi với lãi suất cao bởi lạm phát kì vọng rất cao. Lạm phát hiện nay khá cao, chưa có biểu hiện dừng, như vậy lạm phát kì vọng khoảng 18-19%/năm. Do đó, nếu áp dụng lãi suất huy động 14%/năm thì sẽ không công bằng và cũng không còn tính thị trường.

Vì vậy, để có thể huy động được vốn thì các NHTM nhỏ phải tăng lãi suất, kéo theo lãi suất ngày càng “phình” rất xa trần 14%/năm. Thực tế, có doanh nghiệp đang phải vay ngân hàng với lãi suất lên đến 21-23%/năm.

Đối với các ngân hàng lớn:

Thường các ngân hàng lớn, ngân hàng quốc doanh có nhiều nguồn đầu vào và huy động dễ dàng hơn như thực hiện các nghiệp vụ tái cấp vốn, thị trường mở với NHNN và 100% tài khoản tiền gửi của kho bạc, của các tập đoàn lớn đều ở ngân hàng này. Vì vậy, nguồn vốn của các ngân hàng này lớn và chi phí huy động thấp hơn các ngân hàng nhỏ. Nhưng do tính thanh khoản của các ngân hàng không đồng đều, nhất là tình trạng thiếu trước hụt sau, lấy ngắn nuôi dài của các ngân hàng nhỏ khiến họ phải tăng lãi suất để hút vốn. Trước bối cảnh đó, các ngân hàng lớn dù không thiếu vốn cũng phải tăng lãi suất để giữ khách.

Từ thực tế đó, nếu NHNN quy định lãi suất trần 14% gây khó khăn cho NHTM lớn, đặc biệt là các ngân hàng sở hữu nhà nước, nếu như họ không tăng lãi suất thì họ bị mất dần khách hàng gửi và khách hàng đang gửi thì rút ra để gửi các ngân hàng khác có lĩa suất cao hơn, mà họ tăng thì vi phạm về quy định lãi suất trần.

Nhưng kể từ sau khi có chỉ thị 02 của NHNN về việc kiểm soát chặt việc thực hiện lãi suất huy động của các ngân hàng không quá mức 14%/năm, lãnh đạo của các NHTM đã yêu cầu các phòng giao dịch và chi nhánh tuân thủ đúng chỉ thị của này. Sau đó, đã có hiện tượng tiền "tháo chạy" khỏi ngân hàng. Do người dân cảm thấy mức lãi suất mới không đủ hấp dẫn nên rút tiền bỏ vào các kênh đầu tư khác như vàng hay chứng khoán. Cụ thể, ở NH TMCP Quốc tế (VIB), khách hàng đã rút tới 1.000 tỷ đồng sau khi Chỉ thị 02 ban hành. Còn ở NH Phương Nam, 200 tỷ đồng cũng đã chảy ra khỏi hệ thống. Nếu tổng tài sản của ngân hàng bị sụt mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn cũng như khả năng tăng tín dụng của các ngân hàng

Từ đầu tháng 9 đến nay, thị trường chứng khoán đã bắt đầu giao dịch sôi động trở lại, giá trị giao dịch của hai sàn có phiên tăng lên hơn 2.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, kênh vàng cũng đang thu hút nhiều người mua là cá nhân khi rất nhiều người xếp hàng đi mua vàng mỗi khi giá vàng giảm. Như vậy, một phần tiền tiết kiệm do lãi suất giảm đi so với kỳ vọng đã bị rút ra khỏi ngân hàng để bỏ vào các kênh khác như vàng hay chứng khoán.

Những ngày gần đây, nhiều ngân hàng chỉ huy động tiền gửi không kỳ hạn, sau đó là các kỳ hạn một tuần trở lên. Trong ngày 13-9, có ngân hàng còn tung ra chương trình huy động “tiết kiệm linh hoạt ngày”, trong đó khách hàng gửi tiền kỳ hạn một ngày cũng được hưởng lãi suất 14%/năm, chưa kể các kỳ hạn khác như 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày... Ngoài ra, để chi trả cho phần chênh lệch lãi suất giữa 14%/năm theo quy định và 18% đến 19%/năm theo thực tế, mỗi ngân hàng có một cách riêng để hợp thức hóa. Có ngân hàng trả tiền lãi 14%/năm vào cuối kì, 4% còn lại sẽ chi trả trực tiếp ngay khi khách hàng đến gửi tiền dưới hình thức làm phiếu quà tặng.

Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 21/4/2011 giảm 1,09% so với tháng trước; trong đó tiền gửi bằng VND giảm 1,84%, tiền gửi

bằng ngoại tệ tăng 1,46%; so với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng đến thời điểm trên ước tăng 0,46%. Kết quả trên cho thấy các ngân hàng đang gặp khó khăn trong huy động vốn. Tăng trưởng huy động tính từ đầu năm ở mức thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng.

II. Liên hệ thực tế tại ngân hàng Vietcombank:

Huy động vốn là một nghiệp vụ chính không thể thiếu trong hoạt động của NHTM nói chung và của VCB nói riêng vì vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Như vậy công tác huy động vốn tác động đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do vậy mỗi năm ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược riêng về huy động vốn thích hợp với tình hình kinh tế xã hội và phù hợp với tình hình sử dụng vốn trong năm đó. Sau đây là tình hình huy động vốn trong 3 năm từ 2008 – 2010 của VCB.

Năm 2008:

Trong năm 2008 tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có nhiều yếu tố không thuận lợi. Khủng hoảng tài chính tại nhiều nước trên thế giới với việc sáp nhập hoặc phá sản của hàng loạt các tổ chức tín dụng tài chính tên tuổi trên thị trường đã mở đầu cho thời kì suy thoái kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, thiên tai dịch bệnh đẩy giá cả tăng cao, xuất khẩu gặp khó khăn, thị trường bất động sản đình trệ, tình hình thị trường tài chính tiền tệ có nhiều diễn biến phức tạp đã làm suy giảm đáng kể đà tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, giữ ổn định thị trường tiền tệ, năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua các giải pháp như nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để hạn chế tăng trưởng tín dụng.

Trong bối cảnh như vậy hoạt động của ngành ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam vẫn đạt được mục tiêu và hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh năm 2008 với chất lượng hoạt động tốt, quy mô tăng trưởng ổn định, hiệu quả kinh doanh cao.

Đi sâu vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, việc thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán của NHNN đã tạo ra một cuộc đua khốc liệt về lãi suất huy động của các ngân hàng, đẩy mặt bằng lãi suất chung lên cao làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy tồng huy động vốn của Vietcombank 2008 vẫn đạt mức tăng trưởng 10,24%.

Với chính sách lãi suất linh hoạt sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của Vietcombank đã thực hiện tốt nghiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN. Trong giai đoạn căng thẳng thanh khoản 6 tháng đầu năm 2008, Vietcombank không chỉ duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên thị trường mà còn giữ vai trò chủ lực hỗ trợ vốn kịp thời cho các ngân hàng khác đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho chính Vietcombank.

Tình hình huy động vốn năm 2008:

Chỉ tiêu 31.12.2

Một phần của tài liệu NHỮNG VẦN ĐỀ VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w