CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu lUẬN văn THẠC sĩ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào TỈNH VĨNH LONG (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2 CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Trong phần này, tác giả đề cập chủ yếu lý thuyết có liên quan đến các nhân tố quan trọng của thu hút đầu tư nước ngoài vào một khu vực địa phương (OLI). Trên

thực tế, tầm quan trọng của những nhân tố này thường xuyên thay đổi theo từng lĩnh vực và chiến lược kinh doanh của công ty có vốn đầu tư, cũng như các mối quan hệ của công ty với thị trường địa phương. Tuy nhiên, nói chung lựa chọn vị trí đầu tư của các công ty nước ngoài thường dựa vào các nhóm nhân tố chính sau đây:

1.2.1 Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách

Sự ổn định chính trị: Sự ổn định của môi trường đầu tư là một điều kiện cần thiết cho việc quyết định tài trợ của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ tài trợ cho đất nước có môi trường đầu tư ổn định, đảm bảo sự an toàn của dòng vốn mà họ đầu tư. ôn định chính trị là nhân tố quan trọng hàng đầu của thu hút đầu tư nước ngoài bởi vì nó đảm bảo thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề giao dịch vốn đầu tư, kế hoạch, chính sách và định hướng phát triển.

Cơ chế chính sách: Dòng chảy đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ được xác định bởi các nhân tố kinh tế, mà còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chính trị. Sự ổn định của kinh tế vĩ mô, kết hợp với sự ổn định chính trị được xem là rất quan trọng.

1.2.2 Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội

Xã hội - môi trường văn hóa bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục, thị hiếu, hệ thống giáo dục...cũng tác động đáng kể đến lĩnh vực lựa chọn đầu tư, các hoạt động kinh doanh. Ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán các nhân tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh như thiết kế sản phẩm, hình thức quảng cáo, thói quen tiêu thụ.Trong một số trường hợp, ngôn ngữ và rào cản văn hóa mang lại hậu quả khó lường cho doanh nghiệp.

Sự phát triển của giáo dục và đào tạo sẽ quyết định chất lượng người lao động. Người lao động đào tạo không đáp ứng yêu cầu của các công ty sẽ làm tăng chi phí đào tạo lại; ảnh hưởng đến thu hút đầu tư tại các khu vực nhất định.

1.2.3 Nhóm nhân tố về tài chính

Lãi suất, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái là những nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Lãi suất và chính sách tỷ giá hối đoái trực tiếp ảnh hưởng đến dòng chảy của FDI như một nhân tố quyết

định giá trị đầu tư và lợi nhuận thu được trong một thị trường xác định. Việc xem xét sự chuyển động của vốn nước ngoài tại các quốc gia trên thế giới về việc đầu tư dài hạn, đặc biệt là FDI tại một quốc gia thường tỷ lệ thuận với sự gia tăng niềm tin của nhà đầu tư, đồng thời tỷ lệ nghịch với sự khác biệt giữa lãi suất ở nước ngoài và lãi suất địa phương.

1.2.4 Nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường

Nhân tố thị trường: Kích thước và tốc độ tăng trưởng tiềm năng của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài.Quy mô thị trường càng lớn càng hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư có chính sách tìm kiếm thị trường.

Nhân tố lợi nhuận: Lợi nhuận thường được xem như nhân tố thúc đẩy và là mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư. Trong thời đại toàn cầu hóa, thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài được coi là phương tiện rất hiệu quả của các công ty đa quốc gia (MNE) để tối đa hóa lợi nhuận.Điều này được thực hiện thông qua việc tạo các mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và thị trường, cung cấp dịch vụ, chia sẻ rủi ro kinh doanh hỗ trợ và tránh các rào cản giao dịch. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, lợi nhuận không phải lúc nào mục tiêu hàng đầu để xem xét.

Nhân tố chi phí: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp đa quốc đầu tư vào các nước là để khai thác lợi thế tiềm năng của chi phí. Đặc biệt, chi phí lao động thường được coi là nhân tố quan trọng nhất khi đưa ra quyết định đầu tư.

Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phép các công ty tránh hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển do đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, trực tiếp kiểm soát nguồn cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ, được ưu đãi đầu tư và thuế cũng như chi phí sử dụng đất.

1.2.5 Nhóm nhân tố về tài nguyên

Nguồn nhân lực: Một trong những nhân tố quan trọng của môi trường đầu tư là nguồn nhân lực và tỷ lệ lao động. Các nhà đầu tư sẽ lựa chọn khu vực có thể đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá cả của lao động. Chất lượng lao động là

một lợi thế cạnh tranh cho các nhà đầu tư trong các lĩnh vực hàm lượng công nghệ cao, sử dụng công nghệ hiện đại.

Tài nguyên thiên nhiên: Sự phong phú của nguyên liệu giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài.

1.2.6 Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống điện, cấp nước, thông tin liên lạc, đường giao thông, sân bay, bến cảng. Các nhân tố phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia, một địa phương; tạo ra cơ hội đầu tư cho các hoạt động đầu tư. Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến nhà sản xuất và hiệu quả kinh doanh, tốc độ luân chuyển và phát triển của các dòng vốn. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định đầu tư.

Tóm lại: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế, cá nhân ở quốc gia nào đó tự mình hoặc kết hợp với các tổ chức kinh tế, cá nhân của một nước khác tiến hành bỏ vốn bằng tiền hoặc tài sản vào nước này dưới một hình thức đầu tư nhất định. Với những đặc điểm và vai trò thể hiện trong nền kinh tế, FDI được xem là nguồn vốn rất quan trọng đối với mỗi quốc gia.

Nghiên cứu sử dụng lý thuyết mô hình chiết trung OLI được phát triển bởi Dunning (1977), bên cạnh đó kết hợp với các kết luận của các nghiên cứu trước.

Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: (1) Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách; (2) Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội; (3) Nhóm nhân tố về tài chính; (4) Nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường; (5) Nhóm nhân tố về tài nguyên; (6) Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức quan hệ kinh tế quốc tế khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay, nó được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên danh, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Thu hút FDI là điều cần thiết đối với các nước

đang phát triển.

Cơ sở lý thuyết về thu hút FDI dựa trên lý thuyết OLI của Dunning. Lý thuyết này cho rằng FDI xảy ra khi có 3 điều kiện: lợi thế về sở hữu, lợi thế về vị tí địa lý, lợi thế tự nội bộ hóa.

Ngày nay, FDI là một tất yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia, bắt nguồn từ quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế, nó đem lại lợi ích cho cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Đặc biệt đối với nước tiếp nhận đầu tư FDI là những nước kém phát triển, thì FDI còn có tác động tạo ra “cú huých”

trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tác động của FDI luôn mang tính 2 mặt tớch cực và tiờu cực, vỡ vậy cỏc nước tiếp nhận đầu tư cần nhận thức rừ vấn đề này, để có những giải pháp hiệu quả nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGKẾT QUẢNGHIÊN CỨUĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH VĨNH LONG TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1993 ĐẾN 2015

Một phần của tài liệu lUẬN văn THẠC sĩ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào TỈNH VĨNH LONG (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w